TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN Empty
Bài gửiTiêu đề: VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN   VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN EmptyTue Feb 17, 2009 5:47 pm

VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN





ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum

H: Tôi hiểu là ca đoàn phải ngồi tại chỗ cộng đoàn thấy được, nhưng không gây xao lãng chú ý Thánh Lễ. Trong nhà thờ chúng tôi, đờn organ, người đánh đàn organ (và người điều khiển âm nhạc) với toàn thể ca đoàn đều ở trong cung thánh với bàn thờ chính nơi Thánh Lễ được cử hành. Họ ở trên cùng một bậc và cao hơn bàn thờ về phía trái một chút vì cộng đoàn đối mặt bàn thớ. Ca đoàn mặc áo chùng trắng kiểu áo dài với một khăn phụ thuộc giống như dây stole linh mục đeo khi củ hành phụng vụ. Điều này thường làm cho cộng đoàn không chú ý tới Thánh Lễ, nhất là khi ca đoàn thay đổi vị trí và đi vòng quanh đang khi hát các đáp ca thay vì và với cộng đoàn. Điều này có phải là một vị trí và cách ăn mặc thích hợp hay là riêng cho một ca đoàn trong nhà thờ lúc dâng Thánh Lễ?

Câu hỏi thứ hai: Vị trí nào riêng cho ca đoàn trong khi rước vào Làm Lễ, cách riêng trong những ngày lễ trọng như Phục Sinh và Sinh Nhật? Ca đoàn chúng tôi rước vào, dẫn đoàn kiệu đi trước cả người vác thánh giá, người cầm hương, các người giúp lễ, đọc sách và những vị chủ tế/đồng tế. Điều này có đúng không? Theo GIRM tôi hiểu là ca đoàn duy nhất hướng dẫn những đoàn kiệu là những ca đoàn các tu sĩ, không phải là ca đàn âm nhạc giáo dân thường—M.Y., Rochester, New York.

TL: Tương đối có ít qui chế chi tiết liên quan với vị trí và đồ mặc của ca đoàn. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM) có những chỉ dẫn sau đây:

“Chỗ của Ca đoàn và Nhạc cụ

“312. Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đoàn, để cho thấy bản chất của ca đoàn là thành phần của cộng đoàn tụ hợp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đoàn dẽ dàng thực hiện phận vụ mình, và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào Thánh lễ, nghĩa là tham dự bí tích Thánh Thể.

“313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức Roma.

Các giám mục Hiệp-Chúng-Quốc cũng đã phát hành những chỉ dẫn trong quyển “Built of Living Stones” dười tiêu đề “The Place for the Pastoral Musicians”:

“$ 88 Âm nhạc làm thành toàn bộ phụng vụ. Nó hợp nhất những kẻ qui tụ để thờ phượng, trợ giúp cộng đoàn hát, nâng cao những phần có ý nghĩa của hành động phụng vụ, và giúp tạo không khí cho mỗi việc cử hành.

“$ 89 Điều quan trọng là phải hiểu rằng việc xây cất phải trợ giúp âm nhạc và bài hát của toàn thể cộng đoàn thờ phượng. Thêm vào, ‘một số phần tử của cộng đoàn có những đặc ân riêng để hướng dẫn cộng đoàn trong ca ngợi và tạ ơn bằng âm nhạc.’ Những tài giỏi và những thiên tư của những nhạc sĩ, những ca đòan, và những nhạc công mục vụ này được Giáo Hội đánh giá cách riêng. Bởi vì những vai trò của các ca đoàn và các ca viên được thực thi trong cộng đoàn phụng vụ, khoảng không gian được chọn cho các nhạc sĩ phải diễn tả rõ ràng rằng họ là thành phần của cộng đoàn người thờ phượng. Hơn nữa, những ca viên và những người hướng dẫn ca hát cần sự tiếp xúc thị giác với giám đốc âm nhạc đang khi chính họ được phần còn lại của cộng đoàn xem thấy. Ngoài việc hát Thánh Vịnh Đáp ca, thường tại giảng đài, chỗ đứng cho ca viên và kẻ hướng dẫn hát phải phân biệt với giảng đài, vì giảng đải dành cho việc công bố lời Chúa.

“$ 90 Những chỉ thị liên quan với âm nhạc gặp trong Qui Chế Tổng Quát Sách lễ Roma và trong sự chỉ dẫn do quyển Music in Catholic Worship and Liturgical Music Today, có thể trợ giúp giáo xứ trong việc hoạch định khoảng thích hợp cho các nhac sĩ. Sự sắp đặt và sự chững chạc có tính cầu nguyện của càc phần tử ca đoàn có thể giúp phần còn lại của cộng đoàn tập trung về hành động phụng vụ diễn tiến tại giảng đài, bàn thờ, và ghế ngồi.

Những thừa tác viên âm nhạc được đặc cách thích hợp nhất trong một chỗ họ có thể là thành phần của cộng đoàn và có khả năng được nghe. Những dịp hay là những tình huống thể lý có thể đòi hỏi ca đoàn được đặt trong hay gần cung thánh. Trong những trường hợp như thế, sự sắp đặt ca đoàn sẽ không bao giờ chen chúc hay là làm lu mờ những thừa tác viên khác trong cung thánh cũng không ngăn trở sự chú ý hành động phụng vụ

Những văn kiện này tự hạn chế cách cần thiết cho việc công bố những nguyên tắc cơ bản vì không thể đưa ra những qui tắc chi tiết cho mọi tình huống có thể. Phần còn lại dành cho sở thích và cảm giác chung của các vị mục tử đối với điều gì thích hợp.

Dầu sao đi nữa, những văn kiện giới thiệu chỗ đặt ca đoàn trong cung thánh như là một tình huống cuối cùng chớ không phải như một sự chọn lựa đầu tiên.

Không có những chỉ dẫn chính thức đối với áo mặc thích hợp cho các phần tử ca đoàn và, nơi nào có thói quen, các ca viên có thể mặc một hình thức áo dài ca đoàn hay là áo mặc theo nghi thức.

Về việc rước vào, nhiệm vụ của ca đoàn, hay là “những nhạc sĩ mục vụ,” khác biệt với nhiệm vụ tiên liệu trong những sách phung vụ liên quan viêc tham gia trong sự rước vào của ca đoàn hàng giáo sĩ trong một số Thánh Lễ trọng, cách riêng Thánh Lễ do giám mục chủ tế ( x. Sách nghi Thức Giám mục, No 128).

Điều này qui chiếu trước hết về một số thành phần giáo sĩ, như những kinh sĩ, những vị không đồng tế nhưng tham gia Thánh Lễ mặc những áo dài ca đoàn theo nghi thức ngồi tại một chỗ dánh riêng trong hay gần cung thánh. Quan niệm thỉnh thoảng được mở rộng để bao hàm các chủng sinh, triều hay dòng, các chủng sinh này tham dự cuộc rước vào mình mặc áo thâm chùng và áo các phép hay là những áo ca đoàn riêng.

Các nhạc sĩ mục vụ thông thường không nhập cuộc rước, nhưng đã ngồi sẵn tại chỗ của mình và thi hành thừa tác vụ của mình là ca hát đang khi các thừa tác viên đi tới bàn thờ.


Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển dịch
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
VỊ TRÍ VÀ CUỘC RƯỚC CỦA CA ĐOÀN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bao nhiêu cay đắng trong cuộc đời
» CA ĐOÀN Thánh Gia
» Ca Đoàn Tin-Yêu
» Ca Đoàn Mẫu Tâm
» Ca đoàn thiếu nhi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Ca sĩ – Ca đoàn Công Giáo :: Ca Đoàn Công Giáo-
Chuyển đến