TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. Empty
Bài gửiTiêu đề: PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.   PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyFri Mar 06, 2009 12:26 pm

CHƯƠNG 1:

PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO

Từ ngữ "phụng vụ" đã trở nên quen thuộc với chúng ta: chúng ta nghe nhắc tới rất nhiều trong các văn kiện của Giáo Hội và trong đời sống hằng ngày với một ý nghĩa rõ ràng đã có một lịch sử dài dòng và khá phức tạp. Phụng vụ và khoa phụng vụ học đòi hỏi chúng ta phải quan tâm rất nhiều vấn đề, rất nhiều lãnh vực liên quan đến. Vì thế để hiểu rõ về phụng vụ chúng ta phải đọc các tài liệu chuyên môn bàn về các khía cạnh như: khái niệm Phụng vụ; các nghành Phụng vụ; quá trình phát triển phụng vụ Rôma; Cộng đoàn phụng vụ; hành vi của Hội Thánh; những yếu tố cấu tạo nên phụng vụ; những loại hình cử hành phụng vụ…v.v… Đọc thôi chưa đủ mà con phải tham dự và sống phụng vụ nữa mới cần thiết và quan trọng. Vì phụng vụ là một sự sống; không tham dự phụng vụ, không sống phụng vụ, không thể hiểu nổi phụng vụ.

Ý nghĩa và mục đích của phụng vụ:
Nhiều người đã cố gắng đưa ra một định nghĩa về phụng vụ hàm chứa được bản chất và nội dung của phụng vụ; nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào có thể đạt được ý hướng đó.

Như trên vừa nói, phụng vụ là một thực tại sinh động, phong phú và duy nhất, là một cuộc sống. Người ta chỉ hiểu được ý nghĩa phụng vụ khi tham dự phụng vụ. Phụng vụ không thể bị gò ép trong những khái niệm trừu tượng.

Cho đến khi Công Đồng Vaticanô II công bố Hiến Chế phụng vụ thánh; Giáo Hội đã đưa ra nhận xét như sau:

"Phụng vụ đáng được xem là việc thực thi chức tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là Đầu cùng các chi thể của Người".

Phụng vụ là hiện tại hóa Giao Ước mới (mầu nhiệm Vượt Qua), do Cộng đoàn Hội Thánh thực hiện qua Đức Kitô là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, trong Chúa Thánh Thần, dưới những dấu chỉ hữu hiệu bên ngoài và theo phẩm trật hợp pháp.

Dựa vào nhận xét trên, chúng ta có thể hiểu:

Danh từ "Phụng vụ", theo nguồn gốc, có nghĩa là "việc công khai", "việc do dân và vì dân". Theo truyền thống Kitô giáo, danh từ này muốn nói: "Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa". Qua Phụng vụ, Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh với Hội Thánh và qua Hội Thánh.
Tân Ước sử dụng từ "Phụng vụ" không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa, mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng và việc thực thi đức ái. Trong mọi trường hợp, Phụng vụ nhắm đến hai mục tiêu rõ ràng: Phục vụ Thiên Chúa và con người. Trong cử hành Phụng vụ, Hội Thánh là nữ tì tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, theo gương Chúa của mình là "vị lo việc tế tự" duy nhất.

Những giải thích cụ thể:
a. "Hoạt động của Thiên Chúa" không thể nào tách rời khỏi "công trình" Người thực hiện nơi Dân Người và công việc dân làm để dâng lên Thiên Chúa. Ý niệm đầy đủ về Phụng vụ bao hàm họat động của Thiên Chúa để ban ơn cho chúng ta, và họat động của cộng đoàn chúng ta chính thức được quy hướng về Người.

b. Phụng vụ là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với Dân Người để cử hành Giao Ước. Trong cuộc gặp gỡ này, hành động của Thiên Chúa diễn ra trước nhất, vì chính Người có sáng kiến để thiết lập giao ước va thôi thúc dân đáp lời. Hành động Phụng vụ của chúng ta tạo nên phụng tự Thiên Chúa, nhờ Chúa Kitô là Thượng Tế duy nhất của Thiên Chúa làm trung gian, liên kết với hiến tế cứu độ của Người, dâng lên Chúa Cha.

c. Phụng vụ thuộc về dân Chúa: Nhờ bí tích Thánh tẩy, Dân Chúa tham dự tích cực Phụng vụ. Mọi chi thể Hội Thánh tham dự vào Phụng vụ theo phẩm trật, nghĩa là trong thân thể Hội Thánh, xét như chính Đấng Cứu Thế đã phân chia các chức năng trong Hội Thánh. Các thừa tác viên tư tế điều khiển và chủ trì các cử hành Phụng vụ. Chính Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa lời tôn vinh chúc tụng vì Người vừa là hiến lễ của phụng tự, vừa là chủ lễ và qua đó thánh hóa các tín hữu.

d. Phụng vụ có nhiều dấu chỉ. Yếu tố hữu hình là dấu chỉ hữu hiệu biểu thị một thực tại siêu nhiên. Mỗi dấu chỉ có hữu hiệu riêng, khác với dấu chỉ khác. Tuy nhiên các dấu chỉ đều có sự hữu hiệu giống nhau, đó là sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, Phụng vụ là một bí tích, một mầu nhiệm.

e. Vị trí và bản chất của Phụng vụ sáng tỏ hơn khi ta đưa Phụng vụ vào nhiệm cục cứu độ. Quả thật, nhờ mầu nhiệm các dấu chỉ, Phụng vụ thể hiện những điều Cựu Ước tiên báo qua các hình bóng, điều Đức Giêsu đã hoàn tất trong cuộc Vượt Qua khi Người rời bỏ thế gian này mà về với Chúa Cha, và điều sẽ tỏ hiện trong Phụng vụ trên trời1.

Thế nào là một hành động Phụng vụ:
Một hành động Phụng vụ phải hội đủ 5 điều kiện:

Một hành động thánh gồm có nghi thức và quy luật.
Phải do Đức Giêsu hoặc Hội Thánh thiết lập.
Đã ghi trong các sách Phụng vụ do Tòa Thánh phê chuẩn.
Phải do các vị đại diện nhân danh Hội Thánh cử hành.
Mục đích để thờ phượng Thiên Chúa và tôn vinh các thánh.
Vì thế, tất cả những việc đạo đức khác, công cộng hay riêng tư, bất kể do Tòa Thánh phê chuẩn hay được chấp nhận do tập tục địa phương, mà không hội đủ 5 điều kiện trên, thì không phải là hành động Phụng vụ. Các ca đoàn và các nhạc sĩ hãy lưu tâm để thấy rằng vì những điều kiện này cho nên các bài thánh ca muốn được sử dụng trong Phụng vụ cũng phải tuân thủ các qui luật Giáo Hội đề ra để tôn trọng "hành động Phụng vụ", hay "cử hành Phụng vụ".

Thế nào là "hành động phụng tự công cộng (chung)"
Các hành động phụng vụ đều không phải là hành động riêng thuộc về một cá nhân hay một nhóm người nào (phụng tự riêng tư) nhưng là hành động của toàn thể Giáo Hội. Nói đúng hơn đó là hành động của chính Chúa Kitô, Thủ Lãnh Giáo Hội và của tất cả mọi chi thể trong Nhiệm Thể. Đầu và tất cả chi thể đều cầu nguyện, đều hoạt động qua cử chỉ và việc làm của thừa tác viên.

Từ ngữ "công cộng" trong Phụng vụ hàm chứa ý nghĩa hoàn hảo, nó chỉ việc phụng tự của toàn thể một xã hội (ở đây tức là Giáo Hội) với tư cách là một xã hội.

Ví dụ: việc lần chuỗi có thể được đọc chung nhưng thực ra đó không phải là lời cầu nguyện Phụng vụ, mà vẫn là một hành động phụng tự "riêng tư". Nói cách khác đó là việc cầu nguyện của một cá nhân hay của một nhóm người.

Trái lại, Thánh lễ, các Bí tích, Á Bí tích và Kinh Nhật tụng, dù chỉ được thừa tác viên cử hành một mình hay đọc riêng, luôn luôn vẫn là hành động phụng tự "công cộng", là hành động của Chúa Kitô và của Giáo Hội Người mà thừa tác viên cử hành là đại diện.

Do đó sự công hiệu của lời nguyện Phụng vụ không do công đức của thừa tác viên nhưng do chính những công đức vô bờ bến của Chúa Kitô và Giáo Hội .

Chức năng của Phụng vụ:
Phụng vụ có 2 chức năng: tôn vinh và chúc tụng Thiên Chúa, tức là thờ phượng; và đem lại hạnh phúc cho nhân loại, tức là thánh hóa.

Đặc trưng của Phụng vụ là ở chỗ chính Đức Kitô làm chủ xướng. Chính Người là Thượng tế: một đàng, Người dâng lên Chúa Cha lễ tế thờ phượng; đàng khác, Người chuyển cầu ơn thánh hóa cho nhân loại. Nói khác đi, trong hành động Phụng vụ, ta thấy có hai chuyển động: từ đất lên trời, mà ta gọi là thờ phượng, và từ trời xuống đất, mà ta gọi là thánh hóa. Giáo luật điều 834 quy định: "Giáo Hội chu toàn nhiệm vụ thánh hóa cách riêng nhờ Phụng vụ".

"Được thánh hóa" nghĩa là người tín hữu được hiệp thông vào Mầu Nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Kitô, để thờ phượng, ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa Cha và tạ ơn Người vì muôn vàn ơn phúc Người đã tặng ban, nhất là Con Một của Người.

Mục đích của Phụng vụ:
Đối với tín hữu trong Hội Thánh:
"Hằng ngày, Phụng vụ kiến tạo những người bên trong Hội Thánh thành đền thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần để đạt tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô. Nhờ đó, Phụng vụ còn kiện cường sức lực cho họ cách lạ lùng để rao giảng Chúa Kitô".

Như vậy, Phụng vụ giúp tín hữu trở thành đền thờ Chúa Ba Ngôi để luôn được kết hợp với Ba Ngôi. Phụng vụ cũng là năng lực giúp tín hữu làm tông đồ, xây dựng Hội Thánh.

Đối với những người ở ngoài Hội Thánh:
"Phụng vụ cũng bày tỏ cho những kẻ bên ngoài thấy Hội Thánh như một dấu chỉ nêu cao trước mặt các dân nước ngõ hầu con cái Thiên Chúa đang tản mác được quy tụ nên một cho tới khi thành một đàn chiên theo một Chúa Chiên" .

Hội Thánh mong ước Phụng vụ "Góp phần hiệp nhất mọi người đã tin theo Chúa Kitô" . Các Kitô hữu thuộc các Hội Thánh cùng tin vào Đức Kitô, cũng lãnh nhận một phép rửa, cùng thờ phượng Thiên Chúa là Cha, mà lại không hợp nhất với nhau, thì mâu thuẫn với điều mình tin. Bởi vậy, cử hành Phụng vụ có thể tạo điều kiện cho mối hiệp nhất giữa Kitô hữu.

Thiên Chúa "muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý…. Nhờ Chúa Kitô "Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Người, và cho chúng ta được phụng thờ Người cách hoàn bị" . Như thế, Phụng vụ cho chúng ta được hưởng ơn cứu độ hoặc gia tăng ơn cứu độ, đồng thời Phụng vụ cũng giúp ta cách thờ phượng Thiên Chúa, tôn vinh Người cách hoàn hảo hơn.
Nuôi dưỡng đức tin:
Muốn tham dự Phụng vụ đầy đủ, ý thức, tích cực thì tín hữu phải có đức tin. Bởi lẽ đức tin giúp tín hữu nhận ra những thực tại siêu nhiên qua các dấu chỉ, các biểu tượng, khám phá ra ý nghĩa của lời Chúa dạy trong Phụng vụ. Nhưng chính khi tham dự trọn vẹn, ý thức, tích cực thì "đức tin của những người tham dự được nuôi dưỡng, tâm trí họ được nâng lên cùng Chúa, để họ sáng suốt tuân phục Người và lãnh nhận ân sủng của Người cách dồi dào hơn" .
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.   PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyFri Mar 06, 2009 12:27 pm

PHỤNG VỤ VÀ HUẤN GIÁO:
"Phụng vụ chính là cầu nguyện. Tuyên xưng đức tin tìm được vị trí xứng hợp trong cử hành phụng tự. Ân sủng tức hiệu quả các bí tích, là điều kiện thiết yếu cho hoạt động Kitô hữu, cũng như việc tham dự Phụng vụ của Hội Thánh cần phải có đức tin. Nếu đức tin không thể hiện bằng hành động, thì đức tin chết và không thể mang lại hoa trái cho đời sống vĩnh cửu" .

Những gì Hội Thánh sống trong sinh hoạt Phụng vụ của mình cũng thuộc về lãnh vực đức tin .

Phụng vụ là nguồn của Huấn giáo:
Các bản văn và kinh nguyện Phụng vụ rất phong phú về mặt giáo thuyết. Huấn giáo có thể sử dụng những lời đó trong bài học.

Phụng vụ là chủ đích của Huấn giáo:
"Giáo Hội loan truyền sứ điệp cứu độ cho những kẻ không tin, để mọi người nhận biết một Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cùng Đấng Người sai là Chúa Giêsu Kitô, và thống hối, từ bỏ con đường tội lỗi của họ. Còn đối với các tín hữu, Giáo Hội phải luôn rao giảng đức tin và sự thống hối; giúp họ sẵn sàng đón nhận các bí tích, dạy họ giữ trọn những điều Chúa Kitô đã truyền, thúc giục họ tham gia mọi công cuộc bác ái, đạo đức và tông đồ; những công cuộc này biểu lộ rằng: các Kitô hữu không thuộc về thế gian, nhưng là ánh sáng thế gian và chính họ tôn vinh Chúa Cha trước mặt mọi người" .

Huấn giáo chuẩn bị cho Phụng vụ là giúp các tín hữu tìm hiểu ý nghĩa các mầu nhiệm Kitô giáo được củ hành.

Huấn giáo gợi lên lòng tin, cậy, mến. Các nhân đức này đạt được chiều sâu khi tham dự Phụng vụ. Huấn giáo giúp tín hữu cầu nguyện chân thành trong Phụng vụ và tạo điều kiện cho họ tham dự Phụng vụ cách tích cực, ý thức và linh động .

PHỤNG VỤ VÀ THÁNH KINH:
"Trong việc cử hành Phụng vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những bài để đọc, những bài để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những ca vịnh để hát. Chính nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Thánh Kinh cũng làm xuất phát những lời kinh, lời nguyện và những bài phụng ca, đồng thời còn làm cho những động tác và các biểu hiệu trở thành ý nghĩa. Vì vậy, để xúc tiến việc canh tân, phát triển và thích ứng Phụng vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh đậm đà và sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Đông phương và Tây phương minh chứng" .

Có thể nói toàn bộ Thánh Kinh được Phụng vụ đón nhận nồng hậu. Trong cuộc canh tân Phụng vụ hiện nay, Thánh Kinh giữ một vị trí quan trọng trong cử hành Phụng vụ. Các giờ kinh Phụng vụ, các Bí tích và nhất là thánh lễ cửu hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Vì thế, Thánh Kinh luôn giúp cho tín hữu tham dự hiểu được mầu nhiệm đang cử hành. Trước khi cử hành nghi thức Bí tích, lời Chúa được công bố cho mọi người hiện diện trong buổi cử hành. Đặc biệt trong thánh lễ, hầu như trọn bộ Thánh Kinh ít là những phần chính yếu được đọc theo chu kỳ Phụng vụ 3 năm. Như thế, Thánh Kinh là phần thiết yếu của Phụng vụ bí tích.

Đồng thời Phụng vụ cũng ảnh hưởng tới Thánh Kinh. Thật vậy, trước khi được viết thành sách, Thánh Kinh đã được sống trong cộng đoàn dân Chúa. Ta không thể chối cãi những sách xuất hành, Lê-vi, Đệ Nhị luật, Gio-suê, Thánh vịnh trong Cựu Ước đã mô tả những nghi thức Phụng vụ. Đền thờ theo cách tổ chức Phụng vụ đã có trong xã hội Ít-ra-en. Trong Tân Ước, những dấu vết Phụng vụ của Hội Thánh thời sơ khai được ghi lại trong Lc (4,16-22; 24,13-31), Cv (2,42), 1 Cr (11,23-33, các thánh ca trong Ep, Cl, Kh,…

ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA PHỤNG VỤ: SỰ THÁNH THIỆN
"Mọi việc cử hành Phụng vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét về cả danh hiệu lẫn đẳng cấp" 1. Nếu coi Phụng vụ như một phần thuần túy bên ngoài và khả giác của việc thờ phượng Thiên Chúa, hoặc như một lễ nghi trang trí lộng lẫy, hoặc xem Phụng vụ như một tổng hợp các luật lệ và các chỉ dẫn được thẩm quyền Hội Thánh ban hành để việc cử hành các nghi thức được diễn tiến đúng qui tắc, thì thật là sai lầm. Vì thế một lần nữa chúng ta phải khẳng định "Mọi việc cử hành Phụng vụ đều là hành vi chí thánh xuất phát từ bên trong (nội tâm) của con người và được biểu lộ ra bên ngoài", theo ý muốn của Đức Kitô và thể hiện trong Giáo Hội.

Bởi vì Phụng vụ là công cuộc cứu rỗi của Chúa Kitô2. Công cuộc này còn được tiếp tục và tồn tại mãi trong Giáo Hội, nhất là qua lễ nghi hiến tế tạ ơn và các bí tích3. Chính Chúa Kitô, Đấng hiện diện trong Giáo Hội, dùng các dấu chỉ bí tích dâng lên Thiên Chúa lễ vật toàn thiện và thánh hóa nhân loại. Là thủ lãnh tối cao của Giáo Hội, Người cầu nguyện với dân Người và ban phát nguồn ơn cứu chuộc. Do đó, những động tác Phụng vụ chỉ là sự thực thi cụ thể chức vụ tư tế của Chúa Kitô trong Giáo Hội: chức tư tế luôn luôn hiện diện và hoạt động; nó tự biểu lộ qua các nghi thức khả giác và hữu hiệu .

Phụng vụ thiết lập những tương quan giữa con người và Thiên Chúa. Thiên Chúa đã khởi xướng những tương quan này, đã mạc khải chính Ngài là Đấng thánh, đã tỏ ý muốn được công nhận là thánh, và đã thương yêu thánh hóa con người để thông chuyển sự thánh thiện cho con người, bằng cách kêu gọi họ nên thánh và tuyển chọn họ vào một cộng đoàn dân thánh. Đáp lại, con người thờ lậy Thiên Chúa trong phụng tự dưới hình thức cộng đoàn để diễn tả nhu cầu của con người cần đến Thiên Chúa, hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài, cầu khẩn Ngài thánh hóa. Trong Phụng vụ con người tung hô Thiên Chúa ba lần thánh, tuyên xưng Đức Kitô là "Đấng Thánh duy nhất". Như vậy sự thánh thiện bao gồm những ý niệm về sự thánh và tinh sạch, nhưng vượt xa cả hai. Sự thánh thiện hình như chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, Đấng không thể lại gần được, nhưng cũng thường được gán cho các thụ tạo. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm về ý nghĩa của từ "thánh thiện".

Ý nghĩa thánh thiện:
Theo ngôn ngữ semita danh từ qôdès có nghĩa là vật thánh, sự thánh thiện. Danh từ này xuất phát từ một ngữ căn có nghĩa là "cắt, tách, rời" và muốn nói lên ý tưởng tách rời khỏi cái phàm tục. Vật thánh là vật người ta không dám chạm đến hoặc chỉ đến gần sau khi hoàn tất một vài điều kiện về sự trong sạch theo nghi thức. Vì mang trong mình một động lực, một mầu nhiệm và một vẻ oai nghiêm trong đó người ta có thể thấy khía cạnh siêu nhiên, nên các vật thánh gợi lên một tâm tình pha lẫn sợ hãi và quyến rũ làm cho con người ý thức sự thấp hèn của mình trước những biểu lộ ấy của sự linh thiêng.

Quan niệm về sự thánh thiện trong thánh kinh súc tích hơn nhiều, không những chỉ trình bày những phản ứng của con người đứng trước các thần linh và định nghĩa sự thánh thiện là trái với phàm tục, Thánh Kinh còn chứa đựng sự mạc khải của Thiên Chúa và định nghĩa sự thánh thiện ngay tự nguồn gốc của nó, là Thiên Chúa, từ Ngài phát xuất mọi thánh thiện. Nhưng từ sự kiện đó, Thánh Kinh đã nêu ra vấn đề bản chất của sự thánh thiện, rốt cuộc là vấn đề mầu nhiệm Thiên Chúa và sự liên lạc giữa Ngài với loài người. Lúc đầu sự thánh thiện ở ngoài con người, nơi chốn và đồ vật mà nó thánh hóa, nó chỉ trở nên thật sự và nội tại nhờ sự trao ban Chúa Thánh Linh; lúc đó tình yêu là chính Thiên Chúa (1 Ga 4, 18), sẽ được thông ban, nhờ sự chiến thắng tội lỗi là điều đã từng ngăn cản việc chiếu tỏa sự thánh thiện của Ngài.

Như vậy nơi Phụng vụ – môi trường linh thiêng thánh thiện – không phải Giáo Hội rứt sự vật, hành động, cử chỉ, lời nói và con người ra khỏi các thực tại của nó, để nhắc nó lên cái lý tưởng, nhưng là khám phá trong cái thực tại kích thước vĩnh cửu của nó, sự toàn thiện. Đó là tính thánh thiện của Phụng vụ.

Đặc tính thánh trong Phụng vụ:
Theo J. Leben, đối với Kitô hữu mọi thứ đều có thể được thánh hóa, vì mọi người, mọi vật trong vũ trụ đều thuộc về Đức Kitô, hơn nữa Thánh Phaolô còn dạy một điểm quan trọng, dù ăn, uống, làm bất cứ gì, hãy làm tất cả vì sáng danh Chúa. Do đó:

Cái "thánh" của Kitô hữu không ở nơi "vật", mà ở trong con người của Đức Kitô, Bí tích của Thiên Chúa. Cái thánh thiện do chính Đức tin của họ nơi Thiên Chúa và tất cả những gì tiếp theo đó: đời sống luân lý, cái nhìn về con người và sự vật. Chỗ, giờ, vật là những vật chất được dùng để cử hành, nên chúng được tôn kính đặc biệt hơn. Cũng như cô dâu không lấy nhẫn cưới làm khoen móc màn, cũng thế ta không lấy chén thánh, để uống rượu với bạn.
Thể hiện cái thánh: trong Phụng vụ, những vật ta dùng, rất thường: bánh, rượu, nhạc, lời, khăn… nhưng cái "tách biệt" là ở chỗ sử dụng. Nhạc dùng trong Phụng vụ không đưa ra hát ở chỗ khác nếu họ là kẻ có đức tin. Vậy cái thánh ở nơi kẻ sử dụng, không ở trong chính sự vật; thể hiện bằng hình thức "xứng đáng": xứng đáng là danh từ cổ điển của truyền thống Phụng vụ. Vật hay nơi được dùng có tính biểu tượng Thiên Chúa, cao cả đối với ta, chúng phải "đẹp". Cái đẹp của nghi thức là mục tiêu chính của thẩm mỹ. Vì thế điều kiện số một để âm nhạc, kiến trúc, hội họa,… được coi là có tính Phụng vụ, chính là nó giúp được cho nghi thức. Do đó, nhạc sĩ không sáng tác bài hát để diễn tả mình, nhưng để cho anh em mình có thể hành động Phụng vụ (hát). Dĩ nhiên là bài hát được sáng tác phù hợp với cử động Phụng vụ sau đó. Và, những cách thức mà bài hát này được đưa vào nghi thức và những người cử hành sử dụng nó cách phù hợp, tất cả đều quan trọng không thua gì chính tác phẩm (bài hát) .
Nói tóm lại, Phụng vụ có tính cách thánh hóa, vì Phụng vụ là hành vi thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa nhân loại nhờ ân sủng qua các Bí tích và lời cầu nguyện. Vì thế tất cả những gì liên hệ đến Phụng vụ (người, vật, việc,…) và đã được "tách biệt" cho mục đích Phụng vụ, nghĩa là mang tính cách linh thánh, thì chỉ sử dụng cho mục đích ấy mà thôi.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.   PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. EmptyFri Mar 06, 2009 12:27 pm

NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN PHỤNG VỤ:
Kinh Thánh:
"Trong việc cử hành Phụng vụ, Kinh Thánh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Kinh Thánh những bài để đọc, để dẫn gải trong bài giảng, cũng như những Thánh vịnh để hát. Chính nhờ nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Kinh Thánh mà xuất phát những lời kinh, lời nguyện và những bài ca Phụng vụ, đồng thời những động tác và các biểu hiệu trở thành có ý nghĩa" .

Thật vậy, xét đến toàn bộ Phụng vụ, chúng ta thấy Kinh Thánh tràn ngập các bản văn và các nghi thức. Vì thế không thể hiểu được Phụng vụ, nếu không có được những hiểu biết tối thiểu nền văn chương, văn hóa Kinh Thánh. Tuy nhiên nhờ cử hành Phụng vụ, chúng ta khám phá ra ý nghĩa trọn vẹn và phong phú của bản văn Kinh Thánh; Đồng thời qua việc đọc Kinh Thánh, chính hôm nay biến cố cứu độ xảy ra cho ta, ít nhất biến cố này phải được nhận thức như một điều mới lạ bất ngờ và khơi dậy trong ta lòng thán phục và hoán cải.

Ca nhạc:
Truyền thống âm nhạc của toàn thể Hội Thánh đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể".

Lời cầu nguyện:
Đặc tính lời cầu nguyện: Trong Phụng vụ, khi cầu nguyện chúng ta cần lưu ý xem ai nói? Nói với ai? Nói về điều gì? Nói thế nào? Nói chung, Phụng vụ cố gắng sử dụng các từ ngữ vừa chính xác diễn tả đức tin, vừa phong phú biểu lộ tình cảm của cộng đoàn Phụng vụ, nhưng cần nhấn mạnh đến giá trị tư tưởng phong phú hơn là tình cảm, tránh quá cô đọng và khô khan.
Lời cầu nguyện của dân chúng bao gồm:
Lời cầu nguyện không nói với ai: như trường hợp Kinh Tin Kính.
Những lời đối thoại với chủ tế.
Chủ tế kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện.
Cầu nguyện trong thinh lặng, "cần phải giữ thinh lặng thánh vào đúng chỗ đúng lúc của nó" .
Lời cầu và kinh cầu là hình thức cầu nguyện phổ thông và bình dân nhất.
Kinh lạy Cha: đây là khuôn mẫu điển hình cho mọi lời nguyện Phụng vụ Kitô giáo: thờ lạy, ca ngợi và cầu khẩn chiếm địa vị ưu tiên.
Lời cầu nguyện của chủ tế: ta cần phân biệt:
Lời cầu nguyện riêng của cá nhân chủ tế, (thường đọc thầm) trước khi chủ tế thi hành chức vụ của mình giữa cộng đoàn. Ví dụ: trước khi công bố Tin Mừng …
Lời cầu nguyện của chủ tế nhân danh cộng đoàn: tất cả cộng đoàn nghe và cầu nguyện qua vị chủ tế.
Các lời nguyện này kết hợp hài hòa sự thờ phượng và xin ơn. Đặc biệt các lời nguyện làm nổi bật bộ mặt riêng của Phụng vụ là thờ phượng Chúa Ba Ngôi. Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lời cầu nguyện nhờ Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần.

Trong lời cầu nguyện của chủ tế, ta còn phải kể đến các lời nguyện thánh hiến; các lời nguyện (như nêu lên danh Thiên Chúa, và phẩm hạnh của Người, nêu lên ý nguyện xin ơn với lòng tin tưởng đầy hiếu thảo, sau cùng là nhờ Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha ý nguyện xin); các công thức biểu thị; các công thức "làm phép"; công thức trừ quỷ…

Thân xác:
Phụng vụ là hành vi của con người toàn diện (hồn xác, tinh thần vật chất)giữa một cộng đoàn phụng tự. Con người toàn diện khi phụng tự bao gồm các tâm tình bên trong (nội tâm) và cách thức biểu lộ ra bên ngoài. Bên ngoài là lời, là cử điệu và thái độ. Những cách thức này không thể tách rời nhau. Hơn nữa, cử điệu Phụng vụ Kitô giáo có nguồn gốc và giá trị rất phong phú: Đức Kitô Phục sinh. Mỗi tín hữu tham dự Phụng vụ thể hiện mầu nhiệm phục sinh qua các tư thế và cử chỉ. Thân xác chúng ta sẽ sống lại vinh quang trong ngày tận thế, nhưng ngay từ bây giờ đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần nhờ Bí tích Thánh Tẩy. Do đó, chính thân xác ấy cũng phải thờ phượng, ngợi khen Người nữa. Không có một tình cảm chân thành nào mà lại không được thể hiện tự phát bởi một tư thế hay cử chỉ. Và ngược lại, các tư thế, các cử chỉ và các hành động đòi hỏi con người bày tỏ thái độ của mình, đến nỗi chúng diễn tả, khuyếch đại và ngay cả khơi dậy thái độ nội tâm.

Tính cộng đồng của Phụng vụ đòi hỏi phải có các dấu chỉ. Ít nhất các tư thế của thân xác cũng có khả năng diễn tả sự đồng tâm nhất trí, như lời ca tiếng hát, và ta có thể xem đây là cách diễn tả dễ dàng hơn. Nhờ các cử chỉ, ta hiểu được dễ dàng hơn ngôn ngữ của lời nói, nhất là lời nói của chủ tế. Đức Kitô đã dùng các cử chỉ để làm phép lạ, mặc dầu Người chỉ nói một lời là xong.

Các tư thế trong Phụng vụ gồm có:

a. Tư thế đứng:

Người Do Thái luôn đứng lúc cầu nguyện (Lc 18, 9-14) Người Kitô hữu khi cầu nguyện cũng đứng.
Biểu thị con người vươn thẳng lên trời, tỏ lòng tin tưởng tiến đến gần Chúa.
Tư thế của người phục vụ bàn thờ (Hc 50, 13).
Chào đón, hoan hô, cung kính.
Khi nghe Tin Mừng để lòng tôn kính Chúa Giêsu, tôn kính những giáo huấn của Người, cũng như mọi việc Người làm.
Đối với tín hữu, đứng là biểu tượng của Đức Giêsu phục sinh, con người đã được tự do…
b. Quỳ gối:

Trong vườn Ghết-sêma-ni, Chúa Giêsu đã quỳ gối cầu nguyện (Lc 22,41); tư thế quen thuộc trong Kinh Thánh (x. 1 V 8,22-23. 54-55); Cv 7,60; 9,40; 20,36;21,5).
Tỏ ý nóng lòng khi cầu xin; diễn tả sự khiêm tốn và nhỏ bé trước nhan Thiên Chúa.
c. Ngồi:

Tư thế mang lại cho thân xác sự nghỉ ngơi; dễ dàng chú tâm nhìn, nghe, suy nghĩ và cầu nguyện.
d. Cúi mình:

Cử chỉ khiêm tốn tối đa trong nghi thức sám hối đầu lễ.
Tỏ dấu cung kính.
đ. Phủ phục:

Tư thế căn bản của nhiều tôn giáo khi cầu nguyện.
Cảm nghiệm sâu xa hơn về con người, thân cát bụi của mình.
Ngoài ra còn các tư thế như cúi đầu sâu, rước, bái gối…

Các cử chỉ trong Phụng vụ cũng đều nói lên ý nghĩa riêng biệt. Có những cử chỉ thông thường như rửa tay, tỏ lòng kính trọng như lấy khăn che tay khi cầm một vật đáng kính; có một số cử chỉ đặc trưng Kitô giáo như làm dấu thánh giá, dấu chỉ Thánh Tẩy và Thánh Thể… Một số cử chỉ ta thường gặp trong cử hành Phụng vụ: khoanh tay, chắp tay; giơ tay, giang tay; đặt tay; đấm ngực; ngước mắt lên trời; hôn, bắt tay trao ban bình an; xông hương (hoặc thắp nhang).

Lễ phục: gồm có
a. Y phục của tín hữu trong cộng đoàn Phụng vụ.

b. Lễ phục của các thừa tác viên: quy chế tổng quát sách lễ rôma đã đưa ra các quy định trong các số 297 đến 306.

c. Ý nghĩa của lễ phục: mang tính chất một sự phục vụ cộng đoàn, vì thế lễ phục luôn luôn sạch sẽ, đơn giản, xứng đáng. Ba tính chất này góp phần tăng vẻ mỹ quan của cử hành phụng vụ.

d. Màu sắc lễ phục: SLR.QCTQ đã quy định màu sắc lễ phục gồm có màu trắng, màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu đen, màu hồng(trong các số 307- 310).

Các yếu tố vật chất và các đồ thờ phượng như: ánh sáng (nhất là lễ giáng sinh và vọng phục sinh); hương thơm; nước; tro bụi; bánh, rượu, dầu; bình thánh, chén thánh; sách phụng vụ, thánh giá, ảnh tượng; hoa, nến v.v..
Nơi cử hành phụng vụ:
Quy chế tổng quát sách lễ rôma, số 253 viết: "Để cử hành thánh lễ, dân Chúa thường tập hợp nơi thánh đường, hoặc nếu không có thánh đường, thì tập hợp ở một nơi trang nghiêm, xứng đáng với màu nhiệm rất thánh này. Vậy, thánh đường và những nơi khác phải phù hợp với việc cử hành thánh lễ và giúp giáo dân tham gia cách linh động hơn. Hơn nữa các nơi thánh và các đồ vật dùng vào phụng tự phải đẹp, xứng đáng, đồng thời biểu thị và tượng trưng cho những thực tại siêu phàm".

Như vậy thánh đường hay nhà thờ phải là nơi cộng đoàn hội họp để cầu nguyện, để cử hành Phụng vụ. Nhà thờ có các chức năng:

a. Nơi các tín hữu hội họp nhau 1

b. Nơi giảng dạy đức tin 2

c. Nơi tôn thờ và cầu nguyện 3

d. Nơi cử hành thánh thể 4

đ. Nơi cử hành các bí tích.

e. Nơi tưởng niệm.

PHỤNG VỤ: TỘT ĐỈNH VÀ NGUỒN MẠCH CỦA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI.
Qua những tìm hiểu và đào sâu chính bản chất nội tại của Phụng vụ với những suy tư mang đặc tính lịch sử, thần học và mục vụ, chúng ta thấy Phụng vụ là "chóp đỉnh" các sinh hoạt Giáo Hội, tuy không phải là sinh họat độc nhất của Giáo Hội.

Thật vậy "Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn tràn mọi năng lực của Giáo Hội. Thực vậy, các công lao khó nhọc trong việc tông đồ đều nhằm cho mọi người, nhờ đức tin và phép Rửa, trở nên con cái Thiên Chúa, cùng nhau quy tụ ngợi khen Chúa giữa lòng Giáo Hội, thông phần hiến tế và ăn tiệc của Chúa. Đáp lại chính Phụng vụ thúc giục các tín hữu đã được no thỏa "nhiệm tích phục sinh" phải trở nên "những người sống phối hợp trong tình yêu". Phụng vụ nguyện cầu "cho họ ăn ở xứng đáng và trung thành giữ nhiệm tích họ đã lãnh nhận với lòng tin tưởng". Việc tái lập giao ước của Chúa với con người trong lễ Tạ ơn nung nấu và lôi cuốn các tín hữu vào trong tình yêu thúc bách của Chúa Kitô. Vì thế, chính Phụng vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, như là nguồn mạch chảy tràn ân sủng vào trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu đồng thời Thiên Chúa được vô cùng tôn vinh; đó là điều mọi công việc khác của Giáo Hội đều quy hướng về như là cứu cánh" .

Vì thế, Hội Thánh mẹ hiền, rất mong ước toàn thể tín hữu tham dự một cách trọn vẹn, ý thức và linh động vào việc cử hành Phụng vụ, vì đây chính là nguồn mạch thứ nhất và thiết yếu đổ tràn tinh thần Kitô đích thực vào tâm hồn người tín hữu. Công Đồng dạy: "Đối với các tín hữu, Các vị chủ chăn phải chăm chỉ và nhẫn nại, tùy theo lứa tuổi, địa vị xã hội, nếp sống và trình độ hiểu biết giáo lý của họ mà dạy họ về Phụng vụ và cách tham dự linh động cả bên trong lẫn bên ngoài" .

Riêng những người thuộc ca đoàn, Giáo Hội đã dạy: "(họ) cũng chu toàn phận sự Phụng vụ đích thực. Vì vậy, họ phải thi hành phận vụ mình với lòng đạo đức chân thành và trật tự, phù hợp với thừa tác vụ trọng đại ấy, và là điều dân Chúa có quyền đòi hỏi nơi họ. Vì vậy, tùy theo năng cách mỗi người, họ phải nhiệt tâm thấm nhuần tinh thần Phụng vụ và học hỏi để hoàn tất các phần vụ mình theo đúng nghi thức và có trật tự" .

Như thế, nhờ tham dự hoàn hảo vào các lễ nghi thánh, người tín hữu sẽ lãnh nhận dồi dào sự sống Thiên Chúa, rồi trở nên men của Chúa Kitô và muối đất, họ sẽ rao giảng cùng chuyển thông sự sống ấy cho kẻ khác .

Chúng ta chỉ lãnh nhận dồi dào sự sống Thiên Chúa trong Phụng vụ, nhất là Hy lễ Tạ Ơn, thánh lễ, mà trung tâm là Thánh lễ Chúa nhật.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Sponsored content





PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.   PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO. Empty

Về Đầu Trang Go down
 
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» những luật lệ của Giáo Hội trong lịch Phụng Vụ
» CD "Đức Tin Kitô Giáo"
» CA ĐOÀN CECILIA - GIÁO XỨ VÕ ĐẮT- GIÁO HẠT ĐỨC TÁNH- GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
» Ca đoàn Kitô Vua
» Giêsu Kitô Vua

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tìm Hiểu Chung Về Thánh Nhạc-
Chuyển đến