TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ   THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:17 pm

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ

"Bene Cantat Bis Orat" - "Hát hay là cầu nguyện 2 lần." Câu châm ngôn La Tinh này như một tâm niệm của mỗi tín hữu Công Giáo, mỗi ca đoàn, hay mỗi người ca xướng viên của ca đoàn. Thánh Ca nắm giữ một vai trò quan trọng trong các lễ nghi Phụng Vụ của Giáo Hội. Ngay từ những thuở xa xưa của thời Cựu Ước, trong các lễ nghi Phụng Vụ thời Tân Ước, và sinh hoạt Phụng Vụ của Giáo Hội xuyên suốt 20 thế kỷ qua, Thánh Ca đã chiếm lĩnh địa vị ưu thế.
1. Thánh Ca trong Thánh Kinh.
Theo Cựu Ước, âm nhạc bắt nguồn từ Giu-Van, một người thuộc dòng dõi Cain, con trai của Adam: "Giu-Van là ông tổ của những người chơi đàn." (St. 4:21). Trong Sách Xuất hành đoạn 15 câu 1 ghi lại: "Bấy giờ Môi-Sen và con cái Israel hát mừng Giavê: Con xin hát mừng Giavê, vì Ngài uy linh cao cả." Trong Sách Samuel quyển 1 đoạn 16:14-23, Vua David đã chơi đàn harp để giúp Vua Saolê bớt tức giận. Sách Gioxuê thuật lại trận chiến, Gioxuê đã sử dụng kèn trumpets để chiến thắng thành Jericho (Joshua 6:12-20). Trong Sách Thánh Vịnh của vua David, Thánh Vịnh 59 câu 16 diễn tả về ca hát chúc tụng Chúa: "Con sẽ hát ca uy quyền của Chúa." Trong Cựu Ước, âm nhạc được xử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Con người tiễn đưa người thân trong tiếng hát, tiếng trống, tiếng đàn (St. 31:27). Âm nhạc xử dụng để mừng chiến thắng bằng ca hát (Xh. 15:1), kèm theo nhảy múa và nhịp trống (Xh. 15:20), hòa theo tiếng đàn và tiếng kèn (2 Sk. 20:28). Âm nhạc còn được xử dụng trong yến tiệc (Is. 5:12), trong đám cưới (1 Mcb. 9:37-39). Cung đình xử dụng những nam nữ ca sĩ (2 Sm. 19:35; Gv. 2:Cool. Trong Ðền Thờ Giêrusalem, âm nhạc Phụng Vụ dành cho các Thầy Lêvi bắt đầu từ thời vua David (1 Sk. 15:16-24). Vua David thích lễ nhạc và nhảy múa theo tiếng nhạc trước Hòm Bia Thánh (2 Sm. 6: 5-16). Theo Tân Ước, Chúa Giêsu và các Tông Ðồ hát Thánh Vịnh (Mt. 26:30). Thánh Giacôbê khuyên tín hữu hát Thánh Ca khi vui (Gc. 5:13). Trong ngục tù, Phaolô và Sila hát Thánh Ca và các bạn tù cùng nghe (Cv. 16:25).
Bàng bạc trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, từ ngữ hát ca đã được xử dụng tới 167 lần, đủ nói lên vị trí đặc biệt của Thánh Ca trong đời sống phụng thờ Thiên Chúa của con cái Ngài. Thánh Ca đã đi liền và có một vị trí đặc biệt trong Phụng Vụ, trong lịch sử âm nhạc thế giới, và song hành với lịch sử con người.
2. Sơ Lược về Lịch Sử Âm Nhạc thế giới qua các thời đại.
Trong lịch sử âm nhạc thời kỳ Thượng Cổ, bản trường ca Illiad đã được hát lên để tuyên dương các anh hùng (Odyssey 8.62-82) trong thế kỷ thứ 8 trước Chúa Giáng Sinh. Nhiều nhạc khí như đàn Lyre, Sáo, Aulos...đã được xử dụng trong đời sống con người. Thời kỳ Aristotle vào thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh đã dạy về âm nhạc trong giáo dục và những yếu tố đầu tiên về hòa âm được xử dụng...Những yếu tố âm nhạc trong những thế kỷ đầu tiên sau Chúa Giáng Sinh đã được nhắc nhiều trong những nét nhạc của Do Thái, Roma, Hy Lạp, Ả Rập, Ấn Ðộ... với những dòng nhạc (melody) đa dạng khác nhau... (*1) Thánh Ca trong Phụng Vụ trải qua các giai đoạn trong bối cảnh âm nhạc thế giới với lịch sử như sau:

2.1. Ðặc biệt trong thời kỳ Trung Cổ (450-1450) của lịch sử âm nhạc thế giới, Thánh Ca đã chiếm địa vị ưu thế trong lãnh vực âm nhạc. Thể Loại âm nhạc đặc biệt trổi vượt trong Phụng Vụ thời Trung Cổ là Bình Ca (Gregorian Chant). Bình Ca được phát triển và thịnh hành trong thời đại Ðức Gíao Hoàng Gregorio 1 (590-604) và Bình Ca tiếp tục được hát liên tục trong lễ nghi Phụng Vụ của Giáo Hội kéo dài tới thế kỷ 21 ngày nay. Thế kỷ 11, Tu sĩ Guido of Arezzo đặt tên cho các nốt nhạc DO (UT), RE, MI, FA, SOL, LA, SI, DO (UT). Ông dùng các tên nốt nhạc dựa trên bài Thánh Ca mừng Thánh Gioan:

UT queant laxis REsonare fibris,
MIra gestorum FAmuli tuorum,
SOLve polluti LAbii reatum,
Sancte Joannes.

Những nhạc khí được xử dụng khá nhiều trong thời kỳ này như: Harp, Vielle, Organ, Lute, Kèn, Trống...Vào thế kỷ 13, nhạc đa âm được sáng tác và xử dụng trong Phụng Vụ. Cả ngàn bài Motets đa âm bằng La Tinh và Pháp Ngữ được sáng tác thời kỳ này. Franco of Cologne đã sáng tạo ra cách ghi nốt nhạc bằng hình vuông để ghi lại những sáng tác. Những Bộ lễ (Mass) cũng được sáng tác và xử dụng trong Thánh lễ.(*2)

2.2. Trong thời kỳ Phục Hưng (1450-1600), Thánh Ca vẫn chiếm địa vị ưu thế trong lịch sử âm nhạc thế giới. Những tác giả nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng, đã sáng tác rất nhiều những bài thánh ca dưới dạng Bình Ca và Motet bất hủ, như Giovanni Pierluigi da Palestrina, Giovanni Gabrieli, Josquin de Prez, Claudio Monteverdi...Những bài Canon và Chorale được sáng tác nhiều trong thời kỳ này. Nhạc khí được sử dụng với nhiều loại phong phú hơn. (*3)

2.3. Sang thời kỳ Baroque (1600-1750), những bản Thánh Ca đơn âm và đa âm phong phú và phổ biến thịnh hành. Nghệ thuật Hòa Âm và Ðối Âm được xử dụng. Những bài Cantata được sáng tác nhiều trong thời kỳ này. Nghệ thuật Tẩu Pháp (Fuga), Tuồng Thương Khó (Passion), và Oratorio được chú trọng nhiều hơn trong thời kỳ Baroque. Những tác giả nổi tiếng như: Johann Sebastian Bach, Antonio Vivaldi, George Frederic Handel.... (*4)

2.4. Thời kỳ Cổ Ðiển (1750-1820), Thánh Ca vẫn nắm giữ địa vị ưu thế trong âm nhạc với các tác giả nổi tiếng sáng tác nhiều bản Thánh Ca tuyệt vời, đồng thời, còn sáng tác những tác phẩm Symphony bất hủ cho nhân loại như: Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig Van Beethoven....Những tác phẩm Thánh Ca như Bộ Lễ, Motets, Lễ Mồ...được sáng tác và xử dụng nhiều trong Phụng Vụ thời kỳ này. (*5)

2.5. Thời kỳ Lãng Mạn (1820-1900), Thánh Ca đi sâu vào quần chúng và nắm giữ vai trò quan trọng trong Phụng Vụ. Những tác phẩm nổi tiếng được sáng tác do các tác giả trứ danh như: Franz Schubert, Robert Schumann, Frederic Chopin, Felix Meldelssoln, Johannes Brahms, Richard Wagner, Anton Bruckner, Hector Berlioz, Franz Liszt, Piotr Tchaikovsky, Antonin Dvorak, Charles Gounod, Giuseppe Verdi, Gioachino Rossini, Rimsky Korsakov, Gabrel Fauré, Claude Debussy....Nhiều bài Thánh Ca bất hủ được sáng tác trong thời kỳ này như Te Deum, Requiem, Stabat Mater...và những Oratorio được trình diễn rất sinh động... (*6)

2.6. Sang thế kỷ 20, Thánh Ca vẫn giữ địa vị siêu việt trong Phụng Vụ của Giáo Hội. Thánh Ca còn du nhập thêm những yếu tố âm nhạc mới lạ của các nét nhạc địa phương và thời đại, làm phong phú hóa cho kho tàng Thánh Ca của Giáo Hội. Những tác giả nổi tiếng như Claude Debussy, Giacomo Puccini, Richard Strauss, Bela Bartok, Gustave Mahler, Arnold Schoenberg, Marcel Proust, Igor Stravinsky... đã cống hiến cho nhân loại những tác phẩm tuyệt vời trong thế kỷ 20. (*7)

Như vậy, xuyên suốt lịch sử của loài người, Thánh Ca đã chiếm một địa vị siêu việt trong Phụng Vụ để phụng thờ Thiên Chúa và giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử âm nhạc của nhân loại.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ   THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:17 pm

3. Lịch Sử nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam.
Nhìn về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam nói riêng và nền Âm Nhạc Việt Nam nói chung, cả một lịch sử đa dạng với nhiều thăng trầm, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả một dân tộc. Ðôi nét chấm phá về nền Âm Nhạc và Thánh Nhạc Việt Nam được trình bày sau đây, như là những nghiên cứu về những giai đoạn thăng trầm của nền Âm Nhạc Việt Nam và Thánh Nhạc Việt Nam.

Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 bao gồm một nền văn học nghệ thuật và nhạc ngữ (texture) đẹp ngời với một nền lịch sử lâu dài có thể được truy nguyên từ khoảng năm 2879 trước Chúa Giáng Sinh, khi nền văn hoá Việt Nam được thành hình. Giai đoạn 30 năm trong khoảng thời gian 1945-1975, ghi dấu những biến cố bi hùng của Việt Nam, đồng thời, giới thiệu một giai đoạn đặc biệt và nổi bật cho công trình nghiên cứu một thể loại đặc thù của nền âm nhạc Việt Nam. Vào năm 1945, nhạc phẩm "Hang Belem" của Nhạc sĩ Hải Linh, nhạc phẩm Thánh Ca nổi tiếng đầu tiên được sáng tác bằng Việt Ngữ, được phát hành, và trình diễn tại miền Bắc Việt Nam (*Cool. Ðến năm 1975, khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã cấm đoán những sinh hoạt hợp ca và bắt bỏ tù nhiều nhạc sĩ sáng tác, trong khi đó, một số lớn những nhạc sĩ sáng tác khác trốn thoát khỏi Việt Nam. Tiến trình 30 năm đầu tiên của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam được tạm chia thành 3 giai đoạn:
a. Trong giai đoạn thành hình, khoảng thời gian từ năm 1945 tới năm 1955, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam phần lớn đặt nền tảng trên những yếu tố của nhạc Bình Ca (Gregorian Chant) và âm nhạc Việt Nam truyền thống, bao gồm lời ca Việt Ngữ và nhạc ngũ cung. Ðồng thời, thể loại này cũng xử dụng những yếu tố âm nhạc của nền Thánh Ca La Tinh và Thánh Nhạc Pháp Quốc, như hình thức, hoà âm, nhịp điệu, và những kỹ thuật khác. Những sáng tác Thánh Ca trong giai đoạn này thường được viết với những giai điệu, hoà âm, nhịp điệu, và những kỹ thuật đơn giản.
b. Trong giai đoạn phát triển, vào khoảng từ năm 1955 đến năm 1970, nhiều nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong cuộc di cư vĩ đại năm 1954, để trốn tránh chế độ Cộng Sản, những nhạc sĩ này vẫn tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm Thánh Ca nhiều hơn giai đoạn trước. Sau năm 1955, khi chiến tranh Việt Nam lần thứ 2 bùng nổ, nhiều người ngoại quốc trong giới quân sự và dân sự đến Việt Nam để giúp đỡ dân tộc Việt Nam bảo vệ tự do. Trong giai đoạn từ năm 1955 tới năm 1970, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng với những yếu tố mới của nền âm nhạc từ Mỹ Châu, Aâu Châu, và các quốc gia khác. Sự canh tân phụng vụ đặc biệt sau Công Ðồng Vaticanô Ðệ Nhị (1962-1965) ảnh hưởng rất nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam. Nhiều sáng tác Thánh Nhạc Công Giáo dựa trên những yếu tố âm nhạc truyền thống và những yếu tố mới, bao gồm hệ thống ngũ cung và hệ thống âm nhạc Tây Phương, được ứng dụng đồng thời trong cùng một sáng tác. Nhiều sáng tác hợp ca đa âm đã được viết bằng lời ca Việt ngữ trong giai đoạn này. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với những kỹ thuật sáng tác, trình diễn hợp ca, và nhiều yếu tố âm nhạc được ứng dụng trong thời gian 15 năm của giai đoạn phát triển này.
c. Trong giai đoạn trưởng thành với khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1975, khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức xử dụng Việt Ngữ trong phụng vụ, những nhà sáng tác được khuyến khích viết rất nhiều nhạc phẩm Thánh Ca bằng Việt Ngữ. Trong giai đoạn này, Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam bước vào giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này mang nhiều những đặc tính của giai đoạn phát triển, nhưng giai đoạn này đã cống hiến một số rất lớn những sáng tác song song vớiø nhiều sinh hoạt hợp ca trên toàn thể lãnh thổ quê hương.
Do những biến cố bi hùng về chính trị và xã hội tại Việt Nam, khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975, đã chứng kiến những giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam.
Qua những nghiên cứu về nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam, âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã ảnh hưởng khá nhiều trên nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn 30 năm đặc biệt của bối cảnh nghệ thuật và chính trị đặc thù này. Trong khi nghiên cứu và khám phá nền Thánh Nhạc Công Giáo trong giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành, với hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi mào và khuyến khích sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu xa hơn trong thế giới hấáp dẫn và đẹp ngời của nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam.
4. Tương quan giữa nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam với âm nhạc thế giới.
Ðể hiểu rõ hơn nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến năm 1975, sự hiểu biết về nền tảng, bối cảnh, và nguồn gốc của thể loại này nắm giữ một vai trò quan trọng. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam là một thể loại đặc thù của nền âm nhạc Việt Nam, và đồng thời, liên hệ với những nguồn Thánh Nhạc khác trên thế giới. Donald Jay Grout và Claude V. Palisca (1996) nói đến thuở sơ khai của Giáo Hội Công Giáo vào năm 112, Thánh Ca Công Giáo được hát tại Bithania. Quý tác giả này cũng nghiên cứu về lịch sử của nền Thánh Nhạc Công Giáo thế giới Tây Phương qua nhiều hình thức khác nhau như Bình Ca, motet, oratorio, cantata, chorale, mass, passion, requiem, và những hình thức khác.(*9) Homer Ulrich (1973) nghiên cứu về nền Hợp Ca Tây Phương qua các thời đại như Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ Ðiển, Lãng Mạn, và Thế Kỷ 20. Trong tài liệu nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những đặc tính của nền hợp ca trong mỗi thời đại. (*10) Hơn nưã, Ray Robinson và Allen Winold (1976) trình bày một cái nhìn bao quát về kinh ngiệm hợp ca qua những giai đoạn khác nhau của nền sử nhạc Tây Phương. Quý tác giả này cống hiến những kỹ thuật đặc thù về thao dượt và trình diễn phù hợp với từng thời đại. (*11)
Trong tác phẩm Musics of Vietnam, Phạm Duy (1975) đưa ra những nét tổng quát về nền âm nhạc Việt Nam, bao gồm âm nhạc khác nhau giữa các địa phương và sự đa dạng của nền âm nhạc sân khấu và dân ca. Từ giai đoạn phôi thai, nền âm nhạc Việt Nam xuất hiện với những hình thức đơn giản, như hát chuyện thơ, hát ru, hát hò, và những hình thức khác. Sau đó, nền âm nhạc Việt Nam phát triển trong nhiều hình thái và kiểu thức khác nhau (*12). Trong khi viết về lịch sử và đặc tính của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam bằng Pháp Ngữ, học giả Trần Văn Khê (1962) trình bày về những thể loại, hình thức, yếu tố âm nhạc, và những phương diện khác qua các giai đoạn từ thời phôi thai đến thế kỷ 20. Học giả cũng đưa ra những đặc tính của nền âm nhạc Việt Nam trong tiến trình qua mỗi giai đoạn. (*13)
Hơn thế nữa, nhiều tài liệu nghiên cứu về nhạc khí của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Học giả Trần Văn Khê (1962), trong tài liệu nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam bằng Pháp Ngữ, đã trình bày một số lớn các nhạc khí cổ truyền như những loại trống (membranophones-drums), những loại nhạc khí gõ (idiophones-percussions), những loại nhạc khí xử dụng bằng hơi (aerophones-winds), và những loại nhạc khí bằng giây (chordophones-strings), những nhạc khí này được trình diễn trong Cung Ðiện Hoàng Gia và trong nghi lễ do những dàn nhạc sân khấu và nhạc sĩ trình diễn trong thính phòng (*14). Nhạc sĩ Phạm Duy (1989) nghiên cứu về một số lớn những nhạc khí Việt Nam như thạch cầm (lithophones), chiêng đá (stone gongs), trống đồng (bronze drums), đàn giây cổ truyền, nhạc khí xử dụng bằng hơi (woodwinds), và những nhạc khí khác (*15). Học giả Mitchell Clark (1995) trình bày lịch sử của đàn 7 giây Trung Hoa được xử dụng tại Việt Nam. Nhạc khí này xuất xứ từ Trung Hoa, sau đó, được xử dụng tại Việt Nam trong phối khí với âm nhạc truyền thống Việt Nam (*16).
Trong những nghiên cứu đặc biệt liên hệ với Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên (1991) trình bày tiến trình của nền Thánh Nhạc Việt Nam, đồng thời, nhạc sĩ nói lên những kinh nghiệm cá nhân trong thời phôi thai của nền Thánh Nhạc Việt Nam (*17). Nhạc sĩ Hải Linh (1993), một nhạc sĩ sáng tác và đồng thời là một ca trưởng nổi tiếng, trình bày khái niệm tổng quát về âm nhạc hợp ca đa điệu Việt Nam. Nhạc sĩ đưa ra những kỹ thuật sáng tác nhạc hợp ca đa điệu dựa trên lời ca Việt Ngữ, âm thanh và hệ thống hoà âm, và những sáng tác đối âm (contrapuntal compositions) (*18). Ngoài ra, nhạc sư Tiến Dũng (1993), giáo sư và lý thuyết gia nổi tiếng về âm nhạc đưa ra 3 đặc tính tôn giáo trong nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam bao gồm đặc tính thánh thiện, hình thức mỹ thuật, và sự phổ thông (*19). Hơn thế nữa, nhạc sĩ Kim Long (1993), nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca nổi tiếng, nhấn mạnh đến lời ca trong Thánh Nhạc phải dựa trên Thánh Kinh và bản văn phụng vụ, và nhạc sĩ cũng hướng dẫn cách thức để viết những lời ca tốt đẹp trong phương diện sáng tác Thánh Nhạc (*20).
Nghiên cứu này nhằm khám phá và nghiên cứu Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 qua những giai đoạn thành hình, phát triển, và trưởng thành. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam quả thực là một thể loại đặc thù của nền âm nhạc Việt Nam cần được tìm hiểu và nghiên cứu. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, và phân tích Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam, hy vọng nghiên cứu này sẽ cống hiến một sự hiểu biết sâu rộng hơn, đồng thời, như một khai mào cho những nghiên cứu sâu xa và phong phú hơn trong thế giới mới lạ, hấp dẫn, và mỹ lệ của nền Thánh Nhạc Công Giáo trong thời đại hôm nay.

5. Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện tại (1975-2002).
Nhìn về nền Thánh Nhạc Việt Nam trong nước cũng như Hải Ngoại qua hơn một phần tư thế kỷ 1975-2002. Nhìn về dân số của cộng đồng Việt Nam trong nước cũng như Hải Ngọai, Báo Sydney Morning Herald ngày 29.4.2000, với bài báo "It's been tough, but refugees have triumphed."- Cuộc đời tỵ nạn thăng trầm, nhưng người tỵ nạn đã chiến thắng. Theo bài báo, "trải qua 25 năm, con số người tỵ nạn Việt Nam tại Úùc Châu đã lên tới hơn 200.000 người. Trên tờ báo Los Angeles Times tại Hoa Kỳ ra ngày 24.4.2000, số người Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tới 1.824.197 người. Tổng số người Việt Nam Hải ngoại lên tới 2 triệu người trên khắp năm châu bốn bể. Trong số này có khoảng 600.000 người Việt Nam Công Giáo. Dân Việt Nam trong nước gần 80 triệu người, và trong số này với khoảng trên 6 triệu người Công Giáo. Nhìn vào số những người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới cũng như trong nước, một Cộng Ðồng Dân Chúa Việt Nam có những sinh hoạt Tôn Giáo thật đáng khích lệ. Những sinh hoạt mục vụ và đặc biệt qua các Thánh Lễ rất sinh động qua những phần Thánh Ca Phụng Vụ do ca đoàn hay cả Cộng Ðồng Dân chúa tham dự. Hầu hết tại các Nhà Thờ đều có ca đoàn. Tất cả các Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại cũng đều có các ca đoàn hướng dẫn về Thánh Ca Phụng Vụ trong Nhà Thờ. Như vậy, trong các Thánh Lễ Việt Nam trong nước cũng như Hải Ngoại, phần Thánh Ca Phụng Vụ nắm giữ vai trò then chốt và rất quan trọng.
Theo tường trình của Ban Thánh Nhạc Việt Nam về tình hình Thánh Nhạc Việt Nam hiện nay, Nền Thánh Nhạc Việt Nam trong nước cũng như Hải Ngoại có nhiều tích cực cũng như những tiêu cực xuyên suốt 27 năm qua. Số lượng các bài Thánh Ca thật dồi dào phong phú và đa dạng. Tính chung, số lượng Thánh Ca Việt Nam từ xưa đến nay có khoảng 100.000 nhạc phẩm. Sự kiện hát cộng đồng trong Phụng Vụ Thánh Lễ đã được lưu ý và thực hiện nhiều nơi. Tại Việt Nam, những buổi hội thảo của Ban Thánh Nhạc Việt Nam đã nhóm họp lần 12 vào ngày 19 tháng 8 năm 1999. Vấn đề in ấn và phổ biến tại Việt Nam, Ban Thánh Nhạc Việt Nam đã chính thức in và phát hành Tuyển Tập Thánh Ca I vào năm 1989 và Tuyển Tập Thánh Ca 2 vào năm 1997. Xét chung, tình hình Thánh Ca trong nước cũng như Hải Ngoại rất đa dạng và phong phú. Trong các Giáo Xứ cũng như các Cộng Ðồng, Phụng Vụ Thánh Ca nắm giữ vai trò rất quan trọng. Giáo xứ và Cộng Ðồng nào cũng có ca đoàn phục vụ Thánh Nhạc. Ngoài ra, nhiều Giáo Xứ cũng như Cộng Ðồng đã tổ chức những buổi Ðại Hội Thánh Ca vào dịp Giáng Sinh rất phong phú và lôi cuốn. (*21)
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ   THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:17 pm

6. Thánh Ca trong Phụng vụ và vai trò của ca đoàn.
Ðức Giáo Hoàng Piô X đã gọi Thánh Nhạc là "Nữ Tỳ của Phụng Vụ." Trong Thông Ðiệp Mediator Dei, Ðức Giáo Hoàng Piô XII nhận định Thánh Nhạc là thành phần cần thiết của Phụng Vụ. Do đó, Thánh Ca nắm giữ vai trò cần thiết trong nghi lễ Phụng Vụ của Giáo Hội. Trong Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Ðồng Vaticanô Ðệ Nhị, Giáo Hội nhìn nhận Thánh Nhạc là thành phần hoàn chỉnh của Phụng Vụ: "Lễ Nghi Phụng Vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm theo Thánh Nhạc, khi mỗi Thừa Tác Viên chu toàn nhiệm vụ của mình và khi có dân chúng tham dự." Trong Tài Liệu Sacrosanctum Concilium của Công Ðồng Vatican về Phụng Vụ đã đề cập đến vai trò thừa tác đặc biệt của Thánh Nhạc như sau: "Ðức Thánh Giáo Hoàng Piô X đã xác định rõ ràng về vai trò thừa tác đặc biệt của Thánh Nhạc trong việc phụng thờ Thiên Chúa."
Khi nói đến địa vị siêu việt của Thánh Ca trong đời sống Phụng Vụ của Giáo Hộiï, chúng ta phải nói đến vị trí của ca đoàn trong Phụng Vụ. Ca đoàn nắm giữ vai trò Thừa Tác Viên Phụng Vụ, là trung gian giữa Dân Chúa dâng lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa yêu thương, để hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời ca tri ân, cảm tạ, ngợi khen, xin lỗi, và cầu nguyện. Ca đoàn như một Thừa Tác Viên của Dân Chúa để hướng dẫn cộng đoàn Dân Chúa cầu nguyện trong các lễ nghi Phụng Vụ của Giáo Hội.

Nhận thấy vai trò quan trọng của ca đoàn trong đời sống Phụng Vụ của toàn thể Dân Chúa, thiếu ca đoàn, lễ nghi Phụng Vụ mất đi vẻ đẹp nghiêm trang tôn kính. Với ca đoàn lễ nghi Phụng Vụ như được tăng thêm phần sốt sắng và trang trọng, trong vai trò hướng dẫn cả cộng đoàn Dân Chúa tham gia tích cực vào lễ nghi Phụng Vụ của Giáo Hội.

Theo các Huấn Thị về Phụng Vụ Thánh Nhạc của Giáo Hội trong thế kỷ 20 như: "Tra le Sollecitudini," và "Motu Proprio et Ex Certa Scientia," do Ðức Giáo Hoàng Pio X ban hành năm 1903, Huấn Thị "Musicae Sacrae Disciplina et Mediator Dei," do Ðức Giáo Hoàng Piô X ban hành năm 1955, Tài Liệu Công Ðồng Vatican về Phụng Vụ "Sacrosanctum Concilium," Huấn Thị "Musicam Sacram," do Bộ Phụng Tự ban hành năm 1967, và tài liệu Thánh Nhạc "Liturgical Music Today," phát hành tại Mỹ năm 1982, chúng ta cùng nhau nhân định về Thánh Nhạc trong thời đại hiện tại. Với vai trò quan trọng của ca đoàn trong Phụng Vụ, ca trưởng, ca đoàn, nhạc sĩ sáng tác, người đệm đàn, cantors,,, cần lưu ý những đặc tính cơ bản của Thánh Ca trong khi phụng sự Thiên Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Chúa: (*22)
· Ðặc tính cầu nguyện: Câu ví von: "một câu hát bằng một bát kinh" cho chúng ta thấy đặc tính quan trọng của cầu nguyện trong Thánh Ca. Khi ca đoàn và cộng đoàn Dân Chúa hát Thánh Ca, phải chú trọng đến đặc tính cầu nguyện trong Thánh Ca. Thánh Ca là chất xúc tác hướng lòng con người hướng về Chúa để tạ ơn, ngợi khen, xin lỗi, và cầu xin. Do đó, ca đòan và cộng đoàn cần tích cực phát huy đặc tính cầu nguyện trong Thánh Ca khi hát để phụng sự Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.
· Ðặc tính mỹ thuật: Thiên Chúa là là Ðấng Chân Thiên Mỹ, là vẻ đẹp toàn mỹ. Do đó, những gì tốt đẹp nhất sẽ gần gũi với Thiên Chúa. Như vậy, phục vụ Thánh Ca phải thể hiện được đặc tính mỹ thuật trong lời ca tiếng hát. Sự trân trọng về sự chọn lựa bài ca, về mỹ thuật của kỹ thuật hát xướng, mỹ thuật của giai điệu, và mỹ thuật của hòa âm...sẽ giúp cho Phụng Vụ Thánh Ca đáp ứng đặc tính mỹ thuật và giúp cho cộng đoàn Dân Chúa gần gũi với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện với Thánh Ca.
· Ðặc tính kỹ thuật: Thánh Ca cần được hát với kỹ thuật đặc biệt. Do đó, cần phải huấn luyện ca trưởng, ca đoàn về những kỹ thuật cần thiết như kỹ thuật ca hát, cách nhả chữ, lấy hơi, cách diễn tả tình cảm, kỹ thuật đệm đàn, kỹ thuật về cường độ, âm sắc... để tạo cho việc hát Thánh Ca đạt tới mức hoàn hảo. Ca trưởng cần được học hỏi và huấn luyện để giúp cho các ca xướng viên thăng tiến về kỹ thuật ca hát. Ðồng thời, khi phục vụ cộng đoàn Dân Chúa, ca trưởng và ca đoàn ý thức được vai trò quan trọng của mình để cố gắng đạt tới kỹ thuật tốt nhất trong khi hát Thánh Ca.
· Ðặc tính cộng đồng: Thánh Ca có đặc tính cộng đồng ngay từ những buổi sơ khai trong thời Cựu Ước cũng như thuở sơ khai của Giáo Hội. Trong những lễ nghi Phụng Vụ, cộng đoàn Dân Chúa họp mặt để cùng chung dâng lời tán tụng ngợi khen cảm tạ và cầu xin dâng lên Thiên Chúa. Ca đoàn và các ca xướng viên có vai trò hướng dẫn cộng đoàn trong Thánh Ca hay đại diện cho cộng đoàn hát riêng những bài phù hợp trong những lễ nghi Phụng Vụ.trong cuốn Visions of Liturgy and Music for a New Century, Giáo Hội đề cao tính cách cộng đồng trong Thánh Ca như sau: "Ngày xưa, Chữ Ðỏ chỉ dẫn "Hãy nhìn vào Bình Ca." Ngày nay, Chữ Ðỏ chỉ dẫn: "Hãy để ý tới cộng đồng." (*23)

Ngoài ra ca đoàn còn nắm giữ sứ mệnh tông đồ truyền giáo. Một ca đoàn hát hay và có trách nhiệm, sẽ có khả năng lôi kéo những anh chị em chưa biết Chúa trở về với Chúa. Khi tham dự lễ nghi Phụng Vụ và đặc biệt khi tham dự Thánh Lễ, với những bài Thánh Ca có tính mỹ thuật, cầu nguyện, người tham dự mặc dù chưa biết Chúa, họ như bị đánh động bởi lời ca tiếng hát, vì âm nhạc là con đường ngắn nhất đi vào trái tim con người. Biết bao nhiêu tấm gương nhửng người trở lại với Chúa khi họ tham dự Thánh Lễ Cưới, Thánh Lễ An Táng, Thánh Lễ Rửa Tội...Họ cảm nghiệm được Chúa và nhận ra Chúa qua lời ca tiếng hát với những bài Thánh Ca làm họ xúc động. Ý thức được sứ mệnh truyền giáo qua Thánh Ca, ca trưởng, người đệm đàn, ca xướng viên...sẽ cố gắng hết sức tập luyện và hát hay để chuyển đạt cho cộng đoàn và người khác những tâm tình cầu nguyện, những tâm tư ước mơ, những rung cảm trái tim trước tình yêu Thiên Chúa, góp phần hữu hiệu vào việc truyền giáo.
7. Kết Luận.
Ðể kết luận, mỗi người Công Giáo và đặc biệt ca đoàn, ca trưởng, người đệm đàn, ca xướng viên, cantors...luôn ý thức được vai trò quan trọng của mình là những thừa tác viên Phụng Vụ trong cộng đoàn Dân Chúa. Từ đó, mỗi người đều có trách nhiệm học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu, và trau dồi những kiến thức cần thiết về Thánh Nhạc, Thánh Ca, Phụng Vụ, đồng thời, cố gắng luyên tập kiên trì và liên tục, để xứng đáng là một thừa tác viên Phụng Vụ thay cho Dân Chúa và hướng dẫn Dân Chúa trong những lễ nghi Phụng Vụ. Nhờ đó, cộng đoàn Dân Chúa tham dự tích cực vào đời sống Phụng Vụ, đồng thời, mang Chúa đến cho những anh chị em chưa biết Chúa trong sứ mệnh truyền giáo.
Vai trò quan trọng và ý nghĩa biết bao cho chúng ta.
Linh Mục Paul Văn Chi.
Úc Châu Mùa Hè năm 2002.

ï ------------------------------------
Ghi chú:
(*1) Donald Jay Grout, and Claude V. Palisca, A History of Western Music, 5th ed. (New York: Norton, 1996).
(*2) Ibid.
(*3) Ibid.
(*4) Ibid.
(*5) Donald Jay Grout, and Claude V. Palisca, A History of Western Music, 5th ed. (New York: Norton, 1996).
(*6) Ibid.
(*7) Ibid.
(*Cool Nhóm Hải Linh, Ngày Hải Linh Lààn Thứ Nhất, 31.12.1988 [The First Anniversary of Hai Linh's Day, 31 Dec. 1988], (New Orleans, Louisiana: Nhóm Hải Linh, 1988), 60.
(*9) Donald Jay Grout, and Claude V. Palisca, A History of Western Music, 5th ed. (New York: Norton, 1996).
(*10) Homer Ulrich, A Survey of Choral Music (Orlando, Florida: Harcourt Brace Jovanovich, 1973).
(*11) Ray Robinson, and Allen Winold, The Choral Experience: Literature, Materials, and Methods (Prospect Heights, Illinois: Waveland Press, 1992). 5-27.
(*12) Phạïm Duy, Musics of Vietnam (Carbondale, Illinois: Southern Illinois University Press, 1975).
(*13) Trần Văn Khê, La Musique Vietnamienne Traditionelle [The Vietnamese Traditional Music], (Paris: Presses Universitaires de France, 1962).
(*14 Trần Văn Khê. La Musique Vietnamienne Traditionelle [The Vietnamese Traditional Music].
(*15) Phạm Duy, Ðặc Khảo Về Dân Nhạc Ở Việt Nam [Special Study of Folk Music in Vietnam], (Los Alamitos, California: Xuân Thu, 1989).
(*16) Mitchell Clark, "A History of the Chinese Seven-String Zither in Vietnam," Nhac Viet 4 (1995): 25-55.
(*17) Nguyễn Khắc Xuyên, Tiến Trình Thánh Nhạc Việt-Nam [Process of Vietnamese Sacred Music], (Houston, Texas: Zieleks, 1991).
(*18) Hải Linh, "Nhạc Ða Ðiệu Việt Nam" [Vietnamese Polyphonic Music], Thời Ðiểm Công Giáo 34-35 (1993): 56-80.
(*19) Tiến Dũng, "Vấn Ðề Tôn Giáo Tính Trong Âm Nhạc" [Religious Characteristics in Music], Thời Ðiểm Công Giáo 34-35 (1995): 27-55.
(*20) Kim Long, "Lời Ca Trong Một Bài Thánh Ca" [Words in a Sacred Song], Thời Ðiểm Công Giáo 34-35 (1995): 81-95.
(*21) Ban Thánh Nhạc Giáo Phận TPHCM. "Tài Liệu Thánh Nhạc và Phụng Vụ." Hát Lên Mừng Chúa. (TPHCM.1999).
(*22) Jan Michael Joncas. From Sacred Song to Ritual Music.(Minesota: The Liturgical Press, 1997). 1-9.
(*23) Lucien Deiss. Visions of Liturgy and Music for a New Century. (Minesota: The Liturgical Press, 1996). 10.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Sponsored content





THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ   THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VI. NGÔN NGỮ PHẢI DÙNG TRONG CÁC NGHI LỄ PHỤNG VỤ CÓ CA HÁT, VÀ VIỆC BẢO TỒN DANH MỤC THÁNH NHẠC :
» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
» Thánh Nhạc hỗ trợ cho Phụng Vụ và phục vụ Dân Thiên Chúa
» THỂ HIỆN ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
» HÒA NHẠC TRONG THÁNH ÐƯỜNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tìm Hiểu Chung Về Thánh Nhạc-
Chuyển đến