TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng Empty
Bài gửiTiêu đề: Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng   Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyTue Mar 10, 2009 7:12 pm

Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng 1010
Từ mối quan hệ thân thiết với nhà thơ thuộc trường phái Biểu tượng Stéphane Mallarmé, các họa sĩ Ấn tượng như Manet, Degas và Renoir, đã hình thành định hướng con đường sáng tạo của Claude Debussy. Ông đã dùng âm nhạc để vừa thể hiện những gì mà trường phái Ấn tượng và Biểu tượng đang làm trong thi ca, vừa chống lại khuynh hướng quá nhiều cảm xúc ở trường phái Lãng mạn do ảnh hưởng của Wagner.

Mỗi một trường phái âm nhạc đều có những tên tuổi lớn, làm nên nét đặc sắc và thành công của trường phái ấy. Với âm nhạc An tượng cũng vậy, sẽ là một sự thiếu vắng khủng khiếp nếu thiếu vắng đi các nhà soạn nhạc như Claude Debussy, Maurice Ravel…, linh hồn của trường phái Ấn tượng. Người ta biết tương đối ít về thời thơ ấu của Debussy. Những tư liệu hiếm hoi còn sót lại cho biết, gia đình của nhạc sỹ tương lai Debussy là một gia đình lâu đời thuộc dòng họ Burgundy, vốn là nông dân từ những năm 1600. Nhạc sỹ Claude Achille sinh năm 1862 ở Saint Germain-en Laye. Khi ấy gia đình cậu đang sở hữu một cửa hàng đồ sứ nhỏ. Có thể thấy rằng, dường như những dấu ấn tuổi thơ của Debussy không có liên quan đến âm nhạc và Debussy không có may mắn như nhiều nhà soạn nhạc tiền bối là được sống trong môi trường âm nhạc từ nhỏ. Nhưng có lẽ, may mắn nhất trong cuộc đời ông là được hưởng sự chăm sóc trìu mến của người cô Clémentine, người đã đưa Debussy lên Paris học hành. Ở Paris, cô có mối quan hệ khá thân thiết với ông Achille-Antoine Arosa, một người sống bằng nghề sưu tập nghệ thuật. Sau này, ông Achille-Antoine Arosa đã trở thành cha đỡ đầu của Claude Debussy. Và có thể, chính qua ông bố đỡ đầu, Claude Debussy mới có những khái niệm ban đầu về nghệ thuật và nhất là âm nhạc. Trong chuyến một chuyến đi đến Riviera, lần đầu tiên, Claude Debussy biết đến âm nhạc một cách bài bản. Ở đây, Debussy đã có bài học piano đầu tiên trong đời với ông Giovanni Cerutti, một giáo viên người Ý. Tài năng của Debussy bắt đầu được hé lộ từ những bài học này. Sau đó, được trao học bổng nhà nước, Debussy đã được nhập học ở ngôi trường mơ ước là Nhạc viện Paris. Người trực tiếp hướng dẫn cậu là ông Antoine François Marmontel, một thầy giáo piano danh tiếng thời bấy giờ. Nhanh chóng nhận ra tài năng âm nhạc đặc biệt của cậu học trò, Antoine François Marmontel đã hết lòng truyền thụ kiến thức âm nhạc của mình. Ngoài việc học piano, Debussy còn học hòa âm với Emile Durand và học sơ qua về organ với chính nhà soạn nhạc César Franck, người đem lại những cách tân trong phong cách giao hưởng Pháp.


Cuộc sống của Debussy rất khó khăn, gia đình không thể trợ giúp gì thêm cho con trai mình. Để trang trải cuộc sống, Claude phải nhận thêm công việc gia sư piano và đệm đàn cho gia đình quý tộc giàu có. Công việc không nhàn nhã gì nhưng bù lại, trong quá trình làm việc, Debussy được đi xa thường xuyên. Các chuyến đi Italy và Nga đã có một ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến trí tuệ và cảm xúc của chàng thanh niên Debussy. Đặc biệt, quãng thời gian làm vệic cho đại gia đình Marguérite Wilson –Perlouze đã đem lại cho Debussy cơ hội được sống trong một trường văn hóa nghệ thuật rất thú vị, trong tòa lâu đài đẹp đẽ ở Chenonceaux. Tại đây, Debussy đã được tiếp xúc với nhiều nghệ sỹ danh tiếng, trong đó có cả nhà văn George Sand, một tên tuổi lớn trên văn đàn.

Năm 1880, ở tuổi 18, Debussy bắt đầu làm việc cho bà Nadia von Meck, người bảo trợ nổi tiếng của nhà soạn nhạc Nga vĩ đại, P.Tchaikovsky, và đã cùng với bà đi vòng quanh châu Au. Đặc biệt, ở Vienna, Debussy còn được xem cả vở “Tristan và Isolde” của Wagner. Quá sốt ruột với những hòa âm truyền thống đang học ở Nhạc viện, cậu đã bắt đầu mày mò đưa các chủ đề của nhà thơ De Musset vào âm nhạc và viết nên bản Trio Piano Son trưởng. Debussy đã dành ba mùa hè (1880 - 1882) để làm việc cho Nadia von Meck, chơi piano cho gia đình và dạy nhạc cho nhiều đứa con của bà. Trong ký ức của bọn trẻ, Debussy được nhớ đến "như một người Pháp tế nhị nhưng vui vẻ, người không bao giờ ở yên một chỗ và luôn mang lại một sức sống cần thiết cho bầu không khí ngột ngạt của gia đình". Chính một chuyến đi Nga đã quyết định đến sự phát triển tài năng nghệ thuật của Debussy, bởi ông đã khám phá ra âm nhạc của Mussorgsky, người vừa qua đời trong bệnh viện quân y ở St. Petersburg. Những cấu trúc bất hình dạng tuyệt vời và những hình ảnh chất phác một cách tự nhiên của Mussorgsky đã gây nên một ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp là một nhà soạn nhạc của Debussy. Debussy cũng có rất nhiều ấn tượng khi được nghe âm nhạc dân gian và gypsy ở đây. Cuộc đời nghệ thuật thực sự của Debussy ở Paris bắt đầu vào cuối năm 1881 khi anh gặp gỡ gia đình kiến trúc sư Vasnier, một trí thức có tư tưởng hết sức phóng khoáng và có người vợ là một ca sỹ xinh đẹp, người đã lần đầu tiên hát nhiều bài hát đầu tay của Debussy.


Lập trường âm nhạc và nhận thức của Debussy đã mang màu sắc của hai khuynh hướng nghệ thuật chủ đạo trong thời đại của ông, chủ nghĩa Tượng trưng trong văn học và chủ nghĩa Ấn tượng trọng hội họa. Những chủ nghĩa này đã từ bỏ tất cả các hình thức chính thống, trong đó tính hàn lâm học thuật là sự ngụy trang của tính thụ động. Và cũng không ngạc nhiên gì khi khi những chủ nghĩa đó phải chịu những phản ứng coi thường của giới nghệ thuật được coi là chính thống thời bấy giờ. Từ năm 1885 đến 1887, Debussy sống tại biệt thự Medici ở Rome sau khi được trao Giải thưởng Rome với bản cantata L’enfant prodigue (1884) (Đứa trẻ lang bạt). Debussy ngày càng trở nên nổi bật với sự cách tân nghệ thuật trong thời đại của ông. Ở Rome, ông đã sáng tác hai tác phẩm cho dàn nhạc, Zuleima, và Le printemps (Mùa xuân) lấy cảm hứng từ bức họa nổi tiếng của Botticelli. Cả hai tác phẩm này đều bị hội đồng thẩm định Viện Hàn lâm phê bình gay gắt vì chủ nghĩa phản quy tắc (anti-conformism) của chúng. Điều này đã đẩy sáng tác thứ ba của ông vào một sự ép buộc đối với một người được nhận Giải thưởng Rome, La demoiselle élue (Thánh nữ, 1886 - 1887), dựa trên phần lời của Dante Gabriel Rossetti.

Debussy trở nên gần gũi với âm nhạc của Wagner trong sáu năm, từ 1887 đến 1893, và mặc dù, trước công chúng ông tỏ ra không đồng tình với Wagner, nhưng nhiều nhà phê bình đã nhận thấy rằng đây chỉ là một điệu bộ để che dấu sự ngưỡng mộ và kính nể của ông đối với âm nhạc của nhà soạn nhạc người Đức này. Tuy Debussy đã từng coi Wagner là "một lão già chuyên đầu độc tinh thần", nhưng sự ảnh hưởng của Wagner đến âm nhạc của ông đã thể hiện hết sức rõ ràng trong các tác phẩm La demoiselle (Thiếu nữ), Pelléas et Mélisande và Sự hy sinh của St Sebastian.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng   Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng EmptyTue Mar 10, 2009 7:13 pm

Trở về Paris năm 1888, Debussy đã cắt đứt mối quan hệ lâu dài với Gaby Dupont để cưới Lily Texier, và tiếp tục giao thiệp với những nghệ sỹ theo chủ nghĩa Tượng trưng, tất cả những người này đều là những người ủng hộ Wagner rất mạnh mẽ. Khi Debussy đến buổi dạ hội âm nhạc Ngày Thứ Ba tại nhà riêng của nhà thơ Stéphane Mallarmé, ông đã cảm hứng từ một bài thơ của nhà thơ này để viết nên một tuyệt tác đầu tiên, Prélude à l’après-midi d’une faune (Khúc dạo đầu Giấc nghỉ trưa của thần Điền dã, 1894). Bài thơ của Mallarmé là hình ảnh về những người phụ nữ trong một buổi trưa mùa hè nóng như thiêu như đốt, và âm nhạc của Debussy là một sự diễn dịch tài tình bầu không khí đầy ảo giác và mang tính gợi tả của bài thơ. Đối với khán giả, nó đã thành công ngay trong lần trình diễn đầu tiên, nhưng đối với các nhà phê bình thì không hoàn toàn đơn giản như vậy. Bất chấp sự chỉ trích của giới phê bình, nhà thơ Mallarmé lại rất thích thú và đã viết thư gửi Debussy: "Ngài đã dịch ngôn từ của tôi thành những hòa âm hoàn hảo, ngoại trừ một điều là tác phẩm của ngài còn đi xa hơn thế. Nó đã xuyên sâu vào tận cùng của sự luyến tiếc quá khứ, nó chứa đựng sự cảm nhận phong phú và sâu sắc về những thứ ánh sáng mơ hồ". Prélude à l’après-midi d’une faune là tác phẩm điển hình cho phong cách âm nhạc gợi tả tinh tế của Debussy: một sự cảm nhận nửa vời và hoàn toàn lơ đãng, với một nhóm nhỏ các chủ đề mà dường như không bao giờ được phát triển một cách trọn vẹn.


Tiếp tục với những sáng tác như Trois chansons de Bilitis (1897) (Ba bài hát của Bilitis) cho giọng hát và piano, và ba Nocturne (1897 - 1898) cho hợp xướng nữ và dàn nhạc, Debussy đã tập trung vào âm nhạc cho piano để viết nên tổ khúc Bergamasque (1895 - 1899) nổi tiếng. Vở opera duy nhất của ông, Pelléas et Mélisande, dựa trên vở kịch của Maurice Maeterlinck mà ông đã xem ở Paris năm 1893, cũng bắt đầu được viết trong thời kỳ này. Mười năm sau, nó được trình diễn lần đầu tiên tại Opéra Comique ở Paris vào ngày 30/4/1902, nó đã tạo ra một sự phản ứng hỗn hợp giữa sự phản cảm gay gắt và sự phấn khích cuồng nhiệt. Chính nó đã làm kết thúc mối quan hệ bạn bè của Debussy với Maeterlinck, người đã công khai chỉ trích việc Debussy đã từ chối, không cho một ca sỹ vốn là bạn của Maeterlinck, được hát trong vở opera. Hình như là Maeterlinck đã không nghe vở opera mãi cho đến tận 1920, khi Debussy đã qua đời. Ngay sau buổi biểu diễn, ông đã viết cho Mary Garden: “Tôi đã tự thề với mình là tôi sẽ không bao giờ đi xem Pelléas et Mélisande, nhưng hôm qua tôi đã tự phá lời thề, và tôi thấy vui. Nhờ có bạn, lần đầu tiên tôi đã hiểu được tác phẩm của chính mình". Trong Pelléas et Mélisande, Debussy đã tạo ra một sự diễn đạt hư ảo mới, trong đó giai điệu được dựa trên các nhạc tố của hợp âm ba nốt. Theo một nhà phê bình (Lockspeiser) "thành tựu lớn nhất trong những năm tháng trưởng thành của Debussy là sự chuyển đổi của opera vào thi ca".

Ngay sau Pelléas là một tiểu phẩm cho piano, Les estampes (Những bức tranh khắc) và vào năm 1903, Debussy bắt đầu viết tuyệt tác lớn nhất của ông, La mer (Biển), gồm ba phác họa giao hưởng cho dàn nhạc. Debussy đã viết cho nhà soạn nhạc André Messager vào năm 1903: "Có lẽ ngài không biết rằng, tôi luôn luôn hướng đến cuộc sống thú vị của một thủy thủ, và rằng, chỉ vì những thăng trầm của cuộc đời đã ngăn cản tôi theo đuổi cái thiên hướng nghề nghiệp thực sự của mình". Chủ đề về nước, một trong những biểu tượng yêu thích của Debussy, được tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm của ông, bao gồm cả Pelléas, trong tác phẩm này, nó trở thành một Chủ đề âm nhạc và hội thoại trọng yếu. Toàn bộ vở opera được choán đầy bởi tập hợp những hình ảnh: suối nước, biển bão, giếng nước, vẻ tráng lệ của những mặt nước đáng đóng băng, và những vật thể mờ đục khác. Debussy đã bị ám ảnh bởi cái bản chất biến đổi của nước, bởi những vòng xoáy, cuộn lại hay tan ra, trong suốt hay mờ đục – nhìn vào những chiều sâu của nó, với sự hiện hữu đầy sức mạnh và thậm chí là đau đớn của những cảm nhận và tư duy vô thức.

Sau La mer, Debussy bắt đầu làm việc với tuyển tập thứ hai về Các hình ảnh cho piano, xuất bản Tổ khúc Bergamasque và Iberia năm 1905, và hoàn thành một tổ khúc nhỏ cho piano, Góc trẻ thơ, tặng cho Chouchou, con gái của ông, có trong cuộc hôn nhân lần thứ hai với Emma Moyse Bardac, một phụ nữ có địa vị xã hội cao. Trong năm sau, Debussy nhận ra rằng mình bị ung thư và bắt đầu phải dùng morphine để vượt qua những cơn đau dễ dàng hơn. Nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc và sáng tác, ngay cả khi yếu đến mức không thể rời khỏi giường. Những khúc dạo đầu cho piano tập 1 được hoàn thành năm 1910, và trong thời gian đó, Debussy đã có thể gặp được những nhà soạn nhạc châu Âu quan trọng nhất trong thời đại ông như Richard Strauss, nhà soạn nhạc đương đại hàng đầu của Đức, ở Paris năm 1906. Sau buổi gặp gỡ, Debussy đã viết một bài báo về Richard Strauss (sau này được xuất bản ở Monsieur Croche antidilettante, một tuyển tập về phê bình âm nhạc của Debussy). Năm 1910, ông gặp Gustav Mahler. Vào thời điểm đó, âm nhạc của Mahler vẫn còn bị chế nhạo ở Paris vì bị coi là quá theo phong cách Schubert và Slave.

Có rất nhiều mâu thuẫn xung quanh sự khác nhau của âm nhạc Đức và âm nhạc Pháp trong suốt thời kỳ này, và sự tranh luận về khuynh hướng dân tộc và bản chất âm nhạc thuần túy đã dự báo trước cho một cuộc xung đột bao trùm khắp châu Âu sau đó một thời gian ngắn. Có những năm mà châu Âu hình thành Đồng minh Ba nước giữa Đức, Áo-Hung, Italy, và Hiệp ước Ba bên giữa Pháp, Nga, Anh, tất cả các phe này đều đang lao vào chuẩn bị cho chiến tranh. Trong bầu không khí ngột ngạt và căng thăng của các mối quan hệ quốc tế, cả Debussy và Fauré đều từ chối không tham gia vào Festival Pháp ở Munich.

Debussy gặp Igor Stravinsky năm 1910. Họ nói chung là mang những quan điểm âm nhạc khác xa nhau, và mối quan hệ bạn bè của họ cũng không phải thực sự là êm đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế cả hai đều hết sức ngưỡng mộ các tác phẩm của nhau.

Vào tháng 2 năm 1911, Debussy bắt đầu viết nhạc sân khấu cho Le martyre de Saint Sebastien (Sự hy sinh của St Sebastien), vở kịch tôn giáo năm màn của Gabriele d’Annunzio, được biểu diễn ngày 25/5/1911 tại nhà hát Châtelet ở Paris với biên đạo múa do Fokine và trang phục do Bakst. Mặc dù có phần âm nhạc gợi tả thú vị của Debussy, nhưng tác phẩm đã không thành công. Giữa những năm 1910 và 1915, Debussy hoàn thành các Prelude và Etude của ông, chúng đã được coi là những tuyệt tác của âm nhạc piano thế kỷ 20, tiếp đó, năm 1912, là vở ballet Jeux (Những trò chơi), được sáng tác cho đoàn Ballet Russe của Diaghilev, theo ý tưởng của Nijinsky, một diễn viên kiêm biên đạo múa. Một vở ballet khác cho thiếu nhi, La boite à joujou (Hộp đồ chơi), ra đời năm 1913. Tác phẩm cuối cùng của ông, Sonata cho violin, viết năm 1917. Debussy mất ở Paris ngày 25 tháng 3 năm 1918 vì bị bệnh ung thư.

Mặc dù Debussy sáng tác thất thường và không liên tục, nhưng ông đã cực kỳ thành công trong việc phác họa lại những hình ảnh hư ảo, thoáng hiện lên trong nhận thức của con người về âm nhạc. Debussy đã không lập nên bất cứ trường phái nào và cũng không đưa ra bất cứ một quy tắc định dạng lý thuyết nào đối với sự diễn đạt của ông dựa trên sự thực chứng với các âm sắc, hòa âm và sự thể hiện âm nhạc trong nhận thức của chúng ta về tự nhiên.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Claude Debussy – linh hồn của trường phái âm nhạc ấn tượng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh
» Ca Trưởng Phải Đối Đầu Với Nhiều Thứ.
» Đôi nét về sự nghiệp âm nhạc của linh mục nhạc sư Kim Long
» Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh
» Linh mục Nhạc sĩ Ân Đức

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tin Tức-
Chuyển đến