TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO   VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO EmptySun Feb 15, 2009 4:51 pm

VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO
13-06-2008
Văn Nghệ sĩ Công Giáo nắm giữ một vai trò khá quan trọng trong lãnh vực văn hoá nghệ thuật Việt Nam nói chung và là gia tài phong phú của Giáo Hội Việt Nam nói riêng. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi xin chú trọng vào quý Nhạc sĩ và Ca sĩ Công Giáo Việt Nam, và đặc biệt là quý Nhạc sĩ và Ca sĩ Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại.
Nếu nhìn lại quá khứ, nền âm nhạc Việt Nam rất phong phú, trải dài trên 4000 năm văn hiến của Lịch sử Việt Nam. Ða số các sử gia đều công nhận lịch sử Việt Nam khai mào từ năm 2789 B.C. Trong nền văn hoá đẹp ngời này, Việt Nam đón nhận Tin Mừng vào năm 1533 do Giáo Sĩ Inêkhu truyền bá đến Việt Nam. Xuyên suốt 400 năm lịch sử Ðạo Công Giáo thăng trầm với giòng sinh mệnh của Quê Hương, nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam cũng được dần dần thành hình. Trong thập niên 30 năm 1945-1975, nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam được thành hình, phát triển, và trưởng thành theo với thời gian và những bước thăng trầm của Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam.

Nhìn lại thập niên 10 năm 1945-1955, những nhạc sĩ đã dầy công hình thành nền Thánh Ca Việt Nam đặc thù với tâm tình và mẫu số rất Việt Nam. Trong đó gồm các Nhạc Ðoàn và quý Nhạc sĩ: Nhạc Ðoàn Miền Nam hay Nhạc Ðoàn Philiphê Minh, Nhạc Ðoàn Miền Trung, Nhạc Ðoàn Lê Bảo Tịnh, Nhạc Ðoàn Sao Mai, Nhạc Ðoàn Phát Diệm, Nhóm Hải Phòng, Nhóm Tiếng Chuông Nam, Nhóm Minh Nhạc, Nhóm Hương Mới, Nhóm Thơ Nhạc, và nhiều các nhóm khác. Những nhóm này quy tụ những nhạc sĩ: Phaolồ Quy và Phaolồ Ðạt, Nguyễn Văn Thích (J. M. Thích), Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Kim Bính, Trần Văn Cần, Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Hoài Ðức, Hoài Chiên, Duy Tân, Hoàng Ngô, Vĩnh Phước, Hoàng Phúc, Nguyễn Bang Hanh, Trần Ðình Nam, Nguyễn Văn Vinh, Hùng Thái Hoan, Thanh Tùng, Nguyên Thanh, Thái Ðức Bạch, Nguyễn Văn Thích (J.M. Thích), Aùnh Thiều, Hải Aùnh, Văn Thi, Hải Linh, Ngô Duy Linh, Hồ Chương (Nguyễn Quang Lãm), Thiên Hương (Lê Thế Kha), Võ Thanh (Vũ Ðình Trác), Thiên Phước, Hồ Khanh (Trần Thái Hiệp), Minh Hương, Hương Trinh (Thiện Cẩm), Ðinh Vương Tịnh, Ðinh Vương Trung, Ðỗ Văn Quý, Phạm Liên Hùng, Ðạo Minh, Nguyễn Duy Vi, Thiên Chung, Thanh Cao, Mặc Khanh, Hương Linh, Vinh Hạnh, Trần Anh Linh, Huyền Linh, Hương Phong, Hương Bản, Lê Huy, Thành Ðạo Tử, Liên Thắng, Nguyễn Văn Vinh, Tiến Dũng, Nguyễn Văn Minh, Minh Hùng, Lương Công, Phan Ngọc Tuyên, Quốc Thái, Long Nghị, Trần Hùng Dũng, Ba Anh, Vinh Hạnh, Phương Linh, Mai Văn Ðiệu, Huyền Linh, Trinh Cát, Thanh Huyền, Nguyễn văn Hoan, Tiến Dũng, Văn Thiều, Hoàng Vũ, Minh Ðệ, Sơn Ca, Hoài Bắc…

Nhìn lại những năm 1955-1970, những nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam đã sáng tác không ngơi nghỉ để đáp ứng cho những nhu cầu phụng vụ. Những nhạc sĩ nổi tiếng như: Tiến Dũng, Hải Linh, Ngô Duy Linh, Hoàng Kim, Kim Long, Vinh Hạnh, Hùng Lân, Nguyễn Văn Hoà, Mỹ Sơn, Tiến Hạnh, Phương Linh, Hoàng Diệp, Thành Tâm, Trần Sĩ Tín, Hoàng Ðức (Nguyễn Ðức Mầu), Tuấn Anh, Vũ Khởi Phụng, và nhiều nhạc sĩ khác, đã làm phong phú hoá nền Thánh Ca Việt Nam.

Trong giai đoạn này, một ngành âm nhạc rất được trọng dụng trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, đó là ngành quân nhạc Việt Nam. Quý Nhạc Trưởng Orchestral Conductors) và Nhạc sĩ Công Giáo về Phối Khí (Orchestration) đã đóng góp lớn lao cho nền quân nhạc Việt Nam. Các Ban Quân Nhạc Bộ Tổng Tham Mưu, Không Quân, và các Ban Quân Nhạc khác...đã trình diễn thành công khá nhiều những bản nhạc hùng ca dân tộc, cũng như những bài Thánh Ca Công Giáo trong những dịp đại lễ trọng thể. Những Nhạc Trưởng và Nhạc sĩ Phối Khí Công Giáo nổi tiếng như Nhạc sĩ Trần Văn Tín, Nhạc sĩ Vũ Văn Tuynh, Nhạc sĩ Thiên Quang, Nhạc sĩ Lê Như Khôi...Quý Nhạc sĩ này cũng đã đóng góp và phong phú hóa cho nền âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn phát triển và trưởng thành.

Giai đoạn 1970-1975, nền Thánh Ca Việt Nam nở rộ trên bước đường trưởng thành với những sinh hoạt sáng tác và hợp ca do sự thành hình và phát triển các ca đoàn trong những lễ nghi phụng vụ bằng Việt Ngữ. Những nhạc sĩ sáng tác vào giai đoạn này được huấn luyện và học hỏi thêm do quý nhạc sĩ cha anh tổ chức. Giai đoạn này quy tụ khá nhiều quý nhạc sĩ song hành với những nhạc sĩ đàn anh trong các giai đoạn trước, kết hợpï một số lớn quý nhạc sĩ như: Tiến Dũng, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Hùng Lân, Hoàng Kim, Kim Long, Hoàng Khánh, Thiện Cẩm, Ðỗ Xuân Quế, Linh Sơn (Nguyễn Thượng Sơn), Phạm Liên Hùng, Mỹ Sơn, Vương Diệu, Kim Long, Ðàm Minh Hoa, Văn Chi, Nguyên Kha, Lan Thanh, Tấn Anh, Nguyên Hữu, Minh Tuyền, Cát Thu, Lạng Tử, Dao Kim, Thanh Nhi, Kiệm Tần, Thiên Chung, Thanh Huân, Linh Giang, Linh Hương, Mỹ Sương, Nguyễn Thống, Hoa Anh, Duy Thiên, Hà Chiên, Thiên Tân, Nguyễn Vũ, Hoài Aâm, Ngô Văn, Thanh Kim, Nguyễn Ðức, Ngọc Tĩnh, Phạm Ðức Huyến, Hoàng Thanh, Vũ Hùng Tôn, Viết Chung, Trần Ðịnh, Hải Hồ, Oanh Sông Lam, Tiến Hạnh, Tri Văn Vinh, Hy Bắc, Trọng Tín, Minh Hân, Xuân Thảo, Phanxicô, Hồng Trang, Trầm Hương, Hải Triều…

Sau năm 1975, tiếp nối truyền thống Thánh Ca Công Giáo Việt Nam, rất nhiều các nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác cùng với những nhạc sĩ cha anh trong các giai đoạn trước. Mi Trầm, Nguyễn Duy, Ðỗ Vi Hạ, Hoàng Bổn, Phương Anh, Nguyễn Quang Hưng, Xuân Tưởng, Nguyễn Quang Hiển, Nguyễn Lý, Trọng Nhân, Phanxicô, Vũ Mộng Thơ, Thuỳ Trang, Ðức Dũng, Thu Lâm, Thế Thông, Ðình Diễn, Nguyễn Văn Trinh, Vũ Ngọc, Minh Quang, La Thập Tự, Phương Trân, Mỹ Huyền, Aân Duy, Martinô, Ngọc Kôn, Nguyên Thanh, Lê Phú Hải, Cao Huy Hoàng, Tri Văn Vinh, Xuân Nguyên, Nguyễn Văn Tuyên, Hồng Trần, Hương Ðan, Nguyễn Văn Nam, Từ Thánh Linh, Thy Yên, Trịnh Hữu, Lê Huy, Thiên Thu, Từ Duyên, Aân Ðức, Aùnh Ðăng, Anh Tuấn, Vũ Lan, Nguyễn Thắng, Thanh Thanh, Thanh Hùng, Vũ Ðình Aân, Ngọc Khánh, Quốc Vinh, Tống Viết Minh, Phượng Mi, Vi Nam, Quốc Việt, Quang Uy, Ngọc Linh, Cát Minh, Miên Ly, Tường Thược, Thơ Thảo, Ðan Trình, Phạm Quang, Việt Trì, Sơn Ca Linh, Quang Aùnh, Người Họ Trần, Thanh Bình, Vũ An, Khương Huệ, Thái Hoà, Hạ Ðăng, Hoàng Vũ, Hồng Vy, Ðaminh, Paul Marie, Nguyễn Văn Cường, Aùnh Sáng, Trần Thánh Aân, Dương Quang, P. Kim, Phạm Xuân Chiến, Vi Nam, Thanh Loan, Hạt Sương Nguyên, Ðào Trung, Thuý Trang, P. Tâm, Lan Thanh Tâm, Minh Tâm, Kim Vân, Phạm Hội, Ngô Trần, Kim Ngân, Vũ Xuân Minh, Thăng Aùnh, Mộng Huỳnh, Lê Văn Trọng…Tất cả những nhạc sĩ Thánh Ca Công Giáo Việt Nam đang trăn trở, tìm kiếm, và xây dựng cho một nền Thánh Ca Việt Nam đặc thù trong giai đoạn hiện tại.

Nhìn về tương lai của nền âm nhạc Việt Nam nói chung, những học giả âm nhạc có bằng cấp quốc tế về âm nhạc như: Trần Văn Khê, Ph.D, Nguyễn Thuyết Phong, Ph.D (USA), Vũ Bình, Ph.D (USA), Trần Quang Hải, Ph.D, Hoàng Trọng Tuấn, Ph.D (Australia), Trần Anh Linh, M.A (USA), Nguyễn Trọng Tước, M.A (USA), Văn Chi, M.A (Australia), Thanh Lâm, B.A (USA), Phi Khanh, B.A (USA), Nguyễn Hồng, B.A (USA), Ðinh Trang, B.A (USA)... và nhiều học giả khác đang tiếp tục hay đã tốt nghiệp mà cá nhân chúng tôi chưa đươc biết tới cũng đang thao thức cho một nền âm nhạc Việt Nam trưởng thành, cùng với quý học giả cha anh có nhiều kinh nghiệm trong nền âm nhạc Việt Nam, chúng ta tự suy nghĩ và nghiên cứu để có thể làm gì cho nền âm nhạc Việt Nam trên thế giới? Nhìn về Thánh Ca Việt Nam nói riêng, qua hội nghị đặc biệt về Thánh Ca tại Việt Nam mới đây, đâu là đường hướng tương lai của nền Thánh Ca Việt Nam trong giai đoạn hiện tại?

Trong thế giới âm thanh và truyền thông, quý Ca sĩ Công Giáo Việt Nam cũng đã và đang góp một phần rất lớn vào trong kho tàng văn hoá nghệ thuật Việt Nam nói chung và nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam nói riêng. Trong giới quý Ca sĩ Công Giáo Việt Nam, phải kể đến những tên tuổi sáng ngời của thế giới Ca sĩ Việt Nam như: Nghệ sĩ Bích Thuận, Ca sĩ Kim Tước, Ca sĩ Hoàng Oanh, Ca sĩ Khánh Ly, Ca sĩ Ðức Huy, Ca sĩ Ngọc Minh, Ca sĩ Quỳnh Như, Ca sĩ Ninh Cát Loan Châu, Ca sĩ Nga Mi, Ca sĩ Lãng Minh, Ca sĩ Như Mai, Ca sĩ Lệ Thu, Ca sĩ Lệ Hằng, Ca sĩ Anh Dũng, Ca sĩ Johnny Dũng, Ca sĩ Lưu Bích, Ca Sĩ Thanh Trúc, Ca sĩ Mỹ Huyền, Ca sĩ Việt Dũng, Ca sĩ Vũ Khanh, Ca sĩ Hà Thúc Sinh, Ca sĩ Jo Marcel, Ca sĩ Thuỳ Dương, Ca sĩ Ngọc Hương, Ca sĩ Nguyệt Aùnh, Ca sĩ Vũ Anh, Ca sĩ Ngọc Huệ, Ca sĩ Kim Anh, Ca sĩ La Sương Sương, Ca sĩ Tuấn Vũ, Ca sĩ Dạ Nhật Yến, Ca sĩ Phương Oanh, Ca sĩ Bích Sơn, Ca sĩ Nhật Hạ, Ca sĩ Ngọc Huệ, Ca sĩ Thuý Vi, Ca sĩ Duy Tường, Ca sĩ Quốc sĩ, Ca sĩ Phi Khanh, Ca sĩ Ngọc Lan, Ca sĩ Hạ Lan, Ca sĩ Diệp Thanh Thanh, Ca sĩ Tommy Ngô, Ca sĩ Trọng Nghĩa, Ca sĩ Thanh Thảo, Ca sĩ Hoàng Nam, Ca sĩ Mai Khanh, Ca sĩ Quỳnh Như, Ca sĩ Lê Toàn, Ca sĩ Diễm Chi, Ca sĩ Mai Lệ Huyền, Ca sĩ Mạnh Ðình, Ca sĩ Tuấn Khôi, Ca sĩ Trúc Linh, Ca sĩ Trúc Lam, Ca sĩ Diamond Bích Ngọc …Khung trời Uùc Châu và các Châu khác với quý ca sĩ Công Giáo như: Ca sĩ Bảo Khánh, Ca sĩ Ngọc Ðiệp, Ca sĩ Ngọc Huệ, Ca sĩ Hoàng Thanh Tâm, Ca sĩ Thanh Thanh, Ca sĩ Hà Nguyên, Ca sĩ Diễm Hằng, Ca sĩ Phương Anh, Ca sĩ Cẩm Quỳnh, Ca sĩ Quốc Cường, Ca sĩ Thanh Lài…

Những nhạc sĩ Công Giáo nổi tiếng như: Nhạc sĩ Trúc Giang, Nhạc sĩ Thu Hồ, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhạc sĩ Ðức Huy, Nhạc sĩ Anh Bằng, Nhạc sĩ Vũ Thành An, Nhạc sĩ Châu Ðình An, Nhạc sĩ Trúc Sinh, Nhạc sĩ Từ Công Phụng, Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm, Nhạc sĩ Tuấn Ðức, Nhạc sĩ Xuân Ðiềm, Nhạc sĩ Hoàng Quý, Nhạc sĩ Trần Chúc, Nhạc sĩ Nguyễn Châu, Nhạc sĩ Hoàng Trọng Thuỵ, Nhạc sĩ Phạm Vinh, Nhạc sĩ Nguyên Chương… đã đóng góp khá nhiều trong nền âm nhạc Việt Nam.
Những Trung Tâm âm nhạc nổi tiếng thế giới của người Công Giáo như Thuý Nga Paris, Asia, Tao Ðàn, Khánh Ly, Hoàng Oanh, Lưu Bích, Thuỳ Dương, Như Mai, Khánh Ly... và rất nhiều Trung Tâm âm nhạc Công Giáo đã phát hành nhiều sản phẩm âm nhạc góp phần làm phong phú hoá nền âm nhạc Việt Nam…

Ngoài ra, quý ca nhạc sĩ đang muốn hay có cảm tình với niềm tin Công Giáo khá nhiều trong thế giới âm thanh nghệ thuật như: Ca sĩ Thảo Mi, Ca sĩ Hương Lan, Nhạc sĩ Phạm Duy, Nhạc sĩ Tùng Giang, Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhạc sĩ Nam Lộc, Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, Ca sĩ Khánh Hà, Ca sĩ Thanh Lan, Ca sĩ Aùi Vân, Ca sĩ Linda Trang Ðài, Ca sĩ Ngọc Thuý, Ca sĩ Khả Tú, Ca sĩ Yên Vy, Ca sĩ Tuấn Ngọc, Ca sĩ Thái Hiền, Ca sĩ Hoàng Thi, Ca sĩ Duy Linh, Ca sĩ Gia Huy, Ca sĩ Thanh Tuyền, Ca sĩ Giao Linh, Ca sĩ Sơn Ca, Ca sĩ Thế Sơn, Ca sĩ Lâm Nhật Tiến, Ca sĩ Lâm Thuý Vân, Ca sĩ Thu Hằng, Ca sĩ Diệu Hằng, Ca sĩ Dalena, Ca sĩ Henry Chúc, Ca sĩ Thế Sơn ...

Nhưng chưa phải là chấm dứt nơi đây, còn khá nhiều quý ca nhạc sĩ và trung tâm âm nhạc Việt Nam là người Công Giáo, đã âm thầm đóng góp để làm đẹp ngời và phong phú cho gia tài văn hoá nghệ thuật của Mẹ Việt Nam.
Thêm vào đó, quý nhạc sĩ cha anh và tài năng trẻ của nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam trong nước với những thao thức và nghiên cứu, chắc chắn đang và sẽ góp phần rất lớn cho gia tài Thánh Ca Công Giáo Việt Nam hôm nay.

Ðể kết luận, một trang sử mới của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam nói riêng tiếp nối những truyền thống tuyệt vời của quý nhạc sĩ cha anh đã dầy công nghiên cứu và xây dựng cho nền âm nhạc Việt Nam trong 2 thiên niên kỷ vừa qua. Nền âm nhạc Việt Nam của thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ 3 của nhân loại đang tiếp tục nở rộ và thăng hoa những tài năng mới, mà một số khá lớn xuất thân hay có cảm tình với niềm tin Kitô Giáo. Khung trời mới của nền âm nhạc Việt Nam bước vào thiên niên kỷ thứ 3 của nhân loại trải dài những tín hiệu tốt đẹp với những kỹ thuật mới, với những yếu tố mới, với những cố gắng mới, chắc chắn tháp cánh cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và nền Thánh Ca Công Giáo Việt Nam nói riêng bừng sáng và vinh quang trong nền trời văn hoá nghệ thuật của thế giới hiện đại hôm nay.

Linh Mục Văn Chi
Ðại Hội Roma tháng 2 năm 2002.
(Trích trong Thesis Thánh Nhạc Hợp Ca Công Giáo Việt Nam 1945-1975. Do Linh Mục Văn Chi biên soạn).
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
VĂN NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lễ Giỗ Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam, lần 1, tại Nhà Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo.
» Ngày Nhạc Sĩ Công Giáo lần II tại Thủ Đức nhân lễ kính thánh Grêgôriô
» Đôi dòng về nữ ca sĩ Công giáo: Diệp Thanh Thanh
» ca sĩ Công giáo: Diệp Thanh Thanh
» CA ĐOÀN CECILIA - GIÁO XỨ VÕ ĐẮT- GIÁO HẠT ĐỨC TÁNH- GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Ca sĩ – Ca đoàn Công Giáo :: Ca Đoàn Công Giáo-
Chuyển đến