TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM   MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyFri Mar 06, 2009 7:22 pm

Sau nhiều năm quan sát, thăm dò và tiếp xúc cũng như huấn luyện cho một số ca đoàn, ca trưởng tại nhiều nơi ở các tiểu bang Hoa Kỳ, như: Ohio, Virginia, Kentucky, Houston và Dallas (Texas), San Diego, Westminster và San Jose (California). Chúng tôi, với tư cách ủy viên Thánh Nhạc Việt Nam, xin trình bày "Một Thoáng Nhìn Về Thánh Nhạc Việt Nam tại Hoa Kỳ" xuyên qua những kết quả rút ra từ các bài tiểu luận tốt nghiệp ca trưởng cấp III tổ chức tại San Jose (từ 15/11 tới 26/11/2001), đặc biệt là của Sr. Maria Martina Vi Vân, O.P. và của Vũ Huy Khanh (pianist, MA.) Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhuận sắc và góp ý để kết luận với 2 vấn đề chính:

1. Thánh Nhạc: Một hình thức biểu lộ đức tin.

2. Cách đệm đàn cho ca đoàn Việt Nam.



PHẦN I. THÁNH NHẠC: MỘT HÌNH THỨC BIỂU LỘ ĐỨC TIN.

"Hãy hát mừng Thiên Chúa một bài ca mới;
Tất cả mọi loài hãy hát mừng Thiên Chúa đi!"( TV 96:1)

Từ thời xa xưa, thánh nhạc đã có trong các văn hóa và ngôn ngữ của bao nhiêu thế hệ con người. Điển hình trong Kinh Thánh Cựu Ứơc, Vua Đavít là một trong những người luôn luôn dùng tiếng hạc cầm để tấu lên lời ca, tiếng hát nhằm chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa qua các bài Thánh Vịnh bất hủ.

Ở bất cứ thời đại và hoàn cảnh nào, một trong những khả năng Thiên Chúa ban cho con người là biết yêu chuộng vẻ đẹp của vũ trụ. Vì thế, âm nhạc nói chung và thánh nhạc nói riêng cũng không ngoài mục đích phục vụ con người. Chẳng hạn như khi nghe trình bày một bản thánh ca thật phong phú, có giá trị cả nội dung lẫn hình thức, người tiếp thu sẽ dễ dàng nâng tâm hồn mình lên với Chúa. Cụ thể hơn, một bản thánh ca nếu được sáng tác với một nội dung tốt đẹp, thánh thiện và có chiều sâu về tâm linh, phù hợp với tinh thần Phụng Vụ và được trình bày với cung cách nghiêm trang, thì tự bản chất của bản thánh ca đó sẽ giúp cho cộng đồng dân Chúa dễ dàng tham gia vào việc cầu nguyện và nâng tâm hồn lên với Chúa.

Theo truyền thống của Giáo Hội, thánh nhạc chiếm một vị trí quan trọng và mang một giá trị ưu việt trong Phụng Vụ; hơn thế nữa, hát là cầu nguyện, như thánh Augustinô đã nói rất chí lý: "Hát là cầu nguyện 2 lần". Thiết tưởng đức tin của chúng ta được phát triển và lớn mạnh là nhờ vào những lúc chúng ta biết cầu nguyện và biết biểu lộ lòng mến khi cử hành Phụng Vụ một cách nghiêm trang. Một thánh lễ với thánh nhạc được cử hành theo đúng Phụng Vụ sẽ làm tăng thêm đức tin và lòng mến của người tham dự. Ngược lại, một thánh lễ với phần thánh nhạc nghèo nàn có thể làm giảm đi tính cao trọng của Thánh Lễ, vì đã làm chia trí nhiều người tham dự. Thánh nhạc là một hình thức biểu lộ đức tin, nên Giáo Hội muốn nhấn mạnh cho chúng ta thấy vai trò thiết yếu của thánh nhạc trong lễ nghi Phụng Vụ. Xin trích dẫn một đoạn trong Huấn thị về Thánh nhạc như sau:

Muc đích của Thánh nhạc trong Phụng Vụ là: "Giúp nâng cao tâm hồn của người tín hữu lên với Chúa, và để họ cùng chia sẻ đức tin của chính mình với mọi người chung quanh, nhất là để củng cố lòng tin của mình một cách sắt son hơn khi cử hành các nghi lễ".

Chủ đích của bài viết này là hướng đến vấn đề Thánh Nhạc trong Phụng Vụ của cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại, đặêc biệt tại Hoa Kỳ. Do đó, bài viết sẽ được sắp xếp như sau: Trước hết, xin trình bày về nguồn gốc và tính chất thiết thực cũng như vai trò quan trọng của Thánh Nhạc trong Phung Vụ. Kế đến, phần chính của bài nhấn mạnh đến ý nghĩa của Thánh nhạc; phần phụ sẽ đề cập đến những hiện tượng tiêu cực trong Phụng Vụ của Thánh Nhạc VN tại hải ngoại hiện nay. Cuối cùng, người viết xin mạo muội được đóng góp vài ý kiến tích cực với những người có trách nhiệm và phận sự liên quan đến phụng vụ thánh nhạc tại các giáo xứ, đồng thời đề nghị thành lập ủy ban thánh nhạc tại Hoa Kỳ.

Để trình bày và đi sát với đường lối cũng như quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về thánh nhạc trong các lễ nghi Phụng Vụ, thiết tưởng việc sưu khảo các văn kiện của Công Đồng và sự chỉ dạy của Giáo Hội là điều thiết yếu ( conditio sine qua non).

1. NGUỒN GỐC CỦA THÁNH NHẠC.

Trải qua suốt dòng lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, một trong những sứ mệnh quan trọng của các Đấng kế vị Thánh Tông Đồ là làm sao để bảo toàn sự thánh thiện của Thánh Nhạc trong các lễ nghi Phụng Vụ (Hiến Chương về Phụng Vụ Thánh, số 112-121). Thánh Nhạc trong Phụng Vụ bắt nguồn từ Thiên Chúa, điều này đã được dẫn chứng trong Kinh Thánh, đặc biệt được nhắc tới nhiều trong Cưụ Ước. Kinh Thánh có ghi chép: Người xưa sử dụng âm nhạc để diễn tả niềm vui cũng như nỗi buồn... Chúng ta có thể khẳng định Thiên Chúa chính là nguồn gốc của thánh nhạc; bởi vì: " Thánh nhạc có nguồn gốc từ Thiên Chúa là Đấng thánh, cho nên nhạc trong Phụng Vụ bắt buộc phải thánh. Cũng vì thánh nhạc có nguồn gốc là thánh, nên Giáo Hội là người tôi trung của Thiên Chúa có bổn phận phải bảo vệ sự thánh thiện của thánh nhạc. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 114.) Như vậy, chúng ta là chi thể của Giáo Hội, tất nhiên chúng ta cần đóng góp cách tích cực, đồng thời xây dựng ý thức để sao cho thánh nhạc luôn được thăng tiến cả nội dung sáng tác lẫn hình thức nghệ thuật.

2. TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ THIẾT THỰC CỦA THÁNH NHẠC.

Bất cứ sự gì nếu được coi là thánh, tự bản chất của nó phải tinh tuyền thánh thiện. Vì vậy, lời kinh trong Phụng Vụ thuộc phạm vi đạo đức, và nếu được liệt kê vào phạm vi đạo đức thì lời kinh đó phải mang bản chất thanh cao và hướng thượng. Sự thanh cao, hướng thượng giúp con người dễ cảm nghiệm được sự hiện diện và tình yêu bao la của Thiên Chúa. Một bản nhạc, nếu được sáng tác để dùng trong thánh đường, thì dòng nhạc phải được hình thành đúng qui tắc của âm nhạc trong Phụng Vụ, do đó dòng nhạc phải nghiêm trang đứng đắn, không thể mang tiết điệu nhạc phòng trà, như: Slow, slow rock, tango, bolero, v.v... Nói như vậy có nghĩa là bản nhạc phải có tính chất thánh thiện trong cả lời ca lẫn dòng nhạc, và bản nhạc đó phải bao gồm tính cách phổ thông trong qui tắc của nghệ thuật về thánh nhạc. Nếu được như vậy, lời và nhạc sẽ được gọi là thánh nhạc, và bản nhạc đó sẽ mang tính chất thiết thực là THÁNH. Nói cách khác, bản chất của thánh nhạc phải mang ý nghĩa thánh thiện, mà đã là thánh thiện thì CUNG-ĐIỆU không thể nào mang tính chất như nhạc đời được. Thánh Công Đồng Vaticano II đã xác định: "Nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng Vụ trọng thể, do đó thánh nhạc càng liên kết chăt chẽ với hoạt động Phụng Vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu, vì diễn tả lời cầu nguyện cách dịu dàng hơn".

Nói về giá trị thiết thực của thánh nhạc, Công Đồng Vaticano II đã xác đinh rõ ràng như sau: "Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết và trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể. Thực vậy, không những Thánh Kinh mà cả các Giáo Phụ, các Đức Thánh Cha trong những thời đại gần đây đã khen ngợi những bản thánh ca." Chính vì vậy mà tính chất thánh thiện của bản thánh ca phải gắn liền với dấu ấn mầu nhiệm được cử hành. Nhạc càng gắn liền với hoạt động của Phụng Vụ bao nhiêu thì càng thánh thiện bấy nhiêu. Như vậy có thể nói: Giá trị Nhạc Phụng Vụ không còn được thẩm định theo ý thích hoặc cảm hứng tình cảm của cá nhân, mà ở giá trị của bản kinh Phụng Vụ.

3. VAI TRÒ THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG VỤ.

Vai trò thánh nhạc trong Phụng Vụ có trách nhiệm giúp cộng đoàn cử hành lễ nghi cho sốt sắng, như : Người lo phòng thánh có bổn phận dọn áo lễ cho vị chủ tế, hoặc người đọc phúc âm có nhiệm vụ công bố Lời Chúa, còn bổn phận ca trưởng là soạn bài hát sao cho phù hợp với chủ đề theo niên lịch phụng vụ, và nhất là chuẩn bị tập hát cho ca đoàn thật chu đáo. Chính vì vai trò thánh nhạc trong phụng vụ rất quan trọng, nên Đức Giáo Hoàng Piô X là người tiên phong đã làm sáng tỏ hơn vai trò của thánh nhạc trong phụng tự (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 112). Giáo Hội luôn đề cao ý nghĩa của việc phụng tự, nên Thánh Nhạc trong Phụng Vụ không đóng vai trò độc lập mà trái lại phải phục vụ cho các nghi thức Phụng Vụ, tức là phụ thuộc vào từng diễn tiến của hoạt động Phụng vụ; bởi vì: "Thánh nhạc là thành phần thiết yếu của Phụng Vụ trọng thể..." Theo Đức Pio XII: "Nghệ thuật cao quý và tế nhị này (thánh nhạc) làm tăng thêm vẻ huy hoàng cho việc thờ phượng Chúa và chắc chắn làm cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu thêm tăng triển".

Công Đồng Vaticano II luôn đề cao và nhấn mạnh đến vai trò của thánh nhạc trong tinh thần phục vụ một cách thánh thiện, vì đặc tính cần thiết và mục đích chính của thánh nhạc là: "Làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các linh hồn". Thực vậy, thánh nhạc trong phụng vụ không có mục đích như trình diễn một bài hát "đời", mà trái lại, nó cần phục vụ cho Phụng Vụ, tức là đi sát với mọi hoạt động trong các lễ nghi Phụng Vụ. Nói cách khác, thánh nhạc có bổn phận hỗ trợ cho Phụng Vụ chớ không phải ca trưởng tự do chọn bản nhạc theo ý riêng mình. Chính vì vậy, khi thánh nhạc liên kết chặt chẽ với từng diễn tiến của một buổi lễ bao nhiêu thì điều đó càng được đánh giá là thánh thiện bấy nhiêu. Hơn thế nữa, trong thông điệp Mediator Dei, thánh nhạc được xác định là: "Thành phần thiết yếu và hoàn chỉnh của Phụng Vụ. Chính thánh nhạc là nghi thức và là dấu hiệu diễn tả cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và những người tham dự". Như vậy, thánh nhạc phải chuyên chở ý nghĩa phù hợp với hoạt động Phụng Vụ. Tự sắc Tra le sollecitudini nhấn mạnh như sau: "Mục đích của thánh nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các giáo hữu. Thánh nhạc được coi là bộ môn phục vụ cho Phụng Vụ hay đúng hơn là Nữ Tỳ của Phụng Vụ ."

4. THÁNH NHẠC NÓI LÊN SỰ LONG TRỌNG CỦA PHỤNG VỤ.

Nói về sự long trọng của thánh nhạc trong việc cử hành phụng vụ, Công Đồng Vaticano II nhận định như sau: "Thánh nhạc rất cần thiết để làm trọn vẹn các nghi lễ cũng như làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng". Âm nhạc nói chung đóng góp một vai trò quan trọng trong các sinh hoạt của con người. Một buổi lễ được tổ chức trọng thể bao nhiêu thì âm nhạc cần phải được chuẩn bị chu đáo bấy nhiêu. Thật vậy, thánh nhạc là một trong những yếu tố chính làm cho các nghi lễ của Giáo Hội thêm phần long trọng. Chính vì lý do đó mà Tự sắc Tra le sollecitudini đã khẳng định như sau: "Thánh nhạc là một phần rất quan trọng trong Phụng Vụ, nó làm tăng vẻ đẹp huy hoàng của các lễ nghi trong Giáo Hội."

Công Đồng Vaticano II, đã cho phép xử dụng ngôn ngử địa phương trong việc cử hành các nghi lễ phụng vụ, hầu giúp cho mọi người có thể tham dự nghi lễ một cách sốt sắng, linh động và trọn vẹn hơn. Khi nói đến vai trò của thánh nhạc trong Phụng vụ, Thánh Công Đồng Vaticano II đã nhắc nhở các Giám Mục và các chủ chăn như sau: "Hãy nhiệt thành lo cho toàn thể cộng đoàn tín hữu có thể tham dự một cách linh động những phần dành riêng cho họ trong nghi lễ cử hành với kinh hát" ( HCPVT số 114). Điều Công Đồng muốn nhấn mạnh với các chủ chăn là sự nhiệt tâm lo lắng cho tất cả mọi người trong cộng đoàn tín hữu, để họ có thể tham gia vào việc hát xướng mỗi khi cử hành các phụng vụ bí tích.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM   MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyFri Mar 06, 2009 7:23 pm

5. THÁNH NHẠC LÀ LỜI CÂØU NGUYỆN.

Theo cái nhìn nghệ thuật thì âm nhạc có khả năng làm cho một lời nói, một câu văn dễ ăn sâu vào lòng người, và dễ đánh động con tim của người nghe. Aâm nhạc còn có khả năng tác động lên ý chí và tình cảm của con người. Hơn nữa, âm nhạc dễ cám hóa được lòng người, nó có sức hấp dẫn và mang cho con người một động lực sống, thúc đẩy họ hành động một cách vui vẻ, phấn chấn, hoặc mang lại cho cho con người sự thoải mái bình an. Thí dụ, 2 câu thơ lục bát: Hồng ân Thiên Chúa bao la. Muôn đòi con sẽ ngợi ca ơn Người. Nếu chúng ta chỉ đọc 2 câu thơ trên mà thôi, sẽ không đẹp bằng dệt nhạc vào, vì nhạc sẽ chở lời thơ vào lòng người một cách mạnh mẽ hơn. Có lẽ không ít thì nhiều, mỗi người trong chúng ta đã hơn một lần cảm nghiệm được tình yêu bao la, ngọt ngào và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho chính mình, một cách trọn vẹn khi chúng ta nghe một bản thánh ca nào đó thật là tuyệt dịêu trong Thánh lễ. Ngay chính Thánh Augustinô là người đã một thời sống trong tội lỗi vì đã lầm đường lạc lối, nhưng ngài đã khóc vì xúc động khi nghe những lời kinh của Giáo Hội được cất lên với tiếng hát du dương... Như vậy, thánh nhạc là lời cầu nguyện rất thiết thực trong Phụng vụ, vì nó có khả năng cảm hóa được lòng người tham dự và qua đó, giúp con người dễ dàng cầu nguyện với Thiên Chúa.

Trong phạm vi thánh nhạc, ý nghĩa của bài hát cần phải được diễn tả như là một lời cầu nguyện đầy đủ. Nói cách khác, chúng ta cần chú trọng đặc biệt đến ý nghĩa và yếu tố cầu nguyện của bài hát. Nếu thánh nhạc không đạt được mục đích chính là giúp giáo dân cầu nguyện, mà chỉ để nghe cho vui với những lời lẽ trăng sao, mưa gió, hay tình cảm ướt át, thì quả thực nó đã không đạt được mục đích, và không sinh ơn ích cho con người. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XIV đã nhắc nhở, việc sử dụng âm nhạc trong Phụng vụ phải giúp giáo hữu hiểu được lời ca và thúc đẩy tâm tình đạo đức. Ngài nói về thánh Augustinô như sau: Thánh nhân đã khóc khi nghe bản thánh ca du dương được dệt bằng lời kinh của Giáo Hội, nhưng nếu thánh nhân ở vào thời đại chúng ta, ngài không phải khóc vì xúc động, nhưng vì đau đớn bởi nghe nhạc mà không rõ lời...!

Một bài thánh ca được cất lên chưa hẳn được coi như là "cầu nguyện hai lần"; muốn được như vậy, bài thánh ca đó phải được hát đúng và hay; hát hay trong kỹ thuật trình tấu và đúng theo tiêu chuẩn phụng vụ, có nghĩa là lời ca phải mang "tâm tình cầu nguyện".

Chúng ta thường nghe nói: Hát hay không bằng hay hát. Thật ra, câu này chỉ có thể được chấp nhận cho những buổi sinh hoạt không có tính cách phụng tự. Trong phụng vụ, nếu hay hát mà hát không hay sẽ gây nhàm chán và chia trí cho cộng đoàn. Nếu thánh nhạc được hát chung cùng một nhịp điệu thì ý nghĩa và lời cầu nguyện của bài hát đó sẽ nói lên nét thâm thúy trong việc cử hành phụng vụ; nhờ đó lòng trí mọi người sẽ hợp nhất với nhau trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa. Cho nên, câu hỏi được đặt ra: Có phải mỗi khi hát là cầu nguyện hay không ? Câu trả lời: Có thể có, và cũng có thể không.

Trong các lễ nghi phụng vụ, hát được coi là cầu nguyện. Như đã trình bày: Ââm nhạc dễ đánh động con tim thính giả cũng như dễ cảm hóa lòng người. Nói cách khác, bản chất của âm nhạc là tác động lên ý chí và tình cảm con người một cách rất tự nhiên. Như vậy, âm nhạc là "con đường đưa chúng ta tới Thiên Chúa, vì con người cần âm nhạc để diễn tả tâm tình mình bằng những lời tán dương và ngợi khen Chúa. Lòng yêu mến của chúng ta không phải chỉ ở các lễ nghi phụng vụ, mà còn ở sự duyên dáng của nhạc điệu, sự nối kết hài hòa của những âm thanh làm rung động tâm hồn khi cầu nguyện..." Điển hình, mỗi khi thánh lễ được cử hành với sự tham dự của cộng đoàn dân Chúa, nếu người tham dự nghe ca đoàn hát một bản thánh ca có giá trị, cùng với sự phụ họa của đại phong cầm (Organ, pipe organ), chính họ sẽ cảm thấy việc tham dự Thánh lễ rất sốt sắng. Thánh lễ có ý nghĩa đối với đời sống của họ, vì tự bản chất thánh lễ là nguồn mạch phát sinh mọi ân sủng và là trung tâm của đời sống Kitô hữu, qua việc tham dự thánh lễ, chính họ cảm nếm được tình yêu bao la của Thiên Chúa qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh, từ đó họ sẽ múc lấy từ nguồn suối tình yêu là Thiên Chúa. Một khi con người có tình yêu thương, sẽ cảm thấy bình an trong tâm hồn. Sự bình an này sẽ mời gọi và thúc đẩy họ đến với Thiên Chúa qua tâm tình cầu nguyện. Như vậy, hát thánh ca cũng là cầu nguyện.

Ngược lại, việc ca hát trong phụng vụ cũng có thể tạo ra chia trí này đến chia trí khác, nếu ca đoàn hát nhạc phòng trà, dùng tiết tấu như: Bolero, tango, slow surf, twist... Cụ thể, tại một nhà thờ VN hải ngoại, thánh lễ hôm đó có rất nhiều người tham dự; không cần quan sát tỉ mỉ, người tham dự thánh lễ nhận ra ngay được sự trang hoàng rất trang trọng trên cung thánh... Thánh lễ bắt đầu, tiếng trống, đàn điện tử vang lên rất ồn ào, hết chắt bùng bùng này, lại đến chắt bùng bùng kia, cộng thêm giọng hát của ca đoàn làm mọi người chia trí! Thú thật, người không am tường về nhạc cũng có thể nhận ra được trống đi một nơi, đàn đi một nẻo và ca đoàn mạnh ai người nấy hát, ít người hiểu được ca đoàn hát những gì..! Phải chăng người ca trưởng đó coi thường thánh nhạc trong Phụng vụ? Cho nên mới điều khiển ca đoàn một cách thoải mái và thiếu nghiêm trang như vậy?! Nếu thánh nhạc trong Phụng vụ được trình bày một cách cẩu thả như vừa kể, đó không phải là sự chia trí cho người tham dự thánh lễ haysao? Một nhạc sĩ VN, đã thành danh và không phải là người Công Giáo, từ lâu rất mến mộ thánh nhạc VN; gần đây ông đã nhận định như sau: "Trong những thập niên qua, âm nhạc đạo Công Giáo đã mất đi phần nào bản chất của mình khi biến thành nhạc đời. Từ trước tới nay, người ta vẫn thấy có 2 dòng nhạc tại VN, nhạc đời và nhạc đạo. Nhưng trong những năm tháng vừa qua, chỉ còn lại có dòng nhạc đời và dòng nhạc đời mang lời đạo mà thôi". (Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, tháng 8 năm 2001 trang 7).

Từ những sự kiện trên, câu hỏi được đăït ra cho những người có phận sự lo cho Thánh Nhạc trong Phụng Vụ, là làm sao giúp cho mọi người có thể hiểu và cầu nguyện dựa vào lời của bài hát được? Để trả lời câu hỏi này, Đức Giáo Hoàng Piô X đã minh định: "Mục đích chính của thánh nhạc là làm cho các tâm hồn Kitô hữu tìm được suối nguồn ưu tiên và cần thiết để khi tham dự vào phụng vụ bí tích, họ có thể tham dự sống động vào các mầu nhiệm thánh, cũng như vào các kinh nguyện cộng đồng và các lễ nghi long trọng của Giáo Hội." Thiết tưởng tinh thần cần thiết mà mọi Kitô hữu có thể am hiểu được về Thánh Nhạc trong Phụng vụ là TINH THẦN CẦU NGUYỆN. Do đó, một bản thánh ca có thể trở thành lời cầu nguyện cho người tham dự nghi lễ phụng vụ.

Hơn thế nữa, để cho bản thánh ca được trở thành lời cầu nguyện của cộng đoàn tín hữu, cả người sáng tác lẫn người hát thánh ca đều phải có tâm tình cầu nguyện, vì bài hát thường được viết khi nhạc sĩ cầu nguyện, và được hát lên trong tâm tình cầu nguyện. Có như vậy, thánh ca mới đạt được mục tiêu là giúp người khác cùng cầu nguyện. Nếu người viết nhạc không có tâm tình yêu mến Chúa, không có đức tin, thử hỏi làm sao người nhạc sĩ có thể giúp người khác yêu mến và tin vào Chúa được? Người xưa có nói NEMO DAT QUOD NON HABET (không ai có thể cho đi cái mà mình không có). Cũng vậy, nếu một người hát thánh ca mà không hiểu mình đang hát gì, hoặc là không có tâm tình cầu nguyện, liệu người nghe có cảm nhận được tâm tình đạo đức không? Cho nên, vai trò thiết yếu của người nghệ sĩ là phải có đức tin. Nói đến khía cạnh này, Đức Giáo Hoàng Piô XII nhắc nhở: "Nghệ sĩ nào có đức tin vững chắc và có đời sống xứng danh Kitô hữu, cùng được thôi thúc bởi lòng yêu mến Chúa và xử dụng năng khiếu Chúa ban theo lòng đạo đức của mình, sẽ cố gắng hết sức để biểu lộ và diễn tả thật khéo léo và tài tình thanh thoát những chân lý mình tuyên xưng. Được như vậy, việc xử dụng nghệ thuật cao quý này sẽ trở nên sinh động cho đức tin và lòng sùng kính của các tín hữu"

Trong chiều hướng ấy, nhằm đề cập đến vai trò thiết yếu của người sáng tác nhạc thánh ca, Thánh Công Đồng Vaticano II đã khích lệ các nhạc sĩ hãy sáng tác những bài hát có tính chất thánh nhạc đích thực: lời và ý nghĩa của bài hát phải theo sát với tín lý, thần học và giáo huấn của Giáo Hội.

Trong tâm tình cầu nguyện và đạo đức thâm sâu, Đức Giáo Hoàng Piô X trong một thông điệp đã nhắn nhủ với tất cả những người hát thánh ca là phải kiên trung và sốt sắng trong các lễ nghi phụng vụ, để người hát thánh ca tỏ ra xứng đáng với những kinh nghiệm thánh thiện mà họ trình tấu. Giáo Hội luôn coi thánh nhạc trong phụng vụ là quan trọng, vì ngôn ngữ của thánh nhạc là lời cầu nguyện và là thành phần thiết yếu của phụng vụ trọng thể. Theo Công Đồng Vaticano II: "Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với tác động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu, vì như vậy thánh nhạc lúc đó mới diễn tả lời cầu nguyện một cách dịu dàng thâm thúy hơn, cũng như cổ vũ sự đồng thanh nhất trí và làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng." Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Khi lời kinh tiếng hát đạt đúng tiêu chuẩn phụng vụ sẽ là lời cầu nguyện, để diễn tả ĐỨC TIN của người tín hữu.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM   MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyFri Mar 06, 2009 7:23 pm

6. TINH THẦN THAM DỰ CỦA CỘNG ĐOÀN.

Chúng ta may mắn được sống trong thời đại hậu Công Đồng Vaticano II, các nghi thức trong Phụng vụ đều được xử dụng bằng ngôn ngữ địa phương. Vì được xử dụng ngôn ngữ địa phương, nên người tham dự thánh lễ không còn cảm thấy xa lạ và ngại ngùng mỗi khi tham dự thánh lễ, phần đông cảm thấy thoải mái và sốt sắng mỗi khi đến nhà thờ. Rất tiếc, nhiều người còn có quan niệm: Đến nhà thờ, đọc kinh nhiều bao nhiêu thì thấy sốt sắng và đạo đức bấy nhiêu! Người viết xin nhấn mạnh, tham dự thánh lễ một cách tích cực ở đây không có nghĩa là chúng ta phải đọc kinh từ đầu lễ cho đến cuối lễ, cũng không phải là tất cả mọi người tham dự đều phải đọc theo những lời của vị chủ tế. Mỗi người, khi tham dự thánh lễ đều có nhiệm vụ của chính mình, được sắp xếp và ấn định theo lễ qui, nghĩa là chúng ta người giáo dân, có những phần thưa, đáp và lắng nghe. Chẳng hạn, có phần chúng ta cùng thưa và cùng hát chung, cũng có những phần tuy chúng ta không đọc hoặc hát theo, nhưng chúng ta cùng tham dự bằng cách lắng nghe và hiệp thông với những lời đó để cùng cầu nguyện. Thí dụ: Mỗi khi vị chủ tế đọc phần riêng của ngài, hoặc khi ca đoàn hát phần của ca đoàn, không có nghĩa là những người còn lại ngồi chơi, không tham gia được gì cả. Trái lại, đôi khi chúng ta chỉ cần hiệp thông với những lời nguyện đó hoặc chỉ lắng nghe bài hát mà thôi, và chúng ta biết kết hiệp tâm hồn mình với lời nguyện và lời nhạc đó, chúng ta đã cùng cầu nguyện chung với nhau một cách sốt sắng rồi. Tại nhiều nơi, mỗi khi đọc kinh hoặc hát thánh vịnh chung với nhau, thường được chia ra làm 2 nhóm. Khi nhóm này đọc một câu thì nhóm khác cùng lắng nghe để suy niệm và cầu nguyện chung với nhau.

Trong Giáo Hội Công Giáo, có một sự thay đổi rất lớn về Phụng Vụ của Công Đồng Vaticano II là làm sao cho mọi người đều có thể tham dự và ý thức vào việc cử hành phụng vụ một cách trọn vẹn. Thánh Công Đồng Vaticano II đã nhắc đến ước nguyện chung của Giáo Hội: "Rất mong cho toàn thể tín hữu tham dự một cách trọn vẹn, ý thức và linh động vào việc cử hành phụng vụ. Việc tham dự ấy do bản chất của phụng vụ đòi hỏi. Việc thông phần trọn vẹn và linh động của toàn thể giáo dân ở đây phải hết sức lưu tâm trong cuộc cải tổ và phát triển phụng vụ" (HCPVT số 114). Trong lễ nghi Phụng Vụ, khi cùng đọc chung một lời kinh, cũng như khi hát chung một lời ca, chúng ta nên ý thức vào việc cử hành việc phụng tự đó và dấn thân vào với tập thể một cách nhiệt tình và tích cực hơn. Chẳng hạn, như ca đoàn là một tập thể, mỗi ca viên đòi hỏi phải từ bỏ cung giọng bình thường của cá nhân, để có thể hòa nhập với cung giọng của mọi người trong ca đoàn. Đã gọi là tập thể thì phải có sự hợp nhất trong cung cách trình bày; nếu trong một ca đoàn, cứ mạnh ai người nấy hát thì hậu quả của nó là làm chia trí cho cộng đoàn tham dự thánh lễ. Cũng vậy, trong một gia đình, nếu không có nguời trên kẻ dưới thì gia đình đó mất đi tính chất hợp nhất và tôn ty trật tự của gia đình. Tương tự như vậy, một cộng đoàn tu trì, mạnh tu sĩ nào tu sĩ ấy sống thì dòng tu đó không còn được gọi là cộng đoàn tu trì nữa. Trong bất kỳ tổ chức nào, nếu tính hiệp nhất không được đề cao, sớm muộn gì tổ chức ấy cũng sẽ giải tán. Việc ca hát trong lễ nghi phụng vụ cũng vậy, mọi người tham dự và ca đoàn phải cố gắng hòa nhập giọng hát cũng như giọng đọc của mình với cộng đoàn một cách tích cực, để trở thành bài ca hiệp nhất dâng lên Thiên Chúa. Vì vậy, sự hiệp nhất của Phụng Vụ Thánh Nhạc là qui tụ cả cộng đoàn lẫn ca đoàn, nghĩa là cả hai kết hợp nên một để dệt thành bài ca HIỆP NHẤT ĐỨC TIN thật sống động trong cộng đoàn tín hữu giữa nơi trần thế.

7. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC VỀ THÁNH NHẠC VN TẠI HẢI NGOẠI.

-Đa số các nhà thờ VN tại hải ngoại hiện nay, một trong những hiện tương TIÊU CỰC là thánh nhạc đang bị TỤC HÓA trong các lễ nghi phụng vụ. Sau đây là những nguyên nhân đưa đến hiện tượng nói trên:

-Trong cộng đồng Công Giáo VN hải ngoại chúng ta không thiếu những người thiện chí trong lãnh vực thánh nhạc, với những ca trưởng tài ba cùng với những ca đoàn hùng hậu. Nói chung về mặt nghệ thuật âm nhạc, khá trưởng thành, nhưng về mặt tinh thần của nghệ thuật thánh nhạc thì sao? Phải công nhận có nhiều ca trưởng có khiếu âm nhạc, xử dụng được một số nhạc cụ, hát hay, sáng tác được một số bài hát, và giữ nhịp cho ca đoàn khá chính xác và lưu loát. Vì biết mình có khiếu về âm nhạc, cho nên họ thường nghĩ mình là người quan trọng của họ đạo, gíao xứ... Kết quả là họ không cần để ý tới những lời chỉ bảo, cố vấn của linh mục có trách nhiệm; nhưng cũng có nơi linh mục biết ca trưởng đã cho ca đoàn hát nhiều bài thánh ca, không phù hợp với phụng vụ, nhưng các ngài vẫn làm ngơ như không biết; hoặc tai hại hơn cứ giao khoán cho những ca trưởng có óc tự tiện, không tuân giữ những nguyên tắc về phụng vụ, thường cho hát nhạc vào đời, giật gân, như ở các phòng trà, ca vũ...!

-Nói về năng khiếu âm nhạc của ca trưởng, linh mục Dao Kim viết như sau: "Tại nhiều nơi, có rất nhiều người giỏi nhạc, nhưng không biết gì về Phụng Vụ. Họ là những nhạc sĩ có tầm vóc trên cây đàn, nhưng thật ấu trĩ về Phụng Vụ. Và ngay cả nhiều vị có trách nhiệm với cộng đoàn cũng thờ ơ trong lãnh vực này. Nói cách khác, có nhiều người rất sốt sắng, đầy nhiệt huyết, có kiến thức về âm nhạc, nhưng tiếc thay, lại thiếu cái nhìn về Phụng Vụ và quan điểm Thánh Kinh của Giáo Hội trong việc phung tự". Đúng vậy, những ca trưởng vừa được cha Dao Kim nói trên, nên nhớ là mình cần phải được trau dồi về kiến thức Thánh Nhạc và Phụng Vụ, để tránh xảy ra hiện tượng tiêu cực là biến nhạc hát thánh đường thành nhạc hát phòng trà, ca vũ nhạc kịch.

-Vũ phụng vụ do các em thiếu nhi thực hiện trong các thánh lễ rất tốt đẹp, cần được nâng đỡ và khuyến khích; tùy trường hợp, những bản nhạc vui, buồn được hát trước hoặc sau thánh lễ, không có gì trở ngại. (chúng tôi nhấn mạnh, nên tránh đàn, hát theo tiết tấu của phòng trà)

- Một số ca trưởng, vì bận công việc không muốn bỏ thì giờ quý báu để tham dự các khóa học về thánh nhạc trong phụng vụ, do giáo phận hoặc cộng đồng Công giáo VN tổ chức hằng năm. Vì vậy mà họ thiếu kiến thức về phương diện thánh vụ, nên đã điều khiển ca đoàn hát những bản thánh ca mang tích chất nhạc đời, hoặc chọn những bài hát quá lả lướt, ủy mị không đúng qui luật của phụng vụ.

- Tại một số nhà thờ VN, đôi khi có những ca trưởng chưa có điều kiện học tập về vai trò chuyên môn của mình. Họ có chút vốn liếng về âm nhạc, và vì nhu cầu của địa phương nên cần xử dụng để vừa học vừa làm; mặt khác vì ca trưởng đó còn thiếu kiến thức về phụng vụ thánh nhạc, nên không chu toàn nhiệm vụ của mình một cách triệt để trong việc hát xướng, hoặc chỉ hát cho có hát... Do không được học hỏi về thánh nhạc, nên nhiều khi ca trưởng chọn những bài hát có tính cách vui chơi, sinh hoạt để hát trong phụng vụ Thánh Lễ! Vấn đề này các vị có trách nhiệm cần nghiêm chỉnh xem xét và nâng đỡ...

-Một hiện tượng tiêu cực khác, hiện nay trong thánh nhạc VN là nhạc đời đang được ca hát trong các lễ nghi phụng vụ như dùng tape hoặc CD, có nơi còn hát karaoke...! Ai là người chịu trách nhiệm các vụ việc này?

Vấn đề tiêu cực về thánh nhạc thường ít khi xảy ra trong các nhà thờ Mỹ, hay là trong các thánh lễ Hoa Kỳ, nhưng lại là vấn đề tại đa số các nhà thờ VN. Lý do hiển nhiên và đơn giản như sau:

-Người phụ trách thánh nhạc tại các nhà thờ Hoa Kỳ được trả lương theo bằng cấp chuyên môn. Khi trả lương như vậy, linh mục chính xứ thường tuyển chọn ca trưởng rất kỹ lưỡng. Tiêu chuẩn được mướn để lo thánh nhạc cho nhà thờ thường là phải hiểu biết về âm nhạc, thánh nhạc và phụng vụ, phải sử dụng thông thạo ít nhất là đại phong cầm (Organ) và có thể là Cantor nữa. (Nhạc khí chính thức: Pipe Organ).

- Vì ca trưởng tại các nhà thờ Hoa Kỳ được trả lương, đương nhiên được học hỏi và đào sâu hơn về lãnh vực chuyên môn, vì thế vấn đề nhạc đời lẫn vào nhạc đạo thường khó xẩy ra, ngoài ra các bản thánh ca đều được in ấn rõ ràng (kể cả phần accompaniment cho Organ cũng được in rõ ràng). Trái lại, ca trưởng làm việc cho các nhà thờ VN, một phần thiếu khả năng chuyên môn, lại không hiểu biết về thánh nhạc phụng vụ, không có lương, việc làm của họ hoàn toàn thiện nguyện, đã là thiện nguyện thì không bị ràng buộc và đòi hỏi phải theo bất cứ một qui tắc nhất định nào. Nói cách khác, việc làm của người ca trưởng không đặt trên nguyên tắc ký hợïp đồng với nhà thờ, nên ca trưởng VN thường làm việc theo cảm hứng, có nghĩa là nếu thích điều gì thì làm điều ấy, và trong cái thích đó luôn luôn có tự do định đoạt. Điển hình, như trong việc chọn lựa bài hát của ngày lễ, ca trưởng nếu không được học hỏi về phụng vụ thánh nhạc, thì thường có khuynh hướng tự nhiên là chọn lựa những bài hát mang nặng tình cảm, ướt át hơn là những bài phù hợp với sự trang nghiêm, thánh thiện của phụng vụ. Do đó, sự lãnh đạo và hướng dẫn của linh mục quản nhiệm rất cần thiết, vì là việc nhà Chúa, cần theo dõi, nhắc nhở ca trưởng làm việc với tinh thần đạo đức, đúng theo tiêu chuẩn Phụng Vụ.

- Ca trưởng các giáo xứ Hoa-Kỳ, không ngừng trau giồi thêm về lãnh vực chuyên môn qua các buổi hội thảo cũng như học hỏi về phụng vụ thánh nhạc do giáo phận tổ chức. Còn ca trưởng của đa số nhà thờ VN lại chểnh mảng trong việc trau giồi thêm kiến thức về phụng vụ thánh nhạc. Theo sự hiểu biết của người viết, đối với một số ca trưởng VN, thường nghĩ mình đã hiểu biết nhiều về âm nhạc, nên việc trau giồi kiến thức chuyên môn nói chung và thánh nhạc cũng như phụng vụ nói riêng không cần thiết? Có một số ca trưởng không có cơ hội học hỏi thêm về thánh nhạc trong phụng vụ, nên từ đó không biết đến vai trò, trách nhiệm của mình; trường hợp này, cần được quan tâm giúp đỡ.

-Vì không được học hỏi về ý nghĩa thiết thực của thánh nhạc trong phụng vụ, nên người ca trưởng có thói quen làm việc theo cảm hứng và sở thích riêng của mình hơn là theo qui tắc của phụng vụ. Chính vì những lý do vừa kể, nhạc đời đã xâm nhập vào các lễ nghi phụng tự; hậu quả tai hại là hết ca trưởng thế hệ này truyền lại sự hiểu biết nông cạn về phụng vụ cho ca trưởng của thế hệ kia, cho nên sự việc vẫn tồn tại!

- Nguyên nhân nữa, đưa đến hiện tượng tiêu cực về vấn đề thánh nhạc trong phụng vụ hiện nay là tại một số cộng đoàn VN, ca trưởng dựa vào năng khiếu phổ nhạc, làm thơ của mình để phổ biến những bài hát được gọi là thánh ca của mình cho ca đoàn! Cá nhân ca trưởng gọi tác phẩm của mình là thánh ca vì lời của các bài hát đó bao gồm những từ có Chúa và Mẹ...Thậm chí, có những lời của bài hát sai tín lý, thần học, dòng nhạc đôi khi bị ảnh hưởng của nhạc kích động, nên bài hát thường mang tính chất rất đời. Linh mục Lưu Đình Dương nhận xét: "Giáo dân đến nhà thờ để cầu nguyện, họ không đến nhà thờ để nghe nhạc phòng trà. Nếu muốn nghe nhạc phòng trà, chắc chắn ở đó ban nhạc sẽ chơi nhạc hay hơn các anh chị ca đoàn nhiều!"
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM   MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM EmptyFri Mar 06, 2009 7:23 pm

8. GÓP Ý ĐỂ THĂNG TIẾN CHO NỀN PHỤNG VỤ THÁNH NHẠC VN TẠI HẢI NGOẠI.

-Để tránh hiện tượng thánh nhạc bị tục hóa cũng như khỏi phải nghe nhạc phòng trà hoặc nhạc kích động trong nhà thờ, thiết tưởng cần đến sự lưu tâm, chú ý của những vị có trách nhiệm trong cộng đoàn, cộng đồng. Có thể trong quá khứ cũng như hiện tại, thánh nhạc trong phụng vụ ít khi được các linh mục có trách nhiệm quan tâm, cho nên đã xảy ra hiện tượng tiêu cực này!?

-Nếu không thể mở các khóa học hỏi về thánh nhạc cho các ca trưởng cũng như ca viên được, xin các vị hữu trách nên lưu tâm đến việc huấn luyện cho các ca viên và ca trưởng về phụng vụ, hướng dẫn họ đi đúng chủ trương đường lối của Giáo Hội về thánh nhạc trong phụng vụ. Như Hiến Chế Phụng Vụ Thánh Nhạc của Công Đồng Vaticano II, số 115 khuyến khích: "Phải huấn luyện cho các nhạc sĩ, các ca viên và cả thiếu nhi để họ có căn bản về Phụng Vụ."

-Linh mục Kim Long nói: Trong phụng vụ, không được mở máy hát thay cho ca đoàn, tức là thay vì ca đoàn hát thì mở tape hoặc CD. Ngoài ra cũng không được hát karaoke, tức là thâu nhạc đệm trước rồi ca đoàn hát theo máy!

-Sau cùng, ngoài dịp các ca viên gặp gỡ nhau để tập hát mỗi tuần, ca trưởng ít nhất mỗi năm một lần, nên xin tổ chức các buổi tĩnh tâm, để ca viên có những giây phút thực sự lắng đọng tâm hồn hầu bồi dưỡng tinh thần; nhờ vậy sẽ tạo được mối tương quan giữa cá nhân ca viên với Thiên Chúa.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Sponsored content





MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM   MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM Empty

Về Đầu Trang Go down
 
MỘT THOÁNG NHÌN VỀ THÁNH NHẠC VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch sử thánh nhạc Việt Nam
» Tuấn Hùng viết nhạc Thánh ca
» 3 Thông Cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Thánh Nhạc
» VIII. THÁNH NHẠC DÙNG CHO NHẠC KHÍ
» Nhạc sĩ Viết Chung

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tìm Hiểu Chung Về Thánh Nhạc-
Chuyển đến