TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm   Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm EmptySun Feb 15, 2009 4:27 pm

Nhạc sư PHẠM ĐỨC HUYẾN
CÁC NỔ LỰC ÂM THẦM


TRẦN HIẾU


Khi vừa đến định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1990, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến được một chủ nhân trung tâm băng nhạc ở Bolsa, Nam Cali, mời đến ngụ và hứa hẹn một việc làm. Vị cha sở Giáo Xứ Việt Nam tại San Jose, linh mục Lưu Đình Dương, đến nhà thăm và thuyết phục ông, "Đừng đi đâu hết, ở lại đây mà dạy nhạc".

Người nhạc sĩ đã ở lại và trở thành người thầy của nhiều nhạc sĩ và ca trưởng trong vùng. Trong mười một năm cư ngụ tại đây, ông đã tổ chức những lớp hòa âm và điều khiển ca đoàn với gần một trăm môn sinh tới thụ huấn. Nhiều người trong số họ hiện đang phục vụ tại các nhà thờ có thánh lễ Việt Nam, và một số người trở thành nhạc sĩ sáng tác.

Nhạc sư Phạm Đức Huyến là tác giả của trên 300 bản thánh ca và ông cũng có một số lượng tương tự các bản nhạc đời. Giòng thánh nhạc Công Giáo Việt Nam ghi nhận các nhạc phẩm nổi tiếng của ông như bài Trinh Vương Maria:

"Maria Trinh Vương mến yêu Mẹ ơi, con say sưa cung đàn vương trầm lắng. Maria Trinh Vương mến yêu lòng con, xin giơ tay ban hồng ân tràn đầy..."

Vào năm 1982, sau hơn một năm Phạm Đức Huyến từ trại cải tạo về, hai người em của ông vượt biên đã bỏ mình trên biển cả. Với một xúc cảm mãnh liệt, ông đã vung lên bài Hiến Lễ Tinh Tuyền, một hợp ca nhiều bè:

“Đây bánh thơm với rượu nho tinh tuyền, xin hiệp dâng lên Chúa biết bao niềm vui với muôn đắng cay nỗi buồn...

"...Xin dâng lên Chúa bao nhiêu nỗi ưu tư buồn vui cuộc đời..."

Bài ca nầy đã được hát trong đại lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma năm 1988.


Đến với âm nhạc

Phạm Đức Huyến đến với thế giới âm nhạc ngay từ thuở nhỏ và ông may mắn được cố nhạc sư Hải Linh, một danh tài của nền thánh nhạc Việt Nam, tận tình hướng dẫn. Ông tốt nghiệp thủ khoa Khóa Ca Trưởng Sài Gòn năm 1973.

Sau khi tốt nghiệp, ông đảm trách phụ giảng cho nhạc sư Hải Linh trong các lớp ca trưởng, nhờ đó tích lũy thêm vốn liếng nghiên cứu âm nhạc và giảng dạy.

Vào năm 1968, theo lệnh tổng động viên, ông thụ huấn khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường làm giảng viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị. Từ năm 1970 đến 1975, ông được biệt phái về Bộ Giáo Dục và phụ trách giảng môn âm nhạc tại Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn.

Vì là giáo sư biệt phái, khi Cộng Sản chiếm Miền Nam tháng 4, 1975 ông bị bắt đi cải tạo gần 5 năm.

Đào tạo ca trưởng

Vào năm 1982, khi nhạc sư Hải Linh ngưng dạy các lớp Ca Trưởng để chú tâm vào việc soạn các bản trường ca, Phạm Đức Huyến đã tiếp nối công việc bằng việc mở các khóa huấn luyện ca trưởng tại Sài Gòn và các vùng phụ cận. Trong tám năm âm thầm hoạt động, ông đã hoàn tất 37 khóa đào tạo ca trưởng trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. vào tháng 9, 1990.

Chưa đầy một năm sau khi đến đất tự do, ông đã mở lớp Ca Trưởng Cấp I tại San Jose vào ngày 16-6-1991. Nội dung của khóa nầy nhằm trang bị cho người ca trưởng kiến thức về hoà âm, kỹ thuật đánh nhịp và điều khiển hợp ca.

Anh Nguyễn Báu, nhớ lại lớp Ca Trưởng đầu tiên tại San Jose, "Chúng tôi tập trung tại nhà một anh trong nhóm rồi mời thầy đến dạy nhạc. Đôi khi phòng khách chật chội qúa, chúng tôi vào garage... Dần dà, chúng tôi mượn được phòng hội và cả nhà thờ để tập dượt."

Anh Báu, hiện phụ trách điều khiển Ca Đoàn Mẹ La Vang, nhà thờ Christ The King, là tác gỉa một số bản thánh ca được ưa chuộng.

Sau những lớp Ca Trưởng Cấp I, phần nhiều các khoá sinh tốt nghiệp tiếp tục theo học Cấp II, là lớp đào sâu về phân tích hòa âm, kỹ thuật tập hát và điều khiển hoà nhạc. Các môn sinh còn học thêm các lớp về sáng tác, nghiên cứu cung giọng, các thể bình ca và dân ca.

Trong hơn một thập niên qua, nhạc sư Phạm Đức Huyến đã hoàn tất 16 khóa đào tạo ca trưởng cấp I và II tại Hoa Kỳ.

Linh mục Vũ Liễu, linh hướng Ủy Ban Thánh Ca của Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick, nói, "Thật là may mắn cho San Jose có thầy Huyến, một nhạc sư tài năng, giúp huấn luyện các ca trưởng. Ngoại trừ một số đã thạo tay nghề từ bên Việt Nam trước khi đến đây, đa số các ca trưởng đang phục vụ tại San Jose là môn sinh của thầy."

Giáo xứ Việt Nam hiện có 11 ca đoàn với khoảng 500 ca viên phụ trách 11 thánh lễ cuối tuần. Giáo xứ còn có ca đoàn Thánh Gia gồm các vị cao niên hát các buổi lễ an táng, và ca đoàn Fatima của các em thiếu nhi. Trung bình mỗi ca đoàn có từ 2 đến 4 ca trưởng được huấn luyện chuyên môn.

Ngoài ra, các ca đoàn phụ trách các thánh lễ Việt Nam tại các giáo xứ Most Holy Trinity và Maria Goretti cũng cử người đến thụ huấn.

Vươn tay nhịp ra xa

Nhưng nhạc sư Phạm Đức Huyến còn đi nhiều nơi để huấn luyện ca trưởng. Từ Dallas, Houston, Chicago, New Jersey, Philadelphia, Carthage, Missouri, đến Seattle, Washington... mỗi năm ông đều được mời đến trú ngụ vài tuần, dạy cấp tốc ngày đêm. Trong số những người thụ huấn, có người đã tốt nghiệp chuyên khoa âm nhạc tại các đại học Hoa Kỳ hoặc đã từng điều khiển các ca đoàn tổng hợp hát trong các đại lễ.

Cuối tháng Năm vừa qua ông đã làm một chuyến đi Dallas để huấn luyện khoá cấp II Ca Trưởng. Chỉ sau vài ngày ở Dallas, ông nhận được điện thoại từ San Jose báo tin thân phụ ông, cụ Phạm Văn Hoàn, phải nhập viện và khó qua khỏi cơn bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn cho lớp học tiếp tục tiến hành.

Ông Huyến nói, "Tôi phó thác mọi sự cho Chúa quan phòng. Lớp học phải rút ngắn lại một ngày và anh chị em phải học mỗi ngày lâu giờ hơn. Khi từ phi trường về, tôi đến ngay bệnh viện để gặp ông cụ."

Mấy tuần sau, cụ thân sinh được Chúa cất về, hưởng thọ 90 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Viết Hùng ở Dallas, Texas, nói rằng, anh và các bạn không những ngưỡng mộ tài năng của nhạc sư Phạm Đức Huyến mà còn rất mến tấm lòng quảng đại và tư chất bình dị của ông. Ông sẵn sàng hy sinh thì giờ, công việc để đến những nơi có nhu cầu huấn luyện ca trưởng. "Chúng tôi rất dễ trò chuyện với thầy vì ông đối xử với chúng tôi như bạn," anh Hùng nói.

Vào giữa tháng Mười Một năm 2001, một khóa Ca Trưởng Cấp Ba được tổ chức tại San Jose. Đây là khóa cao nhất của chương trình đào tạo ca trưởng và các khóa sinh được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. 13 nhạc sĩ sáng tác và dày kinh nghiệm điều khiển các ca đoàn từ khắp các nơi ở Hoa Kỳ thụ huấn khóa học nầy.

"Khóa học được sắp xếp rất công phu và đây là khóa duy nhất được tổ chức ở Hoa Kỳ," nhạc sĩ Lê Hà, một trong những phối trí viên của khóa học phát biểu. Cùng cộng tác với nhạc sư Phạm Đức Huyến để phụ trách khóa nầy, có nhạc trưởng Thiên Quang, San Diego, người đã từng điều khiển dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước năm 1975.

Khóa Cấp Ba chủ yếu nhắm đào sâu phân tích hoà âm, xử dụng nhạc cụ, phối khí, nghiên cứu nhạc sử và điều khiển dàn đại hợp xướng. Các khóa sinh vào cuối khóa phải trình bày một tiểu luận về âm nhạc để tốt nghiệp.

Đa dạng trong đào luyện và sáng tác

Trong nổ lực chia sẻ kiến thức về sáng tác và điều khiển hợp ca, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã soạn một bộ ba cuốn về kỹ thuật điều khiển hợp ca. Bộ sách đã được hoàn thành và ông cùng với các môn sinh đang dự trù thực hiện qua dạng phim đĩa DVD để dễ dàng truyền thụ.

"Việc huấn luyện kỹ thuật điều khiển hợp ca Việt Nam là nhu cầu thiết yếu và bộ DVD sẽ giúp đáp ứng phần nào, đặc biệt cho các thế hệ trẻ", ông Huyến nói. Tuy nhiên để cho thu vào điã DVD đòi hỏi nhiều thời gian và các phương tiện khác.

Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và các môn sinh của ông đã thực hiện các băng và dĩa nhạc, đặc biệt với các bản thánh ca, như các cuốn Trinh Vương Maria, Thập Tự Vinh Quang, Maria Suối Hồng Ân, Hang Bêlem, Tuyển Tập Tôn Vinh... Trong số các cuốn thành công có cuốn Mẹ La Vang, do nhạc sĩ Lê Hà phụ trách phần kỹ thuật và đệm nhạc, phát hành dịp kỷ niệm Đức Mẹ 200 Năm hiện ra ở La Vang với hơn 25,000 cuốn phổ biến khắp nơi trên thế giới.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến còn sáng tác nhạc tiếng Anh và đã được các hãng đĩa HillTop Records và Hollywood Stars Music Production và Amerecords ở Hollywood tuyển chọn một số nhạc phẩm thu vào đĩa. Trong đầu năm nay, các bản "Liberty", "When Can I Be Reunited With My Mother?" đã được thu vào Album America. Gần đây ông đã ký hợp đồng cho thâu các nhạc phẩm như "When Can I Return To My Native Country?", "Diana, Princess of Wales", "A Former Photograph" và "Homeland Love". Đây là các bài thơ bằng Anh ngữ của các thi sĩ Minh Viên, Ngọc An, Ngô Đa Thiện hoặc thơ Việt Nam được chuyển dịch qua tiếng Anh.

"Đóng góp của nhạc sư Phạm Đức Huyến thật rất đáng được ca ngợi," linh mục Vũ Liễu nói. "Tài năng của thầy Huyến về phương diện âm nhạc thật qúa dồi dào, đặc biệt trong lãnh vực thánh nhạc. Ông lại hào phóng, không cất giữ cho mình mà sẵn sàng san sẻ với người khác. Thật sự, ông đã dùng tài năng Chúa ban để làm lợi cho Chúa."
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Nhạc sư Phạm Đức Huyến - Các nổ lực âm thầm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến
» Giáo Sư Nhạc sĩ PHẠM ĐỨC HUYẾN
» Leonard Bernstein – huyền thoại âm nhạc Mỹ
» Nhạc Sĩ Ngô Ngọc Thắng và Phạm Trung Vinh
» PHỎNG VẤN TÁC GIẢ Nhạc Phẩm Bất Hủ "HANG BÊ LEM"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc sĩ – Nhạc phẩm-
Chuyển đến