Latest topics | » Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn SangSun May 31, 2009 4:45 pm by Admin» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vuiMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lànhMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơmMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hènMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độSun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ BSun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠCSun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh LễSun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin |
November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
|
| Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 809 Join date : 08/02/2009 Age : 39 Đến từ : Ca Đoàn
| Tiêu đề: Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh Tue Feb 17, 2009 5:28 pm | |
| Tiểu Sử Cha Giuse Ngô Duy Linh (Phỏng dịch theo bút tích của ngài) Cha Linh sinh ngày 30 - 4 - 1922 tại làng Liễu Đề, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thuộc địa phận Bùi Chu, Việt Nam. Cha được nhập trường tiểu chủng viện địa phận Bùi Chu tháng 6, năm 1934. Sau đó lên đại chủng viện và thụ phong linh mục ngày 12-6-1952. Chịu chức xong, cha được bổ nhiệm làm giáo sư dạy La Tinh tại tiểu chủng viện Trung Linh, địa phận Bùi Chu. Một năm sau, 1953, Đức Cha Phạm Ngọc Chi gửi cha đi du học Âm Nhạc ở kinh thành Ba-Lê nước Pháp. Mùa hè năm 1956, cha đạt được các văn bằng và chứng chỉ sau: - Văn bằng Giáo Sư Hoà Âm tại nhạc viện quốc tế Ba-Lê. - Chứng chỉ mãn khoá "Sáng Tác Âm Nhạc" với điều kiện nộp thêm tiểu luận để lãnh văn bằng Sáng Tác tại nhạc viện César Franck. - Chứng chỉ mãn khoá "Bình Ca" với điều kiện nộp thêm tiểu luận để lãnh văn bằng Bình Ca tại Bình Ca Học Viện Ba-Lê. - Chứng chỉ mãn khoá "Ca Trưởng" với điều kiện nộp thêm tiểu luận để lãnh văn bằng Ca Trưởng tại Bình Ca Học Viện Ba-Lê\. Vì lý do nước Việt Nam bị chia đôi, cha không có điều kiện trở về Bùi Chu nên tháng 9, năm 1956, cha về Sàigòn và xin nhập vào địa phận Sàigòn, Việt Nam. Sau đó, cha được bổ nhiệm làm Giáo Sư Hoà Âm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigòn từ năm 1957. Năm 1961, cha được lệnh bề trên ra Huế sáng lập và điều khiển trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Huế. Tháng 7, năm 1964, cha trở về Sàigòn nhận nhiệm vụ mới lên làm Phó Viện Trưởng viện đại học Thụ Nhân Đà Lạt. Để chuẩn bị cho tương lai của viện đại học, tháng 10, năm 1968 cha trở lại Ba-Lê nước Pháp học bổ túc về âm nhạc. Vì nhu cầu học vụ, cha phải thi tú tài Pháp tháng 6, năm 1973 và đến tháng 8, năm 1973, cha bắt đầu các chương trình chuyên môn về Dân Tộc Nhạc Học tại đại học Sorbonne, Ba-Lê. Tháng 5, năm 1975, cha hoàn tất chương trình học vấn về Dân Tộc Nhạc Học và chuẩn bị luận án cao học về Dân Nhạc Việt Nam. Sau biến cố 30-4-75, cha xếp bút nghiên đi lo mục vụ cho các chiên đang thiếu chủ chiên... Cha về làm phó xứ tại nhà thờ thánh Antôn, quận XII, Ba-Lê, nước Pháp. Theo lời mời gọi của cha Mai Thanh Lương và cũng để đáp ứng nhu cầu mục vụ của người Việt Nam trên đất Mỹ, ngày 28-2-1982, cha Linh sang nhập tổng giáo phận New Orleans, Louisiana. Cha được đặt làm qua?n nhiệm họ đạo Đức Mẹ Lên Trời tại Avondale, Louisiana. Trong thời gian này cha đã hai lần đáp lại lời mời gọi của Ủy Ban Thánh Nhạc Hoa Kỳ, dẫn các ca viên Việt Nam trình diễn các bản thánh ca đa điệu Việt Nam trước cử tọa gồm các thành viên trong ủy ban Thánh Nhạc Hoa Kỳ tại Ft Worth, Texas và tại New Orleans, Louisiana\. Năm 1991, cha chính thức được phép nghỉ các công việc mục vụ. Cha dồn nỗ lực vào công việc đào tạo các em Thiếu Nhi Việt Nam qua phong trào Thiếu Nhi Dũng Lạc. Trong thời gian này, cha ngụ tại nhà xứ của giáo xứ thánh Agnes Lê Thị Thành, Marrero, Louisianạ Nhân dịp Giao Lưu Văn Hoá của các người Mỹ - Pháp tại New Orleans ngày 25-5-1996, cha đã một lần nữa dẫn ca đoàn Việt Nam và các em Thiếu Nhi Dũng Lạc trình diễn trước một cử tọa đông đảo (phần lớn người gốc Pháp, nói tiếng Pháp). Cha đã gây nhiều ngạc nhiên thích thú cho toàn thể cử tọa và đã tạo nhiều thán phục trong lòng giới mộ điệụ.. Lúc 5 giờ 5 phút, ngày 20-2-1998, cha Giuse Ngô Duy Linh đã từ trần tại nhà thương Arlington Memorial vì bệnh sưng phổi (Pneumonia) trong khi đang điều trị ung thư hạch máu (Lymphoma). Về Cha Ngô Duy Linh Dòng Dõi Anh Hùng Chúng tôi, một chứng nhân sau cùng của sự việc, muốn ghi lại những cảm nhận riêng và những sự thật về một con người Việt Nam mà chúng tôi hằng cảm phục. Chúng tôi coi người như một người cha, một người thầy. Chúng tôi dùng cuộc sống và tinh thần của người để làm khuôn thước cho cuộc đời. Người mà chúng tôi muốn nói đến đây, không ai xa lạ, rất quen thuộc với nhiều người trong chúng tạ Tùy theo mỗi người, chúng ta có thể thấy người qua nhiều vóc dáng khác nhau: có người sẽ nhận diện người là một linh mục Công Giáo đạo hạnh. Có người sẽ nhận ra người là vị thầy khả kính ngày nào, đã hết lòng thương mến các sinh viên trong những ngày còn ngồi ghế đại học Thụ Nhân Đà Lạt. Một số khác sẽ nhận ra đây là linh mục Giám Đốc sáng lập trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Huế.... Bất cứ dưới lăng kính nào chúng ta cũng đều nhìn vào một cá nhân mà trên thẻ căn cước được ghi tên là Ngô Duy Linh, sinh ngày 30-4-1922 tại Liễu Đề, Bùi Chu, Việt Nam, tên cha là Ngô văn Nhan, tên mẹ là Ngô thị Tỵ. Để tỏ lòng tôn kính và thân thuộc, chúng tôi xin được gọi người là cha Linh. Cha Linh đã ảnh hưởng sâu đậm trên chúng tôi#. Chúng tôi nhìn thấy nơi người nhiều tinh thần cao thượng; chúng tôi muốn chia sẻ một phần với mọi người. 1. Thăng tiến xã hội Việt Nam Cha Linh luôn ấp ủ một giấc mộng Việt Nam Thăng Hoa. Cuộc sống của cha đã là một bằng chứng rõ ràng nhất cho những tâm tư của cha#. Trong khả năng chuyên môn, cha Linh đã âm thầm cố gắng đào tạo những cán bộ cho tương lai. Cha hiểu rất rõ muốn thay đổi một xã hội phải có nhiều cán bộ và những cán bộ nòng cốt này phải được trang bị bằng một căn bản vững chắc. Khi được bổ nhiệm làm Phó Viện Trưởng Đại Học Thụ Nhân, như cá gặp nước, cha đã sẵn sàng dồn hết tâm huyết, tinh thần, tài sản và sức lực vào công việc "trồng người" cho đất nước. Đại Học Thụ Nhân, Đà Lạt ngày xưa là một hy vọng của cha để cha thực hiện những giấc mơ; nhưng trận cuồng phong 1975 đã cuốn hết những gì của cha như cha đã tâm sự trong một bài bút vấn đăng trong Đặc San Thụ Nhân Đặc Biệt 95... Một thời gian dài cha thất vọng, cảm thấy mất mát quá nhiều, hết hứng thú, rồi cha đã bỏ dở luận án tiến sĩ Âm Nhạc.... Những giấc mơ vẫn còn liên lỉ, tồn tại, và hun đúc tâm can chạ Năm 1992, sau khi được phép đi nghỉ hưu dưỡng, thay vì an hưởng tuổi già, cha dành trọn thời giờ và tâm huyết còn lại để cố gắng nhen nhúm lên đóm lửa Việt với hy vọng khơi lại ngọn lửa ngày nào qua các nhóm Chim Non Dũng Lạc ở Arlington, Texas và New Orleans, Louisianạ Trong một lần các em Chim Non Dũng Lạc trình diễn, cha đã mượn bài hát (Thằng Cuội( của nhạc sĩ Lê Thương để gửi gấm tâm sự, ví mình là thằng cuội già đang ôm một mối mơ, mơ một ngày Việt Nam vươn mình.... (hiện đang còn giữ lại trong băng videọ) Ngoài ra, những đoản khúc cha sáng tác trong thời gian này đã phản ảnh rõ tinh thần của cha (chúng tôi hy vọng sẽ có dịp phổ biến trong tương lai). 2. Gieo vãi tình thương Nhiều người có dịp sống gần cha Linh đã xác nhận rằng: cuộc đời cha là một bằng chứng cụ thể về Đức Bác Áị Tình thương của cha cho đi vô vị lợi, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc.... Khi còn ở Huế và Đà Lạt, cha đã dành trọn tình thương cho học trò, cho sinh viên. Các anh cựu sinh viên đại học Thụ Nhân đã kể lại hằng đêm cha không ngại gian nan, bỏ giờ đi tuần đại học xá của nam sinh viên để khuyên răn các anh chăm chỉ học hành. Khi về giúp xứ tại New Orleans, các con chiên của cha đã trở thành lẽ sống của cha#. Cha đã tận tụy phục vụ, xây dựng thánh đường cho mọi người có chỗ thờ phượng tiện lợi nhất. Khi được phép đi hưu, cha nghe tin bên Tân Thế Giới (New Caledonia) cần linh mục Việt Nam, cha đã xung phong lên đường, tuy biết rằng hoàn cảnh sẽ thiếu thốn. Cha ở đó cho đến khi ổn định, kiếm được người thay thế. Cha dành trọn tình thương của cha cho tha nhân và luôn cả các sinh vật như chim, chó, mèo... ngoại trừ "con gián" vì cha cho rằng "loài gián" đem bệnh tật cho con người. Nhìn thấy chân nó nhiều lông đủ để cho cha nổi "da gà". Nếu cổ nhân đã nói: "có đầy ở trong mới tràn ra ngoài...", chúng tôi có thể kết luận Tình Yêu đã tràn đầy trong cha vì cha đã dành trọn Tình Yêu cho Thiên Chúa, đấng cha tôn thờ khi còn sinh thời. Cha đã từ bỏ những cuộc vui ở trần gian, lựa chọn Thiên Chúa để dấn thân, và từ đó, Tình Yêu của cha đã tràn sang tha nhân. Những tác phẩm âm nhạc cuối đời của cha như Ngoài Vũ Trụ (thơ Hàn Mạc Tử), Tình Yêu Tuyệt Đối, hay Giáng Sinh Tình Yêu... đã diễn tả những thao thức cô đọng trong tâm hồn của chạ Trong những lần tâm sự cha con, cha nói con người nghệ sĩ nhậy cảm lắm, chỉ một chút thương tâm là cha có thể ngất đi được, vì thế khi nghe một khối âm thanh cha có thể rung cảm được với người nhạc sĩ dễ dàng. Một lần kia, có con chim gẫy cánh rơi xuống sau nhà chạ Ngài trông thấy, quá thương tâm, nhặt lên lo lắng cho chim. Cha gọi điện thoại, nhờ chúng tôi đi mua cho ngài một cái lồng. Hôm sau, chim chết, ngài mang chim đi chôn cẩn thận và đôi mắt đỏ hoe mất một buổi... | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 809 Join date : 08/02/2009 Age : 39 Đến từ : Ca Đoàn
| Tiêu đề: Re: Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh Tue Feb 17, 2009 5:28 pm | |
| 3. Tâm hồn đại lượng
Đi liền với lòng bác ái, ngài tràn đầy vị thạ Cha đã không bao giờ trách cứ ai vì đã làm gì phật ý. Nếu có giận ai thì chỉ trong khoảnh khắc. Trong cuộc đời linh mục, cha không thể tránh được những hiểu lầm của các con chiên. Một lần, quá buồn lòng vì những nỗi oan và danh dự bị xúc phạm nặng nề, cha đã bỏ nhiệm sở đi cấm phòng, tìm an bình tâm hồn. Sau hai tuần lễ, cha đã trở lại với một tâm hồn mới và tiếp tục công việc như không có gì xẩy rạ Mọi chuyện được cha cất vào quá khứ ngay và không thấy cha lập lại những chuyện xấu, than phiền, hay trách móc một cá nhân nào. Khi có người nhắc lại chuyện cũ cha chỉ kết luận rằng tội nghiệp cho người ta vì người ta không hiểu chuyện, phải cầu nguyện cho họ.... Một kỷ niệm nữa là ngày 6-6-1997, cha bị đụng xe gãy hai xương ở vai, phải nằm nhà thương một tuần. Ngày đầu, khi chúng tôi vào thăm, thay vì tức tối, cha đã hỏi thăm xem người tài xế xe bên kia (người Mỹ) có sao không. Cha nói tội nghiệp hắn, hắn đâu có muốn vậy...
4. Khuất phục khó khăn
Qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, cha Ngô Duy Linh đã chứng tỏ cho những người chung quanh thấy một tấm gương bất khuất, kiên cường. Ngài không bao giờ than trách số phận hay hối hận những việc đã làm. Khi đã quyết định làm gì, ngài không bao giờ khuất phục dù phải đương đầu với bất cứ sức mạnh nào. Trong một buổi tâm tình, cha kể lại: Trong khi cha còn đang làm Giám Đốc nhạc viện Huế năm 1963, hội đồng quân nhân (HĐQN) đảo chánh chính quyền, vào nhạc viện bắt buộc các cha ký tên ủng hộ HĐQN. Cha đã quyết liệt từ chối không ký bản ủng hộ vì cho rằng như vậy là trái lương tâm của cha mặc dầu cha có thể phải đối diện với sự chết... Cuối cùng cha đã thắng; họ phải tha cha về. Tuy nhiên, cha vẫn không đồng ý đường lối làm việc của chính phủ lâm thời, nên đã nộp đơn xin từ chức Giám Đốc nhạc viện Huế để trở về Sài Gòn. Từ đó, cha Simon Lập, Viện Trưởng Đại Học Đà Lạt đã xin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cử cha ra giúp viện đại học Đà Lạt.... Gần đây nhất, là kỷ niệm khi cha bắt đầu đi gặp bác sĩ điều trị ung thự Bác sĩ muốn lấy tủy ra khám nghiệm nên phải khoan vào xương để rút tủỵ Cha tỉnh táo nằm xem bác sĩ khoan xương của mình ra, không một tiếng kêu đau... trong khi những người chứng kiến phải rùng mình. Về nhà, chúng tôi hỏi thăm và ngài thú nhận rằng rất đau, nhưng không kêu vì muốn cho người Mỹ biết rằng người Việt Nam quật cường, chẳng coi đau ra gì hết. Bác sĩ Mỹ đã phải bật ngón tay cái ra khen một ông già Việt Nam...
5. Tôn trọng mọi người
Cha Linh hay tâm sự: người nhạc sĩ cần phải rung được tâm hồn thính giả là đủ, các điều khác chỉ là kỹ thuật để đạt đến phương cách diễn tả.... Nhưng nếu đánh giá theo sở học, tức là theo một chương trình học vấn, được quốc tế công nhận theo thứ tự lớp lang, cha Linh phải là một trong những tiên phong của Việt Nam du học để du nhập Âm Nhạc Tây Phương vào nền Âm Nhạc Đa Điệu của Việt Nam. Trong những năm sống ở Ba-Lê, cha đạt được nhiều văn bằng như:
Bằng Giáo Sư Hoà Âm (Diplome de Professeur d'Harmonie) điểm ưu hạng (Bien) tại nhạc viện quốc tế Ba-Lê (Conservatoire International De Musique - Paris) ngày 2-7-1956; Chứng chỉ mãn khoá "Nhạc Đối Âm" (Contrepoint) do nhạc viện quốc tế Ba-Lê cấp ngày 2-7-1955; Chứng chỉ mãn khoá "Sáng tác âm nhạc" (Composition) điểm Tối Ưu (Mention Tres Bien) do nhạc viện César Franck cấp năm 1956; Chứng chỉ mãn khoá "Bình Ca" (Chant Grégorien) do Bình Ca Học Viện tại Ba-Lê (Institut Grégorien De Paris) cấp ngày 15-7-1956; Chứng chỉ mãn khoá "Ca Trưởng" (Direction Chorale) do Bình Ca Học Viện tại Ba-Lê cấp ngày 15-7-1956; Chứng nhận Ứng Viên Tiến Sĩ đại học Văn Khoa - Sorbonne với luận án "Nhịp Tiết trong Âm Nhạc Việt Nam" (Le rythme dans la musique Vietnamienne) nhận ngày 9-2-1968.
Với một sở học uyên bác về âm nhạc, cha luôn tỏ ra một người hoà nhã, khiêm nhu, chẳng bao giờ lên tiếng chê bai một tác giả nào hay một tác phẩm nào của ai#. Nhiều người biết đến cha, có nhờ cậy phê bình các tác phẩm, công trình cá nhân, cha thường hay né tránh vì không muốn chạm đến danh dự của người sáng tác. Nhưng cha luôn khuyến khích, cổ võ những mầm non phải cố gắng tìm tòi, phát triển các khả năng trời phú. Khi thấy những công trình giá trị, cha sẵn sàng khuyến khích, đề bạt, như ngài đã đề bạt cho cuốn sưu tập Dân Ca Việt Nam của nhạc sỹ Nguyễn Hữu Ba và một số tác phẩm khác.... Nếu có người đề cập, khen các tác phẩm của cha, cha chỉ trả lời rằng: cha phải làm vì nhu cầu.... Để tránh thoát khỏi cạm bẫy danh vọng, cha luôn nhận mình là một linh mục, là một nhà giáo dục (music educator) chứ không nhận là nhạc sĩ hay là một nghệ sĩ.
6. Hoàn toàn tín thác
Một đức tính không kém quan trọng chúng ta có thể tìm thấy nơi cha Ngô Duy Linh là tấm lòng Trung Hậu hay Trung Tín. Khi đã đặt niềm tin vào một cá nhân hay một tập đoàn nào rồi, cha sẽ sống chết cùng niềm tin đó. Trong con người của cha, chúng tôi không tìm thấy danh từ "hối hận" hay "thay đổi". Trong những ngày tháng cuối đời cuối đời, chúng tôi được chứng kiến những quyết định của cha khi cha gặp bác sĩ trị liệu ung thư#. Ngày 8-1-1998, cha muốn trở về New Orleans mừng lễ bạc (25 năm làm linh mục) của cha Phạm Văn Tuệ, một người anh em linh mục của chạ Khi đi bác sĩ về, cha buồn ra mặt, nói với cha Tuệ rằng không thể đi được vì bác sĩ không muốn. Chúng tôi thấy cha buồn, nhớ giáo dân nên bàn với cha có thể về bên New Orleans chữa trị vì ở New Orleans cha có nhiều bác sĩ thân quen hơn. Cha lập tức từ chối cho rằng như vậy không được, vì khi đã đặt niềm tin nơi người nào thì phải trung tín và tin tưởng nơi họ. Cha đã gặp bác sĩ nên cha phải tin cậy người bác sĩ này, và vâng lời ông tuyệt đối. Sáng thứ sáu, ngày 20-2-1998, khi còn tỉnh táo, cha đã bắt chúng tôi thông dịch với bác sĩ rằng: Cha hoàn toàn tin tưởng nơi ông, ông có toàn quyền làm bất cứ gì cần thiết không cần phải hỏi phép ai hết. Nếu có xẩy ra bất cứ gì, cha chấp nhận, vì cha tin như vậy là đúng ý của Thiên Chúa.
7. Tận hưởng cuộc đời
Một đức tính sau cùng chúng tôi muốn đề cập ở đây là qua những năm quen biết và sống gần cha (từ năm 1984), chúng tôi chưa bao giờ thấy cha mang tâm trạng bi quan. Cha luôn luôn vui vẻ, yêu đời, và tận lực làm việc cho đến lúc nào không làm việc được nữa mới thôi#. Nhiều đêm cha đã thức trắng để làm cho xong việc. Vì bản chất là một nhà giáo, nên nhìn cha rất nghiêm nghị nhưng qua cặp kính trắng lúc nào cha cũng sẵn sàng nở nụ cười. Những lúc nghiêm khắc là những lúc cha muốn dậy dỗ các con cháu. Khi bực mình lắm, cha chỉ lắc đầu, không nói gì bỏ đi chỗ khác cho nguôi ngoai; sau đó, lấy tình cha con dẫn giải phải quấy, thông cảm cho nhau#. Những lúc vui vẻ, cha hay nói: Nhạc làm cho con người lạc quan, hài hòạ Cuộc đời cha có nhạc nên cha phải lạc quan... Những năm cuối đời, cha muốn viết lại những kinh nghiệm sáng tác và những khám phá về Dân Nhạc Việt Nam cũng như phương pháp giúp cha thành công trong ngành giáo dục Âm Nhạc trong khi làm giám đốc Nhạc Viện Huế. Mặc dù gặp nhiều trở ngại sức khoẻ nhưng cha vẫn lạc quan, tin tưởng mình sẽ sống thêm mấy năm nữa để dâng hiến trọn sở học và tâm huyết cho Việt Nam. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, cha lạc quan và đã gieo trong lòng những người tiếp xúc với cha một niềm tin tưởng mãnh liệt. Mọi người đã đặt rất nhiều hy vọng nơi cha... cho đến khi được thông báo cha ra đi, nhiều người vẫn không tin là sự thật.
Cha Ngô Duy Linh ra đi là một mất mát lớn cho chúng tôi, chúng tôi mất một người cha nhân ái, khả kính... Đồng thời là mất mát của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam; Giáo Hội Việt Nam vừa mất đi một linh mục đạo đức, thánh thiện, đã hiến dâng trọn cuộc đời phục vụ dân Chúa, và cũng là một cây cổ thụ của phong trào Thánh Nhạc Công Giáo#. Hơn nữa, đây cũng là mất mát chung của dân tộc Việt Nam; Mẹ Việt Nam vừa mất đi một người con ưu tú, người con đã cống hiến nhiều tâm huyết tô điểm thêm cho Mẹ trong các lãnh vực: giáo dục và đóng góp văn hoá qua nền âm nhạc đa điệu Việt Nam... Chúng tôi viết lên những dòng này không phải để thương tiếc bi quan về những gì mình đã mất, nhưng muốn kể lại một vài đức tính tiêu biểu của cha Linh, hầu mong Tinh Thần Ngô Duy Linh sẽ được tiếp nối, và tồn tại mãi trong lòng những người "CON CÙNG MỘT CHA VÀ DÂN CÙNG MỘT NƯỚC". (1)
Trần Đức Hiền
(1): Câu nói cha Linh hay dùng khi đề cập đến đồng bào Việt Nam. | |
| | | | Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |