TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh   10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyTue Feb 17, 2009 4:18 pm

10 NĂM

NHỚ NHẠC SĨ - CA TRƯỞNG HẢI LINH

(6.1.88 - 6.1.98)

Lê Đình Bảng



Vào những ngày tháng này năm ngoái (6.1.96) tôi có cái may mắn tình cờ được đi theo anh chị em ca đoàn Quê Hương về hát lễ tại họ đạo Dầu Giây (Xuân Lộc), nhân dịp cộng đoàn xa xôi hẻo lánh này mừng kỷ niệm 100 năm thành lập. Ở giữa chốn "ba quân" với bạt ngàn xanh thẳm rừng cao su, tôi lại được gặp, được nghe, được cảm cái thế giới âm nhạc, ngôn ngữ của Hải Linh qua cách thể hiện mượt mà, "thoáng mỏng" và "sống động" của ca đoàn Quê Hương. Và ở đó, ở Suối Tre, ở Phúc Lâm, ở nhà thờ Đakao, ở xứ Vô Nhiễm, ở xứ Xây Dựng, tôi cũng được làm quen với cha Xuân Thảo, Nữ tu NS Thiên Lan, Ns Nam Hải, Ns Hương Vĩnh, Ns Hải Triều, Ns Trầm Hương.. những thế hệ môn sinh gần gặn, ruột thịt của Hải Linh. Điều nghe, thấy và tiếp cận gần xa ấy có tác dụng làm sáng tỏ thêm hình ảnh Hải Linh, người mà tôi chỉ hình dung, vẽ vời ra trong trí tưởng tượng của mình. Y hệt cái cảm giác ban đầu ở quê nhà xưa vào mùa Đông giá buốt 1945, tôi đứng co ro ở cuối nhà thờ hát bài "Đêm Đông lạnh lẽo, Chúa sinh ra đời." Nói là nói thế thôi. Thật tình là trong 3 năm (1958-1960), khi trọ học ở nhờ Tiểu Chủng viện Phanxicô Xavie Bùi Chu, tôi đã thấy tận mắt con người ấy vào ra, đi lại, tập tành ca hát. Tôi còn nhớ khá rõ mấy lần nữa ở nhà cơm Tiểu Chủng viện, tôi thấy "ông Hải Linh" chỉ huy "ca đoàn Hồn Nước" hát lên một số bài do chính ông viết : Hò Non Nước, Chinh Phụ ngâm, Cung đàn bạc mệnh, Đà Lạt Trăng mờ và Lòng Mẹ . Qua đó, tôi lại biết thêm về quá khứ và hiện tại, như văn học dân gian, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, thi hào Nguyễn Du, nhà thơ khổ hạnh Hàn Mặc Tử và nhạc sĩ Y Vân. Khung cảnh đời tu lúc ấy chỉ hé mở cho tôi thấy có vậy về một tài năng. Rồi thời gian, chiến tranh và cơm áo đời thường xô đẩy tôi ra khỏi, mịt mù tăm tối. Bẳng đi cả chục, hai chục năm gì đó. Tình cờ tôi nhận được tấm giấy mời, đâu của anh em ca đoàn Hồn Nước tổ chức lễ cầu hồn cho nhạc sĩ - ca trưởng Hải Linh ở nhà thờ giáo xứ Xây Dựng (Tân Bình). Tôi bàng hoàng, xúc động. Cả ván lễ, tôi chia trí những đẩu đâu. Bao nhiêu hình ảnh, tiếng vọng thuở nào chợt về. Từ những kỷ niệm tuổi thơ còn ngô nghê, mở miệng hát "Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam", "Giáo dân bao xiết mừng", "Ngày nay con đến hát khen mừng mẹ chốn Thiên Đàng, dâng ngành Mân Côi" cho đến những bản hợp xướng để đời như "Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu... Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt" và "Ma-ri-a, linh hồn tôi ớn lạnh" v.v. Sau cái buổi tối hư hư thực thực như mơ ấy, tôi về nhà lần lượt được đọc khá nhiều sách, báo, bài viết về Hải Linh, của nhạc sĩ Phạm Duy, của cha Kim Định, của giáo sư Guy de Léoncourt, Viện trưởng âm nhạc viện César Frank, nơi Hải Linh trình luận án mang tên "Màu sắc nhạc Việt trong bình ca - La couleur Vietnamienne dans le chant Grégorien" v.v. Phúc đức cho tôi, chẳng hiểu tại sao mà Đức cha Phao-lô Nguyễn Văn Hòa và cha Kim Long - những cây đại thụ về Thánh ca VN - lại mở cửa cho tôi vào Ban Thánh nhạc (BTN) VN ? Và cũng không biết mình có tình duyên nặng nợ gì đã khiến cha Đỗ Xuân Quế, cha Xuân Thảo, cha Nguyễn Hữu Triết - những thành viên cốt cán của BTN giáo phận TpHCM - "rửa tội và ban phép" cho tôi chia sẻ một phần việc nhỏ trong nhà Chúa ? Thế là từ đấy, trong mái nhà yên ả rợp đầy bóng mát của Giáo hội, của giáo phận, "Kẻ - ngoại - đạo" về âm nhạc là tôi - qua tiếp xúc thân quen với nhiều thế hệ linh mục, nhạc sĩ Công giáo, qua nhiều lần vâng lời bề trên đứng ra tổ chức, điều khiển chương trình Hợp xướng và Hội thảo chuyên đề (1996-1997) - đâm ra mê mẩn cái công việc "phác thảo những chân dung Thánh nhạc Thánh ca VN". Dĩ nhiên, ở chặng đường khai phá từ 1945, phải có Hải Linh. Viết về người thật việc thật, không thể phóng đại và tưởng tượng, ngẫu hứng được. Cho nên, bằng dã ngoại thực tế, bằng nghe ngóng những chuyện kể từ những người thân quen, mày mò lục lọi các tủ sách đã cổ xưa trong tu hội, nhà dòng, nhà thờ, tôi đã từng bước khám phá ra sự kỳ diệu của Chúa tác động trên tài hoa của những tên tuổi như Hùng Lân, Thiên Phụng, Hoài Đức, Tâm Bảo, Nguyễn Khắc Xuyên, Duy Tân, Hoàng Phúc v.v. trong nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh. Tôi cũng có đủ chất liệu để viết về nhạc đoàn Sao Mai với Hải Linh, Ngô Duy Linh (Thăng Ca), Võ Thanh (Vũ Đình Trác), Hồ Khanh (Trần Thái Hiệp) hoặc những Hoàng Kim, Phương Linh, Vinh Hạnh, Huyền Linh, Viết Chung, Kim Long. Đấy mới là lớp tiền bối. Hằng hà sa số những tên tuổi còn đang sung sức về sau này sẽ là một hiện tượng đáng phải dày công nghiên cứu, tiếp cận. Riêng đối với nhạc sĩ - ca trưởng Hải Linh - một khi đã đọc lại những nhận định, những bài viết có uy tín của viện César Frank, Phạm Duy, Kim Định, cha Trưởng BTN giáo phận Tp và của các thế hệ môn sinh (qua tập Tưởng Niệm, 1991 ; Một Thời Ca Trưởng, 1994) - có lẽ tôi viết thêm cũng chỉ bằng thừa. Có điều là cho đến nay, Hải Linh và thế giới âm nhạc ngôn ngữ rất riêng của ông đã thực sự chinh phục được một công chúng đông đảo, một công chúng nhạy cảm về cái linh hồn của nhạc Việt, một công chúng có lựa chọn, thật đồng điệu về cõi mơ ước suốt đời ông "Tôn vinh Thiên Chúa và Tán tụng Quê Hương".



Khi tôi viết lại những dòng cảm xúc trào dâng này thì cơn bão mang tên Kiều diễm Linda vừa mới đi qua mấy tỉnh miền Tây Nam bộ. Vết thương nằm sâu ở Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và nỗi đau thì nằm sâu ở cõi lòng của người dân cả nước. No-en sắp về. Thế giới sẽ hát vang Jingle Bell, Silent Holy Night. Và hàng triệu người VN đã thuộc lòng "Đêm Đông lạnh lẽo, Chúa sinh ra đời". Bài thánh ca bất tử đã choàng lên cổ người nhạc sĩ - ca trưởng Hải Linh vòng nguyệt quế chói lọi hào quang và hương thơm. Hạt muối nào dám kể công với biển. Vậy nay chuẩn bị mùa tưởng niệm thứ 10, (1988 - 1998), xin mượn lời phát biểu của ngài Lm Chủ tịch Hội nghị Thánh nhạc Hoa Kỳ : "Tôi không có một lời nào xứng đáng hơn để ca tụng tài năng nghệ thuật của Ông. Tất cả đều được đặt dưới bàn tay điêu luyện của Ông..." (trích phát biểu 7.1986 tại Hội nghị Thánh nhạc Hoa Kỳ).



Ngoại ô, tháng 11.97

(Trích từ HLMC 25, tr.106-109)


ĐÔI LỜI

của Lm. Trưởng ban Thánh nhạc
Giáo phận Tp HCM


Kính thưa Quí cha,

Quí tu sĩ nam nữ,

Quí quyến, Quí thân hữu và môn đệ của Thầy Hải Linh.



Tôi được mời tới đây tham dự lễ giỗ 100 ngày, với tư cách là người được Đức Tổng Giám mục cử ra lo việc thánh nhạc cùng với một số các linh mục và giáo dân khác. Tôi xin thay mặt cho Ủy ban Thánh nhạc Giáo phận Thành phố có đôi lời trong dịp lễ giỗ này.



Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ tài nghệ của Thầy, Thầy là người có thực tài và đã đem tài năng đó ra để phụng sự nền thánh nhạc trong suốt đời Thầy, đặc biệt trong ba thập niên 40, 50 và 60 lúc nền thánh nhạc còn trong giai đoạn khai sáng. Thầy là một trong những người có công đầu trong giai đoạn khai sáng ấy và đã đào tạo được một số môn đệ sáng tác ca khúc và điều khiển ca đoàn mà phần đông đều có mặt trong buổi lễ hôm nay. Trong số các môn đệ ấy, có những người đã bắt đầu được biết đến và tỏ ra có khả năng nối được nghiệp Thầy. Đây thật là một phần thưởng vẻ vang cho Thầy.



Thứ đến chúng tôi xin cám ơn và ghi nhớ công lao của Thầy. Những lời ca và dòng nhạc Thầy để lại đã đi vào tâm hồn nhiều người công giáo Việt Nam, tạo ra một thứ âm hưởng khó quên và khơi dậy được những tâm tình tôn giáo đơn sơ, nồng nàn, tha thiết.



Cuối cùng chúng tôi xin cầu nguyện cho Thầy. Chúng tôi cầu nguyện cho Thầy như cầu nguyện cho một người trong gia đình, gia đình thánh nhạc. Chúng tôi coi Thầy là một bậc đàn anh đi trước chúng tôi, một người đã từng mang trong mình những băn khoăn, thổn thức, những ước mơ rạo rực về một tiền đồ tươi sáng cho nền Thánh Nhạc tại quê hương chúng ta.



Thầy Hải Linh, Thầy Hải Linh quí mến ơi ! Chúng tôi ngậm ngùi luyến tiếc nhớ thương Thầy. Biết đâu giờ này Thầy đang được cùng các Thần Thánh trên trời không ngừng ca tụng Chúa. Nếu vậy, xin Thầy đừng quên những người đang vì Thầy mà có mặt ở đây. Còn nếu như Thầy vẫn chưa được về nơi vĩnh phúc, thì chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Thầy, đặc biệt trong buổi lễ hôm nay. Vì lòng Thầy tin Đức Giêsu Kitô cũng như vì công lao vất vả và những đau khổ Thầy phải chịu trong suốt quãng đời phụng sự Thánh Nhạc, xin Chúa mau đưa Thầy về nơi sáng láng và bình an.



Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh   10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh EmptyTue Feb 17, 2009 4:19 pm

MỘT NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM

TÁC GIẢ BÀI THÁNH CA BẤT HỦ: "HANG BÊ-LEM"
NHÂN LỄ MÃN TANG CỐ NHẠC SĨ HẢI LINH



Chiều Chúa nhật 6-1-1991, tại nhà thờ Tân Sa Châu, một buổi lễ đồng tế trang trọng với trên 30 Linh Mục và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình chủ tế, được tổ chức để tưởng nhớ ba năm ngày qua đời của cố nhạc sĩ Phanxicô Hải Linh. Cũng vào buổi chiều cùng ngày, một số nhà thờ khác trong giáo phận cũng dâng lễ cầu nguyện và tưởng niệm cố nhạc sĩ và nhắc nhớ đến công lao to lớn của một nhạc sĩ bậc thầy trong công cuộc hình thành và phát triển thánh nhạc Việt Nam vào những thập niên 40, 50, 60… Và suốt một đời hoạt động âm nhạc đã để lại hơn 100 tác phẩm âm nhạc nhằm tôn vinh Thiên Chúa và tán tụng quê hương.



Nếu trước thánh lễ có nghi thức tưởng niệm với một phần tác phẩm của cố nhạc sĩ Hải Linh vả linh mục Xuân Thảo: Trưòng Ca Các Tạo Vật được thể hiện bằng hợp xướng và dàn giao hưởng đã làm đông đảo những người tham dự thánh lễ xao xuyến, nhớ thương; thì kết lễ, tất cả mọi người đều say sưa cùng hát bài thánh ca bất hủ.



Hang Bêlem đã làm tôi vô cùng xúc động.

Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…

Nằm trong hang đá, nơi máng lừa

Trông hang Bêlem…



Câu hát ấy, giai điệu ấy, bài thánh ca ấy đã có số tuổi lớn hơn tuổi tôi! Khi tôi biết nghe, biết nói, biết đi đến nhà thờ là đã có bài hát ấy. Đó cũng là bài thánh ca đầu tiên mà tôi thuộc lòng vào mỗi dịp Giáng sinh của một thời ấu thơ. Mãi đến bây giờ, tóc đã bắt đầu nhuộm màu sương khói…bài hát ấy là bài thánh ca duy nhất mà tôi còn thuộc nằm lòng.

Cái gì đã làm cho bài hát rất giản dị, sáng trong ấy tồn mãi trong lòng người? Và ai dám bảo là nó sẽ không tồn tại mãi đến đời sau ? Hồi còn sinh tiền, cố nhạc sĩ Hải Linh đã có lần kể về sự ra đời của bài hát Hang Bê-lem :



"Đó là bài đầu tiên mà tôi viết vào tháng 11 năm 1945. Lúc ấy tôi được 25 tuổi và đang dạy học ở trường thầy Giảng Bùi Chu.

Một hôm, tôi đi ngang qua Tòa sọan bán nguyệt san Đường Sống ở Nam Định, ông Minh Châu-chủ nhiệm-thấy tôi thường hay hát nên đố tôi làm được một bài để đăng vào báo Đường Sống nhân mùa Giáng Sinh. Tôi nhận lời và hẹn ba ngày sau trở lại.

Sau ba ngày tôi đưa bản nhạc Hang Bê-lem tới Tòa soạn và tập sơ qua cho một số anh chị em trong Tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu mới thương lượng với tôi thế này : Ông sẽ chi phí cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội để tìm Mạnh Quỳnh và thuê Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ. Sau khi đã in 2000 số báo Đường Sống, ông Minh Châu sẽ cho tôi lại bản gỗ của bản nhạc. Tôi cũng đồng ý như vậy.

Tôi còn nhớ, lúc đó tôi đã in ra 500 bản với giá 3 hào hay 5 xu gì đó. Tôi gởi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ hát và nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Thật đúng tôi là một anh nhà quê ! Đối với thủ đô Hà Nội mà chỉ có gởi 10 bản nhạc !".



Bài Hang Bê-lem đã ra đời như thế, và đã được chính tác giả điều khiển ca đoàn nhà thờ chính tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh 1945. Chính nhờ sự thành công của bài hát này, thầy Phanxicô Hải Linh (tên thật là Trần văn Linh, quê xứ Ứng Luật, Kim Sơn, Ninh Bình) đã được Giám Mục Phát Diệm gởi đi du học ở Âu Châu vào năm 1950. Học nhạc ở Ý và học sáng tác ở Paris.



Chuyện kể về cố nhạc sĩ Hải Linh không dừng lại ở sáng tác đầu tay : Hang Bê-lem , mà còn được nhắc nhở nhiều đến các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng sau này về đạo cũng như về đời : Trưòng Ca Các Tạo Vật (dùng lời kinh của thánh Phanxicô, sáng tác chung với Xuân Thảo) gồm 10 bài, Trường ca Ave Maria (phổ thơ Hàn Mặc Tử) gồm 10 bài. Và một số bài thánh ca riêng lẻ như Kính mừng Nữ Vương, Tán tụng hồng ân, Ngài Là Thiên Chúa (Te Deum)… và một số bài thánh ca khác đã được hát trong 40 năm qua.



Về phần nhạc đời, cố nhạc sĩ đã để lại trong kho tàng âm nhạc Việt Nam những tác phẩm như : Đại tấu khúc Chinh phụ ngâm (trích thơ Đặng Trần Côn). Tác phẩm này được viết theo nhạc Việt nhưng hình thức vẫn theo lối cổ điển phương Tây, chia làm ba hành âm (mouvement) : Từ khi có lệnh chiến chinh " Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt…" cho đến khi người chinh phụ tiễn chinh phu lên đường lo việc nước. Cảnh người chinh phụ cô đơn chiếc bóng ở lại nhà săn sọc mẹ già và con thơ " Gà eo óc gáy sương năm trống…" . Phần kết kể lại ngày đoàn viên… Đại tấu chuông hòa bình viết cho dàn đại hòa tấu và ban hợp xướng cùng với một số nhạc khí cổ truyền ; Nhạc kịch thơ Duyên kỳ ngộ (thơ Hàn Mặc Tử), đây là một thể loại tiểu nhạc kịch (micro-opera), Trường ca cung đàn bạc mệnh (trích thơ của Nguyễn Du trong tác phẩm truyện Kiều), gồm bốn cung chia ra như sau :



- Cung thứ nhất, gồm 10 bài, tả lại tiếng đàn của Thúy Kiều gảy cho Kim Trọng nghe

- Cung thứ hai, gồm sáu bài, tả lại tiếng đàn của Thúy Kiều gảy cho Thúc Sinh và Hoạn Thư nghe.

- Cung thứ ba là tiếng đàn của Thúy Kiều gảy cho Hồ Tôn Hiến.

- Và cung thứ tư là tiếng đàn của Thúy kiều gảy cho Kim Trọng lúc tái hồi.



Thật tiếc, cố nhạc sĩ Hải Linh đã chưa hoàn tất cung đàn bạc mệnh cuối cùng… Riêng các tác phẩm âm nhạc độc lập (không nằm trong bộ hay trường ca nào) cũng rất đáng chú ý như : Đà Lạt trăng mờ, Ra đời (thơ Hàn Mặc Tử ), Nhạc Việt, Hương quê, Ra khơi, Tình nước non, Cóc quân đả phá thiên đình, Thằng Bờm có cái quạt mo… Về phương diện học thuật, cố nhạc sĩ đã để lại những kinh nghiệm sáng tác, kỹ thuật và phương pháp điều khiển dàn giao hưởng và hợp xướng qua hai cuốn sách mang tên Lối viết thoáng mỏng và lối Trình tấu sống động.

Tôi xin thắp một nén hương tưởng nhớ trước di sản tinh thần qúi giá mà suốt đời hoạt động âm nhạc, nhạc sĩ tài hoa đã chắt chiu, dành dụm để một nửa Tôn vinh Thiên Chúa, một nửa kia Tán tụng quê hương . Qua nén hương tưởng niệm này, tôi cầu mong tất cả di sản âm nhạc của cố nhạc sĩ Hải Linh sẽ được giữ gìn và đến với tất cả mọi người có đạo cũng như không có đạo, những người có tâm hồn thiết tha với niềm tin yêu Thiên Chúa mà cũng yêu mến đất nước, quê hương, dân tộc … thiết tha



Vũ Duy Giang
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
10 năm nhớ nhạc sĩ – ca trưởng Hải Linh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Linh mục nhạc sĩ Dao-Kim
» Đôi nét về sự nghiệp âm nhạc của linh mục nhạc sư Kim Long
» Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh
» Linh mục nhạc sĩ Văn Chi
» Nhạc Sĩ Hải Linh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc sĩ – Nhạc phẩm-
Chuyển đến