TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Nhạc Sĩ Hùng Lân

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 39
Đến từ : Ca Đoàn

Nhạc Sĩ Hùng Lân Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhạc Sĩ Hùng Lân   Nhạc Sĩ Hùng Lân EmptyTue Feb 17, 2009 5:36 pm

Nhạc sĩ giáo sư Hùng Lân, tên thật là Hoàng Văn Hường, sinh năm 1922 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 anh chị em. Lúc thiếu thời, theo học các trường Gendreau, Lasan Puginier và Saint Sulpice ở Hà Nội.

Ông bắt đầu chính thức học nhạc đều đặn bắt đầu năm 8 tuổi cho đến năm 22 tuổi, với các linh mục người Pháp P. Depautis và J. Bouis.
Từ năm 1944, Hùng Lân là giáo sư âm nhạc cho các trường trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi ở Hà Nội.

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, nhạc sĩ Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sài Gòn và cũng là Trưởng Ban Phát Thanh Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên Và Thể Thao Sài Gòn.

Từ năm 1957, ông là giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn. Cùng một lúc ông vẫn bỏ thì giờ ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn năm 1963.
Đến năm 1965, ông được bổ nhiệm chức vụ Chủ Sự Phòng Phát Thanh Học Đường, Trung Tâm Học Liệu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn.

Sau khi tu nghiệp tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông, từ năm 1971 đến năm 1975 ông Hùng Lân trở lại việc dạy nhạc tại Âm Nhạc Viện Đà Lạt.

Sau 1975 và mãi đến khi gần qua đời năm 1986, giáo sư Hùng Lân tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia.

Là một nghệ sĩ nhưng cũng là một nhà mô phạm, được mọi người kính mến, giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân có tiếng dạy học tận tâm, đứng đắn nhưng thật ra tính tình ông hòa nhã, vui vẻ.

Sự nghiệp về âm nhạc ngoài chuyện dạy nhạc kể trên còn những lãnh vực khác như trình diễn, nghiên cứu, viết sách nhạc và sáng tác nhạc.

Hấp thụ kiến thức thần học sở đắc tại Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Hà Nội, nhạc sĩ Hùng Lân là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam. Tính đến năm 1974, Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuất bản được 16 tuyển tập Thánh Ca của nhiều tác giả.

Ngoài ba tập nhạc Thánh Ca có tên Ca Vang Lời Chúa, những sách khác do giáo sư Hùng Lân viết có thể được chia làm hai loại chính, sách nghiên cứu âm nhạc và sách giáo khoa âm nhạc.

Công trình nghiên cứu âm nhạc của nhạc sĩ Hùng Lân đã được ông ghi lại ở những sách ông viết:

1970: Tìm Hiểu Dân Nhạc Việt Nam
1971: Nhạc Ngữ Việt Nam
1972: Tìm Hiểu Dân Ca Việt Nam (giải nhất Biên Khảo Nghệ Thuật)
1973: Vui Ca Lên 1 và 2
1975-1986: Nhạc Lý Tân Biên là Di Cảo của Hùng Lân

Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản:

1952: Giáo Khoa Âm Nhạc (giải thưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục)
1960: Nhạc Lý Toàn Thư
1964: Hỏi Và Đáp Nhạc Lý, Nhạc Hòa Âm Và Nhạc Đơn Điệu
1974: Thuật Sáng Tác Ca Khúc, Sư Phạm Âm Nhạc Thực Hành

Thêm nữa ông có soạn 100 bài viết cho phong cầm độc tấu hay đệm nhạc.

Riêng về phương diện sáng tác âm nhạc, theo tài liệu của gia đình và các bạn hữu, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản bị thất truyền.

Về Thánh Ca, ngoài tác phẩm Ca Vang Lời Chúa 1, 2 và 3, nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh Ứng Tác.

Ông viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài Em Yêu Ai, Thằng Tí Sún, Con Cò, Ông Trăng Thu... Tập nhạc Vui Ca Lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát Thanh Học Đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn ngày xưa.

Nhiều sáng tác Tân Nhạc của Hùng Lân đã sống mãi trong lòng người Việt. Vài bản được ghi lại sau đây, một số bài ghi lại theo ký ức.

Nhạc phẩm Rạng Đông được giải thưởng Sáng Tác của Hội Khuyến Nhạc Hà Nội năm 1943 đã cho thấy ngay từ lúc đầu, khuynh hướng viết nhạc của Hùng Lân là những sáng tác của tuổi trẻ, của sức mạnh:


Anh nghe chăng cung kèn rạng đông
Đang uy linh lừng vang trên không
Đang thiết tha hùng hồn
Khơi chí gan Lạc Hồng
Cháy lên nhuộm trên ánh hồng...

Một bài hát khác cũng được rất nhiều người biết đến và hát là Khỏe Vì Nước:


Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia
Đoàn thanh niên ta cố tài ba
Tạo nguồn dân sinh mới
Hùng mạnh trong năm giới
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam...

Những trường học nữ sinh thường hát bản Cô Gái Việt, đây cũng là bài nhạc hầu như bao giờ cũng được hát lên trong những ngày hội lễ của phụ nữ, như ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng:


Lời sông núi bừng vang bốn phương trời
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Dòng máu thiêng còn đượm nồng trong trái tim...

Hùng Lân viết rất ít nhạc tình cảm ủy mỵ, có vài bài còn lưu truyền đến nay như bài hát Hận Trương Chi:


Thuyền ơi, đêm nay biết trôi về đâu?
Dòng sông bao la, nước non xanh xanh một mầu
Hoa bèo dạt xuôi hòng đâu lúc về nguồn
Én bay đã mỏi cánh hồng...

Một bài nhạc có lẽ không có ai mà không biết đến là Hè Về, một tuyệt tác trong âm nhạc Việt Nam:


Trời hồng hồng sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song
Cành mềm mềm, gió ru êm lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên
Đàn nhịp nhàng, hát vang vang, nhạc hòa thơ đón hè sang
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ
Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ
Hè về gieo ánh tơ...”

Một bài nhạc khác, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, được giải nhất kỳ thi Âm Nhạc Toàn Quốc năm 1944, đã làm dậy lòng ái quốc của giống dân Lạc Hồng:


Việt Nam! Minh Châu Trời Đông
Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh tâm huyết trong báo đền ơn nước.

Giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân là một nhân tài hiếm có và quý báu của nước Việt Nam.

Phạm Anh Dũng
Tháng 10, 2000

Santa Maria, California, U.S.A.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Nhạc Sĩ Hùng Lân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhạc Sĩ Hùng Lân
» Nhạc sĩ Hải Ánh
» Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường
» Đôi nét về sự nghiệp âm nhạc của linh mục nhạc sư Kim Long
» Nhạc Sĩ Thy Yên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc sĩ – Nhạc phẩm-
Chuyển đến