TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ   TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:04 pm

TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC
TRONG PHỤNG VỤ


1. Hình thể đối ca : từ chuyên môn gọi là Antiphona cum psalmo suo nghĩa là đối ca với thánh vịnh của nó, được dùng lúc nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ. Nguyên tắc căn bản là câu đối ca được sáng tác trong một mô hình hẳn hoi, thường dựa trên mô hình của ca khúc như a, b, c, a hoặc a, a', b, b'... nên cũng có người cho rằng câu đối ca là một ca khúc. Các câu xướng Tv có vẻ cầu kỳ như hát nên thường để cho một ca viên lĩnh xướng. Ví dụ bài "Ðối ca hiệp lễ" với Tv 77 lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, bài của nhạc sĩ Phan Kim.

2. Hình thể đáp ca (Responsorium) : được dùng sau bài đọc 1, cũng như hình thể đối ca, đây cũng là một kiểu hát thánh vịnh mà tiếng La tinh gọi là Psalmus responsorius nghĩa là thánh vịnh có đáp ca, 2 hình thể này đều có chung tên gọi là hình thể Graduale (tiến cấp) ; người lĩnh xướng đứng trên bục đọc sách mà hát câu Tv, đó là chỗ đứng lý tưởng hợp phụng vụ. Nhưng khác nhau là, câu đáp ca có vẻ đơn giản hơn ; câu này được sáng tác không cần dựa trên một mô hình nào cả nhưng lại phải dễ hát để cộng đoàn được tham gia dễ dàng, nên phải có các điều kiện sau :
- Dòng ca không lắt léo, cầu kỳ, như luyến láy nhiều hoặc nhảy quãng xa.
- Dòng ca không lên cao quá hoặc xuống thấp quá.
- Tiết tấu càng giống bài choral bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu nghĩa là thư thả, nhẹ nhàng, bình dị.
- Lời ca cần trau chuốt, xúc tích, gọn gàng dễ nhớ.
Còn câu xướng Tv thì cũng đơn giản, có vẻ đọc hơn là hát, nên có thể dành cho một xướng viên đảm nhận. Ví dụ bài "Chúa ban bánh bởi Trời", đáp ca với Tv 77 của Tiến Linh.

3. Hình thể Alleluiaticus và Sequentia (Ca tiếp liên) được dùng trước khi đọc bài Tin Mừng. Hai hình thể này khá quen thuộc đối với chúng ta, hình thể Alleluiaticus thì rất đơn giản và ai cũng biết. Trái lại, đối với hình thể Sequentia thì có cấu trúc rất phức tạp, bản chất của nó là một bài Hymnus (vịnh ca) mà bản văn là thơ do người sáng tác tự làm ra và nội dung nói về ngày lễ hôm đó. Còn cung điệu thì khác với Hymnus và đó cũng là điểm đặc biệt của nó ở chỗ cứ hai đoạn thơ thì đổi sang hát theo một cung điệu khác. Nói về bố cục thì các nhà chuyên môn cho rằng Sequentia là một Hymnus cao cấp, một bài hymnus có mô hình tinh vi hơn hymnus, nên nhạc sĩ phải mất rất nhiều công sức để viết một bài Sequentia.
Người đã đưa Sequentia đến nghệ thuật hoàn chỉnh là một kinh sĩ người Pháp tên Adamo (thế kỷ XII). Vì bản văn là thơ, giàu thi vị, nên nhạc sĩ thích sáng tác, và tính đến nay người ta đã thu thập được gần 6000 bài Sequentia.
Có những ngăn trở khi dùng trong phụng vụ vì, Sequentia được sáng tác do cảm hứng cá nhân, nhiều khi lời ca quá riêng tư, hoặc có bài thì quá dài (22 hoặc 24 đoạn thơ), làm cho động tác phụng vụ phải ngừng lại... Vì thế Giáo hội chỉ còn giữ lại 5 bài cho 5 lễ là :
- Victimae Paschali Laudes cho lễ Phục sinh
- Veni Sancte Spiritus cho lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
- Lauda Sion cho lễ Mình Máu Thánh Chúa
- Stabat Mater cho lễ kính 7 sự thương khó Ðức Mẹ
- Dies Irae cho lễ cầu cho người qua cố. Nhưng nay đã bỏ không hát bài này.
Bài Veni Sancte Spiritus của Tiến Linh được sáng tác dựa trên mô hình của Hymnus.
Các tác phẩm mang hình thể âm nhạc khác, được dùng để thay thế cho các bài đối ca trong phần nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ, hoặc để dùng vào các lễ nghi phụng vụ khác.

4. Thánh nhạc soạn cho Ðại Quản cầm (Organo)
Trong Hội thánh Latinh, Ðại quản cầm rất được quí chuộng và được coi như nhạc khí cổ truyền mà âm thanh có thể tăng thêm vẻ huy hoàng kỳ diệu cho những lễ nghi của Hội thánh và có sức mãnh liệt nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa và lên trời (HTTN số 61)
Lại có những nhạc khí khác có âm sắc dễ thích hợp để sử dụng trong phụng vụ như một số loại đàn dây, một số loại kèn thuộc bộ gỗ, bộ đồng ... nghĩa là những nhạc khí mà nghệ sĩ tự mình chơi, chứ không dùng nhạc khí điện tử tự động, mang tính mày móc rập khuôn (HTTN và P.V chương 3)
Tác phẩm sau đây được viết cho đàn Organo, phần trình bày được sử dụng sắc tiếng của đàn dây trên cây đàn Organo điện tử. Ðó là bài HARK ! THE HERALD ANGELS SING của Felix Mendelssohn, Tiến Linh viết cho đàn Organo với những phân đoạn sau :
- Ðoạn 1 : Lời mời gọi của thiên thần truyền tin đến với toàn thể nhân loại : Hãy chỗi dậy mừng vui và tung hô Vua trời đất vừa giáng sinh.
- Ðoạn 2 : Bằng việc đưa nhạc đề lên quãng 8 để nói lên sự vinh quang của Thiên Chúa được công bố trên các tầng trời, triều thần thiên quốc mừng rỡ hân hoan. Vị cứu tinh vừa giáng sinh tại Bê-lem
- Ðoạn 3 : Bằng kỹ thuật Bè trầm chuyển hành liên tục (Basso continuo) những câu nhạc chuỗi 3 để nói lên ý nghĩa : Ðáp lại lời mời gọi của thiên thần truyền tin, thần thánh trên trời dưới đất từng đoàn lũ lượt tiến về Bê-lem để tôn thờ và chúc tụng vinh quang Thiên Chúa.

5. Hình thể choral : có đặc tính đại chúng nên bài ca phải :
- Dòng ca không cầu kỳ, phức tạp, không quá cao và không quá thấp.
- Dòng ca chuyển hành giống bình ca ở quãng lên xuống, nhưng chậm hơn bình ca, đều đều bình thản, không quá hồi hộp, không quá sôi động.
Ví dụ bài "Nào ta về nơi máng lừa" nhạc ngoại, lời Việt và hòa âm : Tiến Linh, được trình bày dưới hình thức A cappella, nghĩa là hợp xướng không nhạc đệm.

6. Hình thể Hymnus : Nói chung Hymnus là một bài ca mà bản văn có nội dung ca ngợi chúc tụng, và là một bài thơ có nhiều đoạn. Nếu là bài ca hymnus trong Phụng vụ thì phải là bài ca chúc tụng Chúa và đoạn thơ cuối cùng của bất cứ bài hymnus nào cũng là lời chúc tụng trọng thể dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa, tiếng La tinh gọi là Doxologia.
Tuy có cấu trúc là một bài thơ có nhiều đoạn, nhưng tất cả các đoạn thơ được hát theo một cung điệu duy nhất, dù là đoạn này dài đoạn kia vắn, cung điệu này được viết theo một mô hình nào đó 2 câu hoặc 4 câu ... và có thể coi đó là mô hình của ca khúc.
Ví dụ bài Ðoàn con ca hát của Hoài Chiên, Hòa âm : TL

7. Hình thể Choral, được kết hợp với phần nhạc đệm bắt buộc, theo bản nhạc đã được tác giả soạn sẵn, tiếng Ý gọi là Accompagnamento obbligato, bản nhạc đệm của bài ca sau đây được viết theo cách mô phỏng nhạc đề, việc mô phỏng được thực hiện trên một bình diện khác và bằng hình thức nhịp điệu nhanh hơn. Ðó là bài "Giê-su nguồn hoan lạc" Cantata 147 của J.S.Bach, lời Việt của Ðỗ Xuân Quế.

8. Hình thể Choral, được kết hợp với Cantus planus (Bình ca)
Hình thể Bình ca, theo truyền thống được phát sinh từ thang âm cổ Hy lạp, thánh Ghê-go-ri-ô Cả đã sưu tập kỹ lưỡng và khôn khéo xếp đặt, đồng thời đưa ra những quy luật và những điều lệ, đã giữ cho thánh ca được tinh tuyền nguyên vẹn.
* Nhịp điệu của bài bình ca rất hồn nhiên thoải mái, không bị nhốt cứng trong các ô nhịp, đơn vị nhịp điệu nhỏ nhất là e và lớn nhất là q.
* Thang dấu Bình ca được chia thành 4 Modus, đó là Modus Protus (tận ở Rê), Modus Deuterus (tận ở Mi), Modus Tritus (tận ở Fa) và Modus Tetrardus (tận ở Son), tùy theo trụ ở dấu nào, mỗi Modus lại chia thành hai modus nhỏ, tạm gọi là chính quy (authenticus) và hạ thấp (plagalis).
* Ðặc điểm khác là bài bình ca luôn sử dụng tiếng La-tinh, nghĩa là các ngôn ngữ khác sẽ không thích hợp cho việc sáng tác bài bình ca.
Ví dụ bài "Ave Maria" của Vittoria. Phần đầu của bài này là Bình ca được viết theo Modus Protus, bài này cũng được trình bày dưới hình thức A cappella.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ   TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ EmptySun Mar 22, 2009 3:04 pm

9. Thánh nhạc soạn cho Ðại quản cầm
Như đã nói ở trên, một số các nhạc cụ khác có những âm sắc dễ thích hợp trong Thánh nhạc phụng vụ như một số loại đàn dây, kèn, sáo ... Tuy nhiên nó cũng chỉ dễ thích hợp khi sử dụng đúng mục đích của nghệ thuật Thánh nhạc nghĩa là, những tác phẩm biểu diễn phải đích thực là tác phẩm thánh nhạc, không mang vẻ trần tục như nhạc kích động huyên náo hoặc uỷ mị lả lướt như trong vũ trường ... Nói khác đi, những tác phẩm đó phải được tác giả sáng tác có mục đích sử dụng trong thánh nhạc phụng vụ "tùy theo sự phán đoán và phê chuẩn của thẩm quyền địa phương, miễn là đã hoặc có thể thích hợp để dùng vào việc thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường và thực sự giúp cảm hóa các tín hữu" (PV số 120)
Bài The First Nowell - cổ ca Anh, và bài It came upon the midnight clear - của Richard S.Willis do Tiến Linh viết cho đàn Organo, nhưng nếu chỉ dùng một âm sắc của đàn Organo thì tác phẩm cũng giống như bức tranh trắng đen, nhưng ở đây phần trình bày được pha trộn nhiều âm sắc khác nhau của đàn Organo điện tử mà không làm giảm tính thánh nhạc của tác phẩm trái lại, làm cho tác phẩm thêm sống động và đầy màu sắc.
Chúng ta có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Hoặc có thể áp dụng cùng một qui tắc đó cho hợp các buổi cử hành thiêng thánh khác (H.T.Â.N trong P.V số 64)

10. Hình thể canticum (ca khúc). Bài hát sau đây là một ca khúc tiêu biểu, gồm một điệp khúc và nhiều tiểu khúc. Các bài loại này hiện nay rất được phổ biến và ưa chuộng ở các ca đoàn
xứ đạo. Nhưng thực ra, các bài ca loại này đã được Giáo hội dành cho một vị trí đặc biệt, như trong các buổi tĩnh tâm, trong gia đình, nơi công cộng và trong các công việc hằng ngày v.v... và chỉ được sử dụng trong Lễ nghi Phụng vụ một cách đôi khi có thể chứ không phải thường xuyên như nhiều nơi đang làm (Huấn thị Thánh nhạc và Phụng vụ, chương III).
Ví dụ bài "Lời chân thành" của Kim Long, hòa âm : Tiến Linh

11. Hình thể canticum (ca khúc).
Bài hát minh họa sau đây là một ca khúc có nhiều đoạn, được sáng tác dựa trên cấu trúc của hymnus (vịnh ca). Bài này không được gọi là bài ca hymnus, vì thiếu yếu tố căn bản là lời ca phải có nội dung chúc tụng Chúa. Một vài đoạn trong bài được hòa âm theo kỹ thuật Vocalise, nghĩa là phụ họa cho bè chính bằng nguyên âm hay phụ âm.
Ðó là bài "Lễ dâng ngày mùa" của Hải Triều, hòa âm TL

12. Hình thể motetum :
* Là một ca khúc Ða âm điệu mà đề tài rút ra từ Kinh thánh, nên ta có thể gọi một cách chính xác là "Khúc Thánh ca Ða âm điệu"
Có thể nói Motetum là một tác phẩm mà trong đó, các nguyên tắc về kỹ thuật khai triển các ý nhạc thuộc về bộ môn Ðối âm và Tẩu pháp. Hoặc nói khác đi, các kỹ thuật được dạy trong bộ môn Ðối âm và Tẩu pháp đều được rút ra từ các bài Motetum cổ điển. Như vậy, Motetum cổ điển đã trở thành mẫu mực nhất, và là một hình thể hoàn hảo mà Palestrina (1594) đã đạt đến đỉnh cao. Ông đã viết nhiều Motetum cổ điển và hơn thế nữa, viết những Motetum vượt ra khỏi hình thức mẫu mực của cổ điển mà sau này người ta gọi là Motetum tân thời, gọi là tân thời vì nó được châm chước những sai lỗi về hòa âm và đối âm cốt để giữ được ý nhạc ăn khớp với nhau và với ý của bản văn.Còn một loại khác nữa là Motetum cổ truyền, chúng ta có thể nói vắn tắt là khi một bài Motetum có bè tùng hoành (comes) không tuân thủ đúng các quãng trưởng thứ của bè đề (Dux) trong hình thức luân khúc (canon), hoặc thay đổi các cấu trúc hòa âm của nhạc đề trong mỗi lần lặp lại, khi đó ta gọi nó là Motetum cổ truyền.
Ðiểm cần lưu ý rằng : Motetum tân thời và Motetum cổ truyền luôn dựa trên những tiêu chuẩn, những hình thức, những kỹ thuật của Motetum cổ điển để sáng tác, bởi lẽ các tính cách của Motetum cổ điển là tinh tuyền ! Nói cách khác, kỹ thuật đối âm và hòa âm trong hai loại trên, dù có nghiêm nghị hay phóng khoáng, cổ điển hay hiện đại thế nào đi nữa cũng phải là đối âm và hòa âm có đường lối rõ ràng.
Ví dụ bài "Vinh danh" của Tiến Linh, được xây dựng trên cả 3 loại Motetum cổ điển, cổ truyền và tân thời để khai triển các ý nhạc khác nhau tùy theo ý nghĩa của bản văn.
* Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát và nói nôm na thì, Motetum là một bài ca nhiều bè và hát đuổi nhau, đuổi nhau vì nhạc đề được thay phiên nhau xuất hiện, khi thì bè này khi thì bè kia, việc nối nhau để lập lại nhạc đề thường dựa theo kiểu Stretto, nghĩa là kỹ thuật xiết chặt nhạc đề trong phần kết bài tẩu pháp.
Ta có thể nói đây là một hình thể âm nhạc hoành tráng, đồ sộ, được sáng tác bằng những kỹ thuật tinh vi, và phải luyện tập một cách công phu mới có thể trình bày được bài ca mang thể loại này.
Ví dụ bài "Muôn lạy Vua cứu tinh" trích Oratorio the Messiah phần III đoạn 56 của George F. Händel, Lời việt : Kim Long. Bài này có thể coi là một Motetum tân thời vì có một ý nhạc duy nhất được khai triển dưới dạng bè đuổi theo kỹ thuật phóng khoáng.

13. Câu hỏi được đặt ra : Bộ lễ thuộc về hình thể nào ?
Ta biết rằng bài Ðối ca và Ðáp ca thì có bản văn thay đổi theo từng ngày lễ. Bên cạnh đó có những bài ca có thể hát vào bất cứ ngày lễ nào mà không thay đổi bản văn như : Kinh xin Chúa thương xót (Kyrie), Kinh Vinh danh (Gloria), Kinh Tin kính (Credo), Kinh Thánh, Thánh, Thánh (Sanctus), Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei), và được hát ở 5 giai đoạn khác nhau của Thánh lễ.
Quan sát các sách hát Liber Usualis và Kyriale simplex, ta sẽ thấy 5 bài hát này luôn được in liền nhau để làm thành một bộ mà không có tên, chỉ có số thứ tự của các bộ lễ với dòng chữ : dùng trong mùa chay, dùng trong mùa phục sinh ...
Vậy ta có thể gọi chung 5 bài này là Hình thể bộ lễ (thường phải hiểu là Hình thể bộ lễ bình ca). Vì bản văn có nhiều ý nghĩa với những tình tiết biến đổi nhất là Kinh Vinh danh và Kinh Tin Kính, nên dễ gợi hứng cho các nhạc sĩ cổ điển sáng tác, họ thường sáng tác 5 kinh này thành một tác phẩm duy nhất với kỹ thuật đa âm điệu, không để hát trong phụng vụ, nhưng để trình diễn như một tác phẩm nghệ thuật và đặt tên cho nó là Missa ví dụ : Missa cung Mi thứ của Bruckner - Missa Solemnis của Beethoven - Missa cung Si thứ của Bach ... Mặt khác, những bộ lễ Ða âm điệu của Palestrina viết ra có mục đích dùng trong phụng vụ thì thường đặt tên như : Missa Papae Marcelli, hoặc Missa Salve Regina ...
Chúng ta cũng nên hiểu rằng : gọi là Missa cung Si thứ là vì Kinh Vinh danh được viết theo thang âm Si thứ, cho dù các kinh khác như Xin Chúa thương xót, Lạy Chiên Thiên Chúa ... được viết ở thang âm khác.
Kinh Vinh danh thường được gọi là Bài ca chúc tụng của thiên thần (Hymnus angelicus), vì kinh này được mở đầu bằng câu chúc tụng của các thiên thần trong lúc Chúa giáng sinh. Câu hát cuối cùng của bài ca này là Doxologia : Tu solus Altissimus, Jesu Christe cum Sancto Spiritu in gloria Dei Patris. Amen. Vậy đã có đủ yếu tố để gọi Kinh Vinh danh là một Hymnus.
Với những điểm nêu trên, ta có thể gọi một cách dễ dãi, hình thể Bộ lễ gồm những bài ca Hymnus thì cũng chẳng sai.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
TRÌNH BÀY CÁC HÌNH THỂ ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THỂ HIỆN ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
» VI. NGÔN NGỮ PHẢI DÙNG TRONG CÁC NGHI LỄ PHỤNG VỤ CÓ CA HÁT, VÀ VIỆC BẢO TỒN DANH MỤC THÁNH NHẠC :
» Đệm Đàn Trong Phụng Vụ
» Đệm đàn trong Phụng Vụ
» THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Huấn Thị Về Âm Nhạc-
Chuyển đến