TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC Empty
Bài gửiTiêu đề: HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC   HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm

HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC

(Bài thuyết trình tại hạt ThaLa, Ðịa phận Phú Cường, ngày 5-1-1997)

A. THÁNH NHẠC

Khi nói đến Thánh nhạc phải hiểu : (chương I - Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ)

a. Bình ca
b. Ða âm hợp xướng
c. Thánh nhạc hiện đại
d. Thánh nhạc soạn cho Phong cầm
e. Ca khúc bình dân tôn giáo
f. Nhạc đạo
(6 thể loại được gọi là Thánh nhạc)

Trong đó, thể loại Bình ca, Ða âm hợp xướng và Thánh nhạc soạn cho Phong cầm là được lưu tâm hơn cả trong lĩnh vực Phụng vụ (Thông điệp Kỷ luật về Thánh nhạc ngày 25.12.1955 của Ðức Pi-ô XII, số 8, 9, 10, 11, 12).

1. Thể loại Bình ca theo truyền thống là thang âm cổ Hy lạp, thánh Ghe-go-ri-ô Cả đã sưu tập kỹ lưỡng và khôn khéo xếp đặt những gì người xưa để lại, đồng thời đưa ra những quy luật và những điều lệ, đã giữ cho Thánh ca được tinh tuyền nguyên vẹn, từ đó, khi dùng trong giáo đường, người ta bắt đầu gọi là Thánh ca điệu Ghe-go-ri-ô, theo tên gọi của vị đã phục hưng nó. Khoảng thế kỷ 8 hoặc 9, hầu hết các nước Âu châu theo Ki-tô giáo đã sử dụng và rạng rỡ hẳn lên khi đệm theo bài hát bằng tiếng đàn Ðại quản cầm.(TÐ Kỷ luật về Thánh nhạc số 9, 10).

2. Thể loại đa âm hợp xướng được thêm vào ngay thế kỷ 9 và được phát triển mạnh nhất đến mức hoàn thiện vào thế kỷ 15 và 16 , nó làm tăng thêm vẻ huy hoàng cho các nghi lễ, sức mạnh và vẻ tưng bừng càng được gia tăng khi được đệm theo bằng các nhạc cụ khác nữa ngoài Ðại quản cầm. (số 11)

3. Thánh nhạc hiện đại : chỉ được dùng các tác phẩm Thánh nhạc hiện đại trong Phụng vụ nếu các tác phẩm ấy phù hợp với các quy luật về Phụng vụ và Thánh nhạc (được bàn giải trong thông điệp Kỷ luật về Thánh nhạc) nghĩa là Thánh nhạc được coi như là trợ tá của Phụng vụ, nên cần loại ra khỏi Thánh nhạc tất cả những gì không xứng đáng với việc tế tự thánh, hoặc những gì có thể ngăn trở người tham dự nâng tâm hồn lên cùng Chúa (số 27).

4. Thánh nhạc soạn cho Phong cầm (hay Ðại quản cầm)

Từ lâu, đàn Phong cầm vẫn được Giáo hội khuyến khích dùng trong phụng vụ các lễ nghi, vì âm thanh của nó làm tăng vẻ huy hoàng lộng lẫy cho các lễ nghi, lại có sức mạnh nâng cao tâm trí lên cùng Chúa và những sự trên trời (HT. ÂN trong PV số 61).

Ngoài việc đệm theo tiếng hát, đàn Phong cầm có thể được độc tấu trước khi linh mục tiến lên bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Ngoài ra còn có thể thích nghi để sử dụng trong các buổi thiêng thánh khác (HT. ÂN trong PV, số 64). Ở đây, cần lưu ý thêm : chỉ được dùng những nhạc khí mà nhạc sĩ tự mình chơi, chứ không được dùng các nhạc khí điện tử tự động (HT. về TN và PV số 4c). Như thế, ngoài đàn Phong cầm, còn có một số nhạc khí khác cũng dễ thích hợp để sử dụng trong Phụng vụ, như một số loại đàn dây, dĩ nhiên cũng có thứ thích hợp cho nhạc đời mà không thích hợp cho Phụng vụ (số 4b).

5. Ca khúc bình dân tôn giáo : các ca khúc này làm cho đời sống Ki-tô hữu thấm nhuần tinh thần tôn giáo và nâng cao tâm hồn tín hữu. Nó thường chiếm vị trí riêng trong mọi dịp lễ Ki-tô giáo, nơi cộng đoàn hay tại gia đình, trong hay ngoài nhà thờ, và đôi khi cũng có thể đưa vào chính các lễ Nghi Phụng vụ, theo những quy luật ở số 13-15 (HT. TN và PV).

Muốn được điều này các ca khúc đó phải :

- Ðúng Giáo lý công giáo

- Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, lời lẽ không rườm rà, câu văn không trống rỗng...

- Một loại âm nhạc đơn sơ, dù vắn và dễ, cũng phải có một cái gì trang nghiêm xứng đáng.

- Ðược các Ðấng Bản quyền cẩn thận canh chừng và phê chuẩn.

6. Nhạc đạo (còn gọi là nhạc có khởi hứng và tâm tình đạo)

Tuy không được dùng trong Phụng vụ vì tính cách riêng của nó, nhưng nó cũng có sức khơi gợi những tâm tình đạo nơi người nghe, làm cho đạo sống động, vì thế mới gọi là nhạc có khởi hứng và tâm tình đạo. Nơi xứng hợp cho loại nhạc này là phòng hòa nhạc, phòng hội hơn là nhà thờ.

B. CA ÐOÀN PHỤNG VỤ (đối tượng liên quan chính)

Vì vai trò Phụng vụ phải chu toàn, nên ca đoàn hoặc "Ban hát nhà nguyện", hoặc "nhóm ca viên" cần được lưu tâm đặc biệt. Nhiệm vụ của ca đoàn càng thêm quan trọng và giá trị, sau những quyết định của Công đồng về việc cải tổ Phụng vụ. Quả thế, ca đoàn có bổn phận phải hát đúng những phần dành riêng cho mình tùy theo các loại bài hát, đồng thời giúp tín hữu tham gia tích cực vào việc ca hát. Do đó, cần phải có một ca đoàn, hoặc "Ban hát" hoặc "nhóm ca viên" và phải nghiêm túc chăm sóc phát triển những ban đó , nhất là ở các nhà thờ chánh tòa và các đại thánh đường khác cũng như trong các chủng viện và học viện. (HT.ÂN trong PV số19)

* Phát triển như thế nào ?

Trước hết, họ phải được huấn luyện về âm nhạc ở mức độ phù hợp cho các vai trò đòi hỏi (nhạc sĩ, ca trưởng, người đệm đàn, ca viên). Ngoài ra, cũng cần được huấn luyện tương xứng về Phụng vụ và đạo đức, để khi chu toàn chức năng Phụng vụ của mình, họ được lợi ích về đàng thiêng liêng và đem lại cho tín hữu một tấm gương tốt làm cho buổi cử hành nghi lễ thêm đẹp và xứng đáng hơn (HT. ÂN trong PV số 24).

I. Huấn luyện về Phụng vụ và đạo đức :

Những người đóng vai trò chính trong Thánh nhạc phụng vụ là những ca trưởng, ca viên, nhạc công và nhạc sĩ sáng tác. Họ cần phải được huấn luyện để biết rằng Thánh nhạc là thành phần của Phụng vụ. Giữa Thánh nhạc và Phụng vụ có sự liên hệ mật thiết, đến nỗi không thể làm Thánh nhạc hay và đúng nếu không biết Phụng vụ hoặc không áp dụng những quy luật của Phụng vụ.

* Phụng vụ là gì ?

"Phụng vụ là việc kính thờ công cộng mà Ðấng Cứu chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh, người đứng đầu Hội thánh. Ðó cũng là việc kính thờ do cộng đồng tín hữu dâng lên Ðấng lãnh đạo mình và nhờ Người, dâng lên Chúa Cha hằng hữu." (định nghĩa của ÐGH Pi-ô XII trong thông điệp Médiator Dei ngày 20.11.1947). Mà trung tâm điểm của Phụng vụ là thánh lễ với các quy luật về việc cử hành đồng thời, với lòng sốt sắng đạo đức thực sự của các thành phần liên quan.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC   HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm

II. Huấn luyện về âm nhạc :

Âm nhạc trong Phụng vụ phải có tính uyên bác và thánh thiện, vì thế các tinh hoa của âm nhạc cần phải áp dụng triệt để trong Phụng vụ và loại ra khỏi Phụng vụ các thứ âm nhạc bất xứng hoặc không phù hợp, nên :

1. Nhạc sĩ : họ cần phải được huấn luyện về âm nhạc một cách toàn diện và đầy đủ, nghĩa là họ cần phải học biết về các kỹ thuật sáng tác (như hòa âm, đối âm, tẩu pháp, phối khí) , lịch sử âm nhạc, hình thể âm nhạc và tính thẩm mỹ trong âm nhạc. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dễ có nguy cơ dẫn đến hậu quả không lường được. Ngoài lĩnh vực chuyên môn như vừa kể trên, nhạc sĩ cũng cần phải có sự nhạy cảm về thơ ca, về cuộc sống, bởi lẽ một tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm âm nhạc nói riêng thường biểu lộ một trạng thái tâm linh về xã hội của con người, còn thơ ca thì có cung có điệu có vần, dễ cho nhạc sĩ tìm thấy một hình thể âm nhạc xứng đáng cho nó mà làm thành một tác phẩm.

Nhưng ở đây đối với Thánh nhạc thì cái trạng thái tâm linh đó hướng về lòng đạo đức, hướng về Phụng vụ, hướng về Thiên Chúa, nên khi áp dụng trong Phụng vụ, các tác phẩm đó cũng cần phải được sáng tác dựa trên những hình thể âm nhạc mà Giáo hội xưa nay vẫn khuyến khích năng dùng, bảo tồn và phát triển nó.

Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các ca đoàn ở xứ đạo lớn hay nhỏ đều đem vào sử dụng trong thánh lễ những tác phẩm mang thể loại ca khúc bình dân tôn giáo, một hình thể âm nhạc "nghèo nàn" nhất (cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật) trong các hình thể âm nhạc, một hình thể âm nhạc mà khi dùng trong Phụng vụ phải có sự kiểm duyệt phê chuẩn và được canh chừng cẩn thận, đồng thời chỉ dùng trong Phụng vụ một cách "đôi khi có thể" chứ không phải là "luôn luôn" như nhiều nơi đã làm...

Phải chăng hiện tượng này xảy ra là do giới viết nhạc (có khi ca trưởng hoặc ca viên tự biên rồi tự diễn luôn) mà ta thường gọi là nhạc sĩ gây nên ? Một cách hàm hồ có lẽ như thế thật ! Vì bản thân được biết có vài nhạc sĩ, tính đến nay mỗi vị cho ra đời 500 hay 600 hoặc non già 1000 tác phẩm mà tất cả chỉ là những ca khúc ! ...

Thiết tưởng cũng cần nói thêm, các bài ca mang hình thể âm nhạc khác mà được dùng hoặc được khuyến khích dùng trong Phụng vụ thì phong phú đa dạng, không phải là khó sáng tác, khó hát, khó đàn, không hợp với ngôn ngữ...Nhưng trái lại, nếu được học hỏi và kiên nhẫn tìm tòi , nhạc sĩ sẽ khám phá và áp dụng một cách đúng đắn và linh động trong kỹ thuật sáng tác để phù hợp với ngôn ngữ đồng thời phù hợp với hình thể âm nhạc, bởi lẽ, mỗi hình thể âm nhạc đều có những vị trí thích hợp để sử dụng trong từng phần của Phụng vụ.

2. Ca trưởng :
Cũng cần phải được huấn luyện chu đáo, vì đây là đối tượng có trách nhiệm trực tiếp. Ðược huấn luyện chu đáo ở đây không phải là chỉ học về cách đánh các loại nhịp, cách phân tích tiết tấu và phác họa tiết tấu sao cho đẹp, cho ngoạn mục kịch tính... mà cần phải trang bị thêm rất nhiều lĩnh vực khác, bởi lẽ ca trưởng thường có trách nhiệm là chọn lựa, phân tích và thể hiện (trình bày) tác phẩm sao cho "đẹp" và "đúng", vì Thánh nhạc phải có cái đẹp về nghệ thuật và cái đúng về Phụng vụ, nên sự đòi hỏi này càng nhiều hơn.

a. Chọn lựa thế nào ?
Chọn lựa là một việc làm khó nhất trong tất cả các công việc, chọn lựa thế nào cho đúng thì đòi hỏi phải có một cái nhìn sâu rộng và một kinh nghiệm nhất định. Ví dụ đơn giản, trong một cái thúng đầy những trái cam, muốn đem bán, người ta phải lựa ra những trái to đẹp và chín, vậy , ta phải chọn lựa để loại ra những trái hư ủng, xấu hoặc nhỏ, và để biết thế nào là hư, là xấu, là nhỏ, là chưa chín, nhiều hoặc ít hay không thì cũng vất vả lắm.

Giữa muôn vàn bài Thánh ca, ta chọn lấy một bài để hát Ðáp ca cho một lễ Chúa nhật chẳng hạn, cũng là làm việc làm tương tự nhưng lại khó hơn gấp mấy lần, bởi lẽ còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như :

- Lời ca phải đúng Phụng vụ
- Bài ca mang hình thể âm nhạc xứng hợp với động tác Phụng vụ lúc đó.
- Kỹ thuật sáng tác phải hoàn chỉnh, vì Thánh nhạc đòi buộc phải có tính nghệ thuật cao.
- Phù hợp với khả năng của ca đoàn hoặc đối tượng sử dụng khác.
- Khó hay dễ và thời gian tập là bao lâu ?...

b. Phân tích :
Trước khi trình bày tác phẩm, cần phải phân tích để xử lý ra sao, bài nầy được chia thành mấy phần, mấy đoạn, ý nghĩa, diễn tả ra sao ? Mạnh, nhẹ, nhanh, chậm, rời tiếng hay liền tiếng, hùng dũng uy nghiêm hay dịu dàng êm ái... đó là những sắc thái diễn tả cần phải có cho một tác phẩm, nói khác đi, đó là những yếu tố để làm thành một linh hồn cho tác phẩm, nếu không có nó thì tác phẩm sẽ không "sống " được, ca trưởng cần phải biết cặn kẽ những điều đó, để khi luyện tập và thể hiện mới mong lột tả được hết những tinh túy của tác phẩm mà tác giả đã mặc cho nó.

c. Trình bày (thể hiện) tác phẩm
Ðể trình bày một tác phẩm âm nhạc nói chung, không thể không nói đến sự luyện tập, luyện tập càng công phu thì việc thể hiện càng hay càng đúng và ít sai sót. Luyện tập ở đây không phải là múa máy cho đẹp, cho sắc bén ngoạn mục, ...mà là luyện tập cho ca viên hát sao cho đúng, cho hay để diễn tả tác phẩm một cách trọn vẹn.

Hát hợp xướng là một nghệ thuật tập thể, nên tính đồng nhất là điều đòi hỏi rất khắc khe, vì thế càng cần phải có sự luyện tập chu đáo với ca đoàn. Vậy, những cử chỉ của ca trưởng phải được hệ thống hóa một cách rõ ràng, tiết kiệm và chính xác, mà những cử chỉ này phải được ca đoàn hiểu và kết hợp để có được hiệu quả cho việc thực hiện một tác phẩm.

* Vai trò của ca trưởng là như thế, vậy nếu không có sự học hỏi hoặc được luyện tập chu đáo về phần chuyên môn thì đó là sự thiếu sót đáng kể.

3. Người đệm đàn :
Hiện nay, phần lớn các bài hát Thánh ca được viết không có bản đệm đàn, hoặc là tác giả không viết được bản đệm đàn, hoặc là muốn ca đoàn hát không đàn, hoặc là tác giả nghĩ rằng người đệm đàn ở xứ ta giỏi cả rồi nên có thể ứng tác trong việc đệm đàn...

Nói thế nào đi nữa thì việc đệm đàn cho ca đoàn trong Thánh nhạc Phụng vụ, là việc cần phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, nghĩa là bản hòa âm đệm đàn phải được viết ra một cách cẩn thận trước khi luyện tập. Vậy, muốn được như thế, người đệm đàn cần phải được huấn luyện về kỹ năng ngón đàn, song song với môn hòa âm và đối âm, và chỉ như vậy mới đáp ứng được về phần chuyên môn cho vai trò người đệm đàn.

4. Ca viên :
Cần phải được huấn luyện về thanh nhạc, về nhạc lý và ký xướng âm, bởi lẽ âm nhạc đã từ lâu được coi như là một ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ mà mọi người trên mặt đất này đều có thể hiểu được, thứ ngôn ngữ có thể làm biến đổi con người hoặc có thể diễn tả được cảm xúc sâu kín trong nội tâm... mà lời nói không thể làm được !

Vậy ca viên mà không biết một chút gì về thanh nhạc, nhạc lý và ký xướng âm là sự thiếu sót lớn quá ! Cũng giống như người mù chữ nên chỉ biết học thuộc lòng, thì còn đâu là cảm xúc, còn đâu là tính thông đạt trong nghệ thuật...

C. KẾT LUẬN

" Thật vậy, tất cả những người sáng tác các bản nhạc với tất cả tài nghệ của mình và những người điều khiển hay trình diễn trong một ca đoàn hay dàn nhạc, chắc chắn đều làm việc tông đồ chân chính, đích thực, cho dù dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ sẽ nhận được dư đầy nơi Ðức Ki-tô, Chúa chúng ta, những phần thưởng và vinh dự dành cho các tông đồ, mỗi người tùy theo mức độ trung tín với bổn phận mình. vì thế tất cả phải hết sức quý mến việc bổn phận này, vì nó làm cho họ trở nên chẳng những là nghệ sĩ và bậc thầy trong ngành nghệ thuật mình theo đuổi, mà còn là cộng tác viên của Người trong công việc tông đồ. Chớ gì họ nhận biết như vậy, để trong đời sống và trong phong cách, họ xứng đáng với phẩm giá đó." (Thông điệp Kỷ luật về Thánh nhạc số 37)
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» IX. NHỮNG UỶ BAN ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
» KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ
» ÂM NHẠC VÀ KINH THÁNH:
» Uỷ ban Thánh nhạc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tìm Hiểu Chung Về Thánh Nhạc-
Chuyển đến