TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Đệm đàn trong Phụng Vụ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

Đệm đàn trong Phụng Vụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Đệm đàn trong Phụng Vụ   Đệm đàn trong Phụng Vụ EmptySun Feb 15, 2009 4:59 pm

1. Giáo Hội đã nói gì về nhạc cụ dùng trong Phụng Vụ ?

<< Từ lâu Giáo Hội vẫn quý trọng và đề cao việc dùng Đại quản cầm trong phụng vụ. Âm thanh của loại đàn này làm “tăng vẻ huy hoàng cho các lễ nghi lại có hiệu lực nâng cao tâm trí lên cùng Chúa và những sự trên trời.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, ta vẫn có thể dùng những nhhạc cụ khác tùy theo sự phán đoán và phê chuẩn của thẫm quyền địa phương, miễn là đã hoặc có thể thích hợp để dùng vào việc Thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường và thật sự giúp cảm hóa các tín hữu>>.

2. Ban Thánh nhạc HĐGMVN đã nói gì về nhạc cụ dùng trong PV ?

Ở Việt Nam, việc xử dụng nhạc cụ trong PV đã được thẫm quyền địa phương “phán đoán và phê chuẩn” như thế nào?
Cho đến nay, ta chưa hề thấy có một thông cáo nào chính thức đề cập đến nhạc cụ dùng trong PV, ngoại trừ Thông Cáo số 1 của HĐGMVN về Thánh Nhạc.
“Trong khi chờ đợi những quy định cụ thể của HĐGM, cần lưu ý và thi hành ngay những điều sau đây:
a.Tiếng hát trong PV chiếm ưu thế, nên luôn phải rõ ràng, các nhạc cụ khác chỉ là đệm theo nên “không bao giờ được lấn át tiếng hát” (Tự sắc Tra le Sollecitudini, số 16). Không được vuốt tay lên phiếm đàn, nhất là organ và piano.
b. Chúng ta có thể dùng organ điện tử trong PV, nhưng:
- Những nút “điệu” chỉ nhắm dùng cho sinh hoạt đời. Do đó không nên dùng trong PV. Tuy nhiên có thể dùng lúc luyện tập để quen giữ đúng nhịp.
- Phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với thánh ca (ví dụ organ, violin…), tránh dùng những âm thanh xa lạ với phượng tự vì sẽ gây chia trí hơn là giúp cầu nguyện.
- Khi xử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitar, dàn trống, dàn kèn, dàn nhạc hòa tấu…không được dùng các điệu jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ.”
Từ khi có thông cáo của HĐGMVN về thánh nhạc cho đến nay, ngót muời hai năm, vẫn chưa thấy có “những quy định cụ thể ” nào về nhạc cụ xử dụng trong Phụng Vụ. Hiện tại, có lẽ đàn organ điện tử được dùng nhiều nhất trong Phụng vụ, hầu hết trong các nhà thờ xứ, cũng như trong các dòng tu và các Đại Chủng Viện.
Tiếng đàn thích hợp với thánh ca đã được Ban thánh nhạc đề nghị trước tiên là tiếng organ. Tại sao thế? Tại sao tiếng organ lại chiếm ưu thế trong phụng vụ mà không phải là âm thanh của các nhạc cụ khác?
Thiết tưởng là vì từ trước, đàn harmonium đã được dùng rất lâu trong phụng vụ ở Việt nam, nó đã có một chỗ đứng trong văn hóa của người Công Giáo Việt Nam. Nên chọn tiếng organ vì so với nhiều tiếng đàn khác đã được lưu ở organ điện tử, tiếng organ xem ra gần giống với tiếng harmonium. Trong khi đó thì những âm thanh khác không quen thuộc, gợi lên một sự chia trí, làm cho các tín hữu khó tập trung để cầu nguyện.

3. Một vài ý kiến khác

- Các Tổ Phụ
Một vài Tổ Phụ cho rằng âm thanh của một số nhạc cụ đã làm các Ngài sợ hãi, bởi vì nó gợi lên một cảm giác lo lắng hơn là bình an
Thiết nghĩ vấn đề không phải là nhạc cụ, nhạc cụ tự nó không có khả năng để gây sợ hãi hay quyến rũ, nâng tâm hồn ta lên hay làm lòng ta chùng xuống. Nhưng có lẽ là do phong cách của người chơi, và nơi chốn được trình diễn cũng có một ảnh hưởng quan trọng. Việc xử dụng nhạc cụ trong một vài nơi nào đó, mà nó đã gắn chặt với văn hóa của con người, trở nên truyền thống của họ. Chính điều này mới mặc cho nhạc cụ một ý nghĩa. Ví dụ như đại quản cầm (l’orgue à tuyaux) từ đầu là nhạc cụ ‘trần tục”, dần dần nó mất đi tính “trần tục” này vì được thường xuyên xử dụng ở nhà thờ. Đại quản cầm có một chỗ cố định trong thánh đường; để xử dụng nó, người ta phải đến nhà thờ. Từ đó, nhạc cụ này đã trở thành nhạc cụ duy nhất ở nhà thờ.
- Trong bài phỏng vấn mang tựa đề: “Tâm sự nghệ sĩ với cây đàn”, linh mục Nguyễn văn Minh, thư ký đầu tiên của Uỷ Ban Thánh Nhạc Việt nam đã phát biểu như sau: “Nếu một nhạc sĩ biết xử dụng cách hoàn hảo những nhạc cụ, và nếu họ biết chơi đúng nơi, đúng lúc, thì tất cả mọi nhạc cụ đều có thể giúp ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa”.
Ngài còn nói thêm: “Nếu nghệ sĩ có tính tôn giáo, khi họ xử dụng một nhạc cụ nào đó, nhạc cụ này cũng mang tính tôn giáo.”.
Theo tôi, nếu có những nhạc cụ được coi là mang tính tôn giáo nhiều hơn những nhạc cụ khác, và nếu người ta đánh giá những nhạc cụ này xứng đáng dùng trong phụng vụ, chính là vì nó được xử dụng nhiều trong nơi phượng tự, và theo dòng lịch sử, nó trở thành nhạc cụ tôn giáo. Ngược lại, những nhạc cụ thường xử dụng trong những nơi “trần tục” bị coi là bất xứng trong thánh đường. Nhưng thực ra, nhạc cụ tự nó không thể nói là xứng đáng hay bất xứng, chính con người đã mặc cho nhạc cụ một giá trị theo sự xét đoán của họ.

4. Có nên đưa nhạc cụ dân tộc vào phụng vụ không?

Công đồng Vatican II đã nói: “Ở một vài miền, nhất là ở các xứ truyền giáo, có những dân tộc sẵn có truyền thống âm nhạc riêng, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và xã hôi của họ, tại những nơi này, phải quý trọng âm nhạc ấy đúng mức và dành cho nó một địa vị thích hợp"”
Ngày hôm nay, nhiều nhạc sĩ đã biết dùng những âm điệu quê hương dể sáng tác những bài thánh ca mang dân tộc tính, thiết nghĩ những người có trách nhiệm cũng nên cho nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà…) một “địa vị thích hợp” trong phụng vụ, “công khai” khuyến khích việc xử dụng nhạc cụ dân tộc trong phụng vụ. Vì hơn hết những tiếng đàn khác, tiếng đàn dân tộc sẽ đệm thích hợp cho những bài thánh ca mang âm điệu này, âm thanh của nhạc cụ dân tộc sẽ không còn là những “âm thanh xa lạ” trong phượng tự nữa, nhưng hy vọng người tín hũu Việt nam sẽ cầu nguyện sốt sắng hơn với những bài thánh ca Việt nam cùng với tiếng đàn truyền thống của dân tộc.


Sr Maria Đông An
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Đệm đàn trong Phụng Vụ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đệm Đàn Trong Phụng Vụ
» THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ
» THỂ HIỆN ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
» TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
» những luật lệ của Giáo Hội trong lịch Phụng Vụ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc lý Cơ Bản-
Chuyển đến