MỘT VÀI KIẾN THỨC VỀ THÁNH CA LATIN.
Tâm lý chung khi muốn biết điều gì thì mong chóng có kết quả, theo đó để giảm thiểu thời gian ngồi trước vi tính, nội dung bài được cô đọng ngắn gọn có thể, nhưng không thiếu tính phổ thông của nó.
THÁNH CA LATIN là cách thường gọi của THÁNH CA GRÉGORIAN, Việt Nam quen gọi là NHẠC BÌNH CA. Tên gọi Thánh Ca La-tinh do bản văn viết bằng La ngữ. Tên gọi Nhạc Bình Ca do cấu trúc thánh ca nằm trong lòng người. Từ chuyên môn âm nhạc gọi chính xác là CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô.
CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, được Giáo Hội chính thức công nhận sử dụng trong nghi lể phụng vụ La-mã. Là một hình thức âm nhạc toàn hảo của đời sống kinh nguyện, nối kết nhạc điệu với lời kinh, cũng như đã nối kết lời kinh với tư tưởng, tư tưởng với tâm hồn, và tâm hồn với Thánh Linh Thiên Chúa.
CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, do chưa sâu sát cho rằng loại nhạc nầy buồn, thực tế Ca Điệu Grê-gô-ri-ô không buồn như lầm tưởng, mọi người được thưởng thức những niềm vui nghệ thuật vừa thanh tịnh lại vừa phong phú, thừa hưởng những kết quả thiêng liêng quý giá, là phương thế truyền giáo hiệu nghiệm.
CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, khởi xướng không ai hiểu :“ĐÚNG”, nhìn lại thật bất hạnh cho Ong Cha ta không được nghe LỜI CHÚA do thời đó dùng tiếng La-tinh, thế mà có những vài 100 ngàn Vị, có hơn 117 Vị Thánh Tử Đạo. Hiện nay mọi người hạnh phúc được nghe LỜI CHÚA bằng tiếng Mẹ đẻ từ A đến Z thì ra sao, Đức tin có vững vàng hơn không? Đặc biệt âm điệu Thánh nầy luôn mãi hằn sâu trong tiềm thức các Ong, Chú, Bác cao niên và luôn luyến tiếc.
CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, từ sau Cộng Đồng Vaticano II cho phép dùng tiếng “bản địa” trong phụng vụ, mảng Thánh Nhạc các Nhạc sĩ chưa sẳn sàng, lúng túng. Giáo hội chậm hướng dẫn đường lối, phát sinh Thánh Ca tiếng Việt không đúng phụng vụ chỉ được dùng tạm trong khi chờ đợi dịch ra tiếng Việt Sách Lễ Roma, dùng bản kinh đó dệt nhạc. Nhưng cũng phải “duy trì một hay nhiều Thánh lễ cử hành bằng tiếng La-tinh thì Ca điệu Grê-gô-ri-ô phải được ưu tiên sử dụng”. (số 47, Thông Điệp Musicae Sacrae Disciplina của Đức PI-Ô XII).
Sau năm 1975, một thời gian nhiều năm, “nhạc đời” im tiếng xập xình, thì Nhà Thờ bợ vào, kèn, trống, guitar điện… Giáo Quyền không đưa ra chỉ thị nào, có thì các Đấng Nhà Thờ buông trôi lơ lửng, trạng huống nầy còn dư âm tới nay, Thánh ca bị biến dạng, hụt hẵng, bế tắc…
CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, được Thánh GRÉGORIO CẢ chắc lọc, sưu tập kỹ càng và khôn khéo xếp đặt những gì người xưa để lại, tiếp nối với các Thánh Giáo Hoàng : Đức LÉO VII, Đức PIO VIII, Đức GRÉGORIO XVI, Đức PIO IX, Đức LÉO XIII, Đức PIO X, Đức PIO XI, Đức PIO XII, đã giữ gìn cho “Thánh Ca được tinh tuyền nguyên vẹn” để thi hành một sứ mệnh rất cao quý là “tế tự Thiên Chúa, để ca tụng và tôn vinh Người…” từ bao thế kỷ.
Là Giáo luật bắt buộc, một ngày không xa, thánh nhạc các Giáo Hội địa phương sẽ âm vang CA ĐIỆU GRÊ-GÔ-RI-Ô, hơn hết ca điệu nầy “toàn thiện” có dủ những đức tính cao quý : đơn sơ, dịu dàng, uy nghi, thanh tịnh, và nhất là có tính cách cộng đồng cầu nguyện, đủ khả năng diễn tả những tình cảm sâu xa và cao thượng nhất của tâm hồn con người. “Là phưông thế truyền giáo hiệu nghiệm nhất từ trước cũng như sau nầy”. Xác tín có cùng một Hội Thánh duy nhất do Đức Ki-tô sáng lập Tông truyền.
WEB SIDE
www.thanhnhacngaynay.net , mục “Thánh Nhạc Diễn Đàn” trang “Nguyệt San Thánh Nhạc” có đăng bài “ GIÁO HỘI VIỆT NAM VỚI THÁNH CA LATIN” rất bổ ích, ai có nhu cầu các bài Thánh Ca La-tinh cũng liên lạc nơi Web nầy. Ngoài ra mục “Các trao đổi khác” có sẳn những bài Thánh Ca La-tinh đã chuyển nốt La-tinh sang nốt Ký âm pháp.
Những từ La ngữ thường gặp cần biết ;
- Ordo Missỉ Sine Populo = Nghi thức thánh lệ có giáo dân tham dự.
- Introitus = nhập lễ, Offertoir = dâng lễ, Cummunion = hiệp lễ.
- Kýrie = Kinh Thương Xót, Glória = Kinh Vinh Danh, Crédo = Kinh Tin Kính, Sánctus = Kinh Thánh Thánh, Agnus Déi = Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa.
5 Kinh nầy gộp lại gọi là Bộ Lễ. Ngoài những Bộ Lễ khác, phụng vụ Rô-ma có hơn 24 Bộ Lễ. Mổi Bộ Lễ được chỉ định dùng cho Thánh Lễ nào đó rất riêng biệt, người am tường chỉ cần nghe hát thì biết hôm nay là lễ gì.-