TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? Empty
Bài gửiTiêu đề: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ?   ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:09 pm

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ?


Với những người có duyên nợ trong âm nhạc, ắt hẳn họ đã có rất nhiều cơ may, hoặc tạo ra thật nhiều cơ hội để tiếp cận và cảm thấu giá trị thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật này. Họ sẽ không thỏa mãn, cho đến khi họ trở nên một với nghệ thuật trong mỹ cảm và sáng tạo. Bởi lẽ, thế giới âm nhạc có khả năng diễn tả phong phú tư duy và tình cảm của con người qua nhiều biểu hiện âm nhạc khác nhau ; cho nên ít ai trong đời có đủ thời giờ để nắm bắt trọn vẹn mọi biểu hiện của thế giới ấy. Trong sinh hoạt âm nhạc của quần chúng Việt Nam, các tác phẩm âm nhạc phổ biến hơn, vẫn là những bài hát Việt Nam, bài nhạc Việt Nam, từ những bài dân ca, dân nhạc nhiều miền đến những ca khúc Việt Nam hiện đại của nhiều tác giả, nhiều thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, theo dư luận đại chúng, các "ca khúc Việt Nam mang âm hưởng dân tộc" vẫn thường để lại nơi thính giả một chút gì để nhớ để thương... Phải chăng KHO TÀNG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - vốn là di sản nghệ thuật, là tinh hoa thẩm mỹ được cha ông ta chắt lọc từ bao đời - là một trong những CHẤT LIỆU NGHỆ THUẬT ÐẶC TRƯNG VÀ CẦN THIẾT trong việc sáng tác những tác phẩm âm nhạc giàu dân tộc tính và có "khả năng chinh phục lòng người" ?
1. Nhìn lại những chặng đường lịch sử âm nhạc Việt Nam, cha ông ta đã khổ công tìm kiếm, vun đắp cho nền nghệ thuật âm nhạc nước nhà chẳng những độc đáo, mà ngày càng đa dạng hơn, tinh tế hơn, để sống mãi với đời. Từ giọng nói mang nhiều nhạc tính, đến việc nhạc hóa các bài thơ bình dân, do kẻ sĩ hay các tầng lớp nhân dân sáng tạo nên, dần dà hình thành nên nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhằm thăng hoa cuộc sống muôn mặt của con người Việt Nam. Các loại hình của kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, từ ngâm (bình), kể chuyện (lẩy), nói thơ, hát giao duyên, hát huê tình, lý, hát ví giặm, hát quan họ, hát trống quân, hát bài chòi, hát xẩm, hát chầu văn... đến hát ả đào, hát chèo, hát tuồng, hát cải lương... là những viên ngọc cực kỳ quý báu cho mọi người Việt Nam, ở mọi thế hệ.
Ðã có biết bao nhạc sĩ Việt Nam, của nhiều thế hệ, đã sớm biết gõ cửa vào kho báu dân nhạc Việt Nam, biết khai thác, vun gốc, tỉa cành để làm ra chất liệu mới... Họ như những con ong mật thầm lặng chắt chiu hương phấn các loài hoa trong vườn hoa âm nhạc cổ truyền, cho đời những giọt mật ngọt ngào quê hương. Những giọt mật dâng đời của họ chính là những tác phẩm âm nhạc, "vừa mang chất dân ca, vừa chuyển tải tất cả hơi thở của thời đại. Hay nói cách khác, tác phẩm của họ giàu chất dân ca - chất dân ca đã được khái quát" (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý). Chính vì vậy nó được nhiều người thuộc lòng và hát lên say sưa như là tiếng nói của chính lòng mình vậy.
* Với nhạc sĩ Phạm Duy, người nhạc sĩ có công sưu tập trong nhiều năm ròng, khoảng 200 điệu cổ nhạc Việt Nam, nhằm cung cấp cho thế hệ tương lai những viên ngọc quý của kho báu cổ nhạc Việt Nam, cũng như giúp họ tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo mới, mang tính kế thừa và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế hai tác phẩm nghiên cứu rất có giá trị là : "Tiểu luận về nhạc ngữ Việt Nam" (1961-1962) và "Ðặc khảo về dân nhạc Việt Nam" (1972). Số lượng không nhỏ các ca khúc của Phạm Duy đã nhanh chóng đi vào lòng người và được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng như : "Tiếng hò miền Nam", "Gánh lúa", "Quê nghèo", "Bà mẹ quê", "Nụ tầm xuân"... Ða số các ca khúc của ông dạt dào tình yêu quê hương và đậm đà âm hưởng dân tộc.
* Với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, là một trong số ít những học viên được học ở nhạc viện Viễn Ðông (tồn tại chỉ trong 3 năm : 1927-1930), được xem là một trong những nhạc sĩ đạt đến đỉnh cao của nền âm nhạc Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945). "Ông có vốn hiểu biết uyên thâm về vốn nhạc dân tộc, từ tính năng nhạc cụ cổ truyền đến cái thần, cái cốt lõi của những bài bản, những làn điệu dân ca, dân nhạc. Phương hướng phấn đấu suốt cả cuộc đời ông là : Trân trọng, nâng niu vốn âm nhạc của cha ông, tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa âm nhạc thế giới, nhằm xây dựng nền âm nhạc Việt Nam theo hướng dân tộc hiện đại" (theo Hoàng Long). Ca khúc được xem là cột mốc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam của ông là bài "Bình minh" (phổ thơ của Thế Lữ) được phổ biến trong quần chúng, cũng chính nhờ cốt cách đó của ông. "Ðặc biệt trong lĩnh vực khí nhạc, là nơi ông gửi gắm nhiều thể nghiệm và thu được nhiều kết quả đáng kể" (Hoàng Long).
* Với nhạc sĩ Ðỗ Nhuận, "Trở về cội nguồn" đã trở thành phương châm sáng tác của mình. Rõ ràng vốn âm nhạc truyền thống Việt Nam đã trở thành máu thịt, hơi thở và ngọn nguồn sáng tác của ông. Các ca khúc nổi tiếng "Du kích sông Thao", "Ông Tơ Hồng" đã minh họa được con đường sáng tác đúng đắn của ông.
* Với nhạc sĩ Hoàng Vân, nhiều ca khúc của ông vừa mới ra đời, đã được thính giả đón nhận nồng hậu, như bài "Hò kéo pháo", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tình ca Tây Nguyên"... Ðây là những ca khúc mà âm hưởng của nó không thể bị lẫn lộn - âm hưởng miền nào ra âm hưởng miền đó. Ðây chính là kết quả của một sự đầu tư dài hơi vốn liếng nhạc truyền thống nơi tác giả.
* Với nhạc sĩ Huy Du, "chất nhạc trong ca khúc của ông không vay mượn, mà "tiêu hóa" vốn âm nhạc cổ truyền, để tạo cho bản nhạc có âm hưởng dân tộc... Trong bài "Bế Văn Ðàn sống mãi" có chất nhạc miền núi ; trong "Tôi sẽ ca mãi đời anh" có chất nhạc miền Trung ; trong "Người sống mãi trong lòng con" có chất nhạc Quan họ... Hình tượng âm nhạc trong ca khúc của Huy Du vừa phổ cập, vừa nâng cao" (theo PGS Dương Viết Á).
* Với nhạc sĩ Trần Hoàn, "vốn âm nhạc dân gian cổ truyền đã đi vào ông bằng nhiều con đường. Cha mẹ ông thường hát các làn điệu dân ca Huế, hát bội cho ông nghe. Mẹ ông thường hay ru con bằng những điệu hò sông nước Bình Trị Thiên và ngâm thơ theo giọng Nghệ Tĩnh... Tất cả những nhân tố đó đã đi vào con người ông - hòa trộn và hài hòa, ấp ủ và lên men, qua những rung động của một trái tim nhạy cảm. Những sáng tác của ông, thành công của ông đều được khơi nguồn từ đấy. Cho đến nay Trần Hoàn đã sáng tác trên 400 ca khúc" (theo Dương Viết Á). Trong số ấy, có nhiều ca khúc rất được ái mộ, như "Sơn nữ ca", "Lời người ra đi", "Lời ru trên nương", "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm"...
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ?   ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ? EmptySun Mar 22, 2009 3:09 pm

* Với nhạc sĩ Nhật Lai, ngay từ thiếu thời, ông đã hội nhập sâu sát với các dân tộc Tây Nguyên, đến nỗi vốn âm nhạc Tây Nguyên đã trở nên nhuần nhuyễn trong sáng tác của ông. "Ông đã để lại cho đời những nhạc phẩm công phu mà bản sắc dân tộc thấm sâu như tinh kết một hồn thiên kỳ diệu" (theo Lê Việt Thảo). Các tác phẩm của ông còn ghi mãi trong ký ức nhiều người là : Nhạc kịch "Bên bờ sông Krông pa" (1962), "Tổ khúc giao hưởng" (1970), hòa tấu nhạc cổ truyền "Tiếng cồng mừng Tây Nguyên giải phóng", "Suối đàn T'rưng". Các ca khúc : "Tiếng chim lạc đàn", "Ðợi chờ", "Sông Nhật Lệ", "Tiếng hát Mơ nông Tipri", v.v... là những giai điệu mượt mà. thắm đượm hồn nhạc dân tộc.
* Còn nhiều nữa các nhạc sĩ có tâm huyết với âm nhạc dân tộc, như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với các ca khúc "Mẹ yêu con", "Dáng đứng Bến Tre"... ; nhạc sĩ Trần Văn Khê với ca khúc "Em đi chùa Hương" ..., và nhiều công trình nghiên cứu về cổ nhạc Việt Nam nổi tiếng thế giới ; nhạc sĩ Dương Thiệu Tước với "Ðêm tàn Bến Ngự" ... ; nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu với "Lời cây đàn đá", "Bóng cây Kơnia", "Sợi nhớ sợi thương"... ; nhạc sĩ Xuân Hồng với "Tiếng chày trên sóc Bombo", "Cây đàn Ghita"... ; nhạc sĩ Nguyễn Nam với "Dòng sông và tiếng hát"... ; nhạc sĩ Thuận Yến với "Vọng lời mẹ ru", "Gửi em ở cuối sông Hồng", "Ði trong hương tràm"... ; nhạc sĩ Trương Quang Lục với "Vàm Cỏ Ðông", "Hoa sen Tháp Mười"... ; nhạc sĩ Văn Thành Nho với "Ðất nước lời ru"... ; nhạc sĩ Hoàng Hiệp với "Câu hò bên bờ Hiền Lương"... ; nhạc sĩ Vĩnh An với "Ði tìm người hát lý thương nhau"... ; hai nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Lê Giang với "Hãy yên lòng mẹ ơi"... và nhiều công trình nghiên cứu công phu về dân ca Nam Bộ ; nhạc sĩ Trương Tuyết Mai với "Huế tình yêu của tôi"... ; nhạc sĩ Trần Khiết Tường với "Chiếc áo bà ba"... ; nhạc sĩ Tô Thanh Tùng với "Ai về Ðồng Tháp", "Người giữ vườn cò", "Cô hàng xóm"... ; nhạc sĩ Triều Dâng với "Chiều về trên sông"... ; nhạc sĩ Trúc Phương với "Tình thắm duyên quê", "Tình thương mái lá"... ; nhạc sĩ Trần Hữu Pháp với "Dòng sông ai đã đặt tên", "Tiếng hát sông Hương"... ; nhạc sĩ Nhất Sinh với "Tơ hồng", "Chim sáo ngày xưa"... ; nhạc sĩ Trần Tiến với "Ngọn lửa cao nguyên", "Sao em nỡ vội lấy chồng"... ; và còn rất nhiều các nhạc sĩ yêu âm nhạc dân tộc đã và đang cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam những giai điệu ngọt ngào chất liệu dân ca.
2. Song song với tuyến "NHẠC ÐỜI", với các nhạc sĩ lỗi lạc như trên, là tuyến "NHẠC ÐẠO" với không ít các nhạc sĩ đã thành danh trong giới âm nhạc Việt Nam, như :
* Nhạc sĩ Hải Linh, ngay vào thuở "Tân nhạc Việt Nam" và "Thánh nhạc Việt Nam" còn nằm nôi, người nhạc sĩ tài hoa này đã có mặt. Ông cùng những nhạc sĩ tên tuổi khác (Hùng Lân, Vinh Hạnh, Ngô Duy Linh, Hoàng Kim, Văn Minh...) đã để lại nhiều dấu ấn sáng giá trên lịch sử Thánh nhạc Việt Nam từ 1945 đến nay. Ông đã dày công nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Cổ giáo nhạc Việt, âm nhạc Công giáo Tây Phương, để cho ra đời luận án : "Màu sắc nhạc Việt trong Bình ca" (1950-1956), tài liệu huấn luyện ca trưởng "Lối viết thoáng mỏng" và "Lối trình tấu sống động" (1956-1961), cũng như nhiều tác phẩm hợp xướng và ca khúc nổi tiếng : "Hang Bê-lem", "Hò non nước", "Hương quê", "Cóc quân", "Tiếng thu", "A-vê Ma-ri-a", "Duyên kỳ ngộ", "Ðà lạt trăng mờ" v.v ... Trong sự nghiệp sáng tác và chỉ huy hợp xướng của mình, ông luôn đặt hai mục tiêu làm tôn chỉ như sau : "Tôn vinh Thiên Chúa và ca ngợi quê hương".
* Với nhạc sĩ Hùng Lân, dân ca Việt Nam đã trở nên chất liệu sống, là máu thịt của ông. Ông đã hiến mình vì sự nghiệp giáo dục âm nhạc cho các thế hệ trẻ tương lai. Ông đã có công sưu tầm, nghiên cứu về dân ca, dân nhạc qua tác phẩm "Tìm hiểu dân ca Việt Nam" (1971) và nhiều giáo trình khác được đông đảo bạn đọc đón nhận. Ông đã thao thức cho đến khi nhắm mắt lìa đời, là làm sao để nền âm nhạc Công giáo Việt Nam thắm đượm hồn dân tộc, chất chứa bản sắc riêng của người Việt Nam. Ông đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và nền Thánh nhạc nói riêng, rất nhiều ca khúc có giá trị, đặc biệt bài "Cao vời khôn ví" đã trở thành ca khúc bất hủ trong nền Thánh nhạc Việt Nam.
* Thế hệ trẻ hơn, có các nhạc sĩ như Viết Chung, Cát Minh, Kim Long, Xuân Thảo, Tri Văn Vinh, Hải Triều, Ân Ðức, Phan-xi-cô, Ngọc Kôn, Ngọc Linh, Nguyễn Duy, Mi Trầm, Anh Tuấn, v.v... cũng đã cống hiến cho nền Thánh nhạc Việt Nam những tác phẩm hợp xướng và ca khúc giàu dân tộc tính, khiến được nhiều người ưa thích.
Quả là liều lĩnh khi tôi mon men tới lĩnh vực lịch sử âm nhạc và lý luận âm nhạc. Tôi biết mình khó tránh được sự chủ quan, khi đề cập đến các lĩnh vực này với tính toàn diện của nó. Tuy nhiên, khi phác họa vài nét sơ sài trên, một cách nào đó, tôi muốn ca ngợi những cuộc đời, những tấm lòng tận trung với âm sắc quê hương, gắn bó sâu xa với sự nghiệp âm nhạc của tổ tiên, trân trọng và quý yêu khôn cùng kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam... Ðể rồi hiến dâng cho đời, cho thế hệ tương lai, những tác phẩm âm nhạc trác tuyệt. Những tác phẩm âm nhạc của họ thuộc nhiều thể loại (khí nhạc, ca nhạc kịch, nhạc vũ, hợp xướng, ca khúc...), nhưng phổ biến hơn cả đối với quần chúng, vẫn là thể loại CA KHÚC. Ca khúc trở nên nhịp sống, hơi thở không thể thiếu được của những con người Việt Nam - vốn có truyền thống thích ca hát. Tuy nhiên để đạt được điều đó, ca khúc phải có khả năng chuyên chở được cái hồn dân tộc và những tinh hoa văn hóa thế giới. Nó còn phải là tiếng nói chân thực của lòng người cùng với những nhạy cảm đặc nét của thời đại.
Tôi xin phép mượn một hình ảnh rất đẹp, từ ca khúc của nhạc sĩ Thuận Yến : "Vọng lời mẹ ru", để diễn tả một tình yêu, một trân trọng, một khát vọng khôn nguôi của bản thân và của bao người đối với VỐN ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM, ví như BẦU SỮA MẸ thân thương :
"Ðôi làn môi con nghiêng về vú mẹ
như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa,
như hương hoa nghiêng về ngọn gió.
Ðôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ
như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời.
Sữa mẹ trắng trong, con ơi, hãy uống !
Rồi mai khôn lớn, con ơi, hãy nghĩ,
Hãy nghĩ những điều trắng trong."
Và cho đến hôm nay, chúng ta thụ hưởng được một "gia tài ca khúc cực kỳ phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam" (theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), chúng ta không thể không ghi nhận và biết ơn tất cả các nhạc sĩ Việt Nam, cách riêng những nhạc sĩ đã có công khảo cứu và vận dụng VỐN NHẠC TRUYỀN THỐNG cho những sáng tác của mình dạt dào âm điệu quê hương và sâu lắng những tinh anh của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM MỘT CHẤT LIỆU CẦN TRONG SÁNG TÁC ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 3 Thông Cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Thánh Nhạc
» TÀI LIỆU UNIVERSA LAUS NĂM 1980 TRONG LỊCH SỬ ÂM NHẠC CỦA HỘI THÁNH
» Nhạc Sĩ Thế Thông
» Nhạc sĩ Viết Chung
» Thuật ngữ âm nhạc Anh Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Huấn Thị Về Âm Nhạc-
Chuyển đến