Latest topics | » Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn SangSun May 31, 2009 4:45 pm by Admin» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vuiMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lànhMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơmMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hènMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độSun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ BSun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠCSun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh LễSun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin |
November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
|
| Phương Thức Học Hát-Dạy Hát | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 809 Join date : 08/02/2009 Age : 39 Đến từ : Ca Đoàn
| Tiêu đề: Phương Thức Học Hát-Dạy Hát Sun Mar 08, 2009 8:47 am | |
| Phương Thức Học Hát/Dạy Hát
Nhận Định
- Ca nhạc mang một sứ mạng : Giáo dục, truyền cảm...của con người, đất nước... - Ca nhạc: Vừa reo vui, rộn ràng, trầm tư, bi ai, ru ngủ... Tùy từng bài, từng hoàn cảnh ... - Khi tập nên tập họp hình Bán nguyệt (nhiều hình bán nguyệt ) - Chọn địa điệm thích hợp, thoải mái và nhát là bầu khí yên tĩnh ... không ồn ào
Năm Bước Học Hát
1. Chú ý nghe: - Lắng nghe người dậy, Không hát theo ngay - Để ý chỗ láy, ngắt, mạnh, nhẹ
2. Ghi: - Gạch dưới những nhịp mạnh, nhanh, và những chữ ngân dài hay liên giọng - Ghi những chữ thay đổi, lớn nhỏ...
3. Hát theo: - Hát mạnh dạn, lớn tiếng để nếu sai thì ngườI dạy sửa ngay
4. Giữ những chỗ mạnh yếu theo tiết điệu
5. Ôn Tập: - Cất giữ tài liệu cận thận - Hát lai nhiều lần cho chắc - Nên Hát thuộc lòng
Sáu Bước Tập Hát
1. Chọn Bài - Chọn lựa bài thật kỹ: thích hợp với các lứa tuổi, hoàn cảnh, vừa sức, - Những bài có tính cách giáo dục, đạo đức, vui tươi..
2. In Bài/Phát Bài - Nên có sẵn bài in, chép lên bảng, giấy lớn - Nên gạch nhịp, chỉ rõ những chỗ ‘ Khó’
3. Hát Trước - Hát (thử) một hai lần để mọi ngườI nghe qua "tiết tấu" của bài hát - Hát thật rõ ràng , đúng nhip...
4. Tập Từng Câu, Từng Đoạn - Nên chia bài hát thành từng câu, từng đoạn ngắn để dễ tập, dễ hát - Hát được câu 1 mớI tập câu 2... rôi lập lại hai câu mớI tập câu 3, lập lại 3 câu rồi tớI câu 4...Rồi ôn lại cả 4 câu ... - Có thể theo công thức sau đây: 1, 2, 3, 4 1, 1 2, 1 2 3, 1 2 3 4 1, 1 2, 2 3, 3 4
5. Tập Thế Nào? - Sai thì phải sửa ngay, hát đúng mới đi tiếp câu khác - Để khỏi nhàm chán, nên chia thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm lập lại một lần ... (Có khen thưởng nếu cần)
6. Nhắc Nhở - Nên hát lại cả bài ít là 2, 3 lần khi tập xong - Bài đã tập nên dùng nhiều ngày kế tiếp để khỏi quên | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 809 Join date : 08/02/2009 Age : 39 Đến từ : Ca Đoàn
| Tiêu đề: Re: Phương Thức Học Hát-Dạy Hát Sun Mar 08, 2009 8:50 am | |
| Bốn bước học hát 1.- Lắng nghe : một lần toàn bài, dù biết sơ sơ bài hát cũng không hát theo khi người dạy hát đang hát. 2.- Ghi Nhịp : Nếu gặp bài hát không có ký âm, người học hát cần phải gạch dưới những chữ và chỗ nhịp mạnh . Với một bài hát có ký âm, đôi khi cũng cần làm như vậy , nhất là gặp bài hát có nhịp chỏi . 3.- Hát lại : Hát lớn tiếng và mạnh dạn để nhập tâm và giúp người dậy nghe thấy những chỗ sai để sửa chữa . 4.- Ôn tập : Nên thường xuyên hát lại bài hát mới học với đám đông hoặc một mình để nhớ bài hát.
Sáu bước dạy hát 1.- Phát bài : Chọn cách in bài hát ra nhiều bản, phát cho mọi người . Bài hát có ký âm càng tốt, nếu không làm như vậy được thì viết bài hát bằng chữ lớn trên một khổ giấy lớn hoặc là giản dị nhất, dậy một bài hát dễ và ngắn . 2.- Hát trước : hát trước một lần bài hát để học viên làm quen với âm điệu và nhịp điệu của bài hát. Yêu cầu học viên lắng nghe dù họ đã biết bài hát. 3.- Cho ghi nhịp : Nếu bài hát không có ký âm, bạn hãy cho học viên gạch dưới những chữ hay những chỗ nhịp mạnh. Nếu bài hát có ký âm, giai đoạn này có thể không cần thiết, nếu học viên biết nhạc lý . 4.- Tập từng câu, từng đoạn : Tập cho học viên từng câu . Câu nào bạn cũng phải hát trước một lần rồi cho học viên hát lại . Sửa ngay khi bạn nhận thấy những chỗ hát sai . Xong mỗi đoạn, cho học viên hát lại đoạn đó rồi mới tập đoạn khác. 5.- Cho hát lại toàn bài : Khi tập xong các đoạn, bạn phải cho học viên hát lại toàn bài 1, 2 lần trước khi coi như viêc dậy hát hoàn tất. 6.- Ôn tập : Người dậy hát nên cho học viên hát lại bài hát nhiều lần sau đó, khi có dịp.
Ðiều kiện của một người tập hát : 1.- Biết bài hát và hát đúng. 2.- Hát to và rõ ràng. 3.- Lắng nghe những chỗ sai và sửa chữa ngay 4.- Tự tin, vui vẻ, và cầu tiến. Học thêm bài hát mới, nghe lại những bài hát mình đã biết do người khác hát để sửa chữa những lỗi lầm của chính mình.
Sáu bước điều khiển hát cộng đồng . 1.- Phát bài : In sẵn bài hát, phát cho tham dự viên. Nên gạch nhịp sẵn. Nếu biết chắc tham dự viên đều biết bài hát này thì giai đoạn này không cần thiết. 2.- Hát vài chữ đầu : của bài hát. Hát lớn tiếng và rõ ràng để tham dự viên nhận ra được âm vực của bài hát. Người điều khiển nên chọn âm vực thích hợp với mọi người, đừng cao qúa, đừng thấp qúa. Bạn nên thử trước bằng đàn guitar hoặc âm ư nho nhỏ một mình. 3.- Ðếm nhịp : để mọi người vào bài hát đồng loạt. Nếu chữ đầu tiên của bài hát ở nhịp mạnh thì đếm 1,2 hoặc 3,4 ( với những bài nhịp 2/4 hoặc 4/4 theo thứ tự ). Nếu bài hát bắt đầu ở nhịp nhẹ thì đếm 2,1 hoặc 2,3 ( cũng nhịp 2/4 và 4/4 ). Nếu bài hát bắt đầu ở nửa nhịp trước nhịp mạnh thì đếm 1,2 hoặc 3.4, khi vừa dứt tiếng đếm là hát ngaỵ Những bài hát ở nhịp 3/4 không nằm trong phạm vi bài này. 4.- Cho vỗ tay : hoặc làm động tác nếu cần. 5.- Ðếm nhịp : cuối những câu ngân dài nếu cần, để mọi người hát vào câu kế tiếp đồng loạt. 6.- Khen ngợi : Khi mọi người hát xong bạn nên có đôi ba lời cám ơn hoặc khen ngợi để tham dự viên thấy hứng khởi . Khi họ vỗ tay, bạn nên vỗ tay theo như để đáp lại và cũng để khen thưởng họ .
Ðiều kiện của người điều khiển hát cộng đồng. 1.- Biết chọn bài hát thích hợp với không khí lúc đó của buổi sinh hoạt. 2.- Biết bài hát mình sắp điều khiển. 3.- Giọng nói lớn, rõ ràng và duyên dáng. 4.- Theo dõi bao quát mọi người khi họ đang hát. Khuyến khích họ hát lớn khi họ còn e dè hoặc mời mời người vỗ tay nếu không khí hứng khởi . 5.- Tự tin, mạnh dạn và khiêm tốn. | |
| | | | Phương Thức Học Hát-Dạy Hát | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |