TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Phương pháp tự học đàn guitar Phân Loại Các Nhịp Ðiệu

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Phương pháp tự học đàn guitar Phân Loại Các Nhịp Ðiệu   Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyWed Mar 11, 2009 6:33 pm

Phân Loại Các Nhịp Ðiệu

Qua một số bài tập ở phần trên, các bạn thực sự đã đàn một số nhịp điệu thông dụng, chỉ có điều là chúng ta chưa gọi tên những nhịp điệu này mà thôi. Lấy thí dụ khi đệm bài “Bên Ðời Hiu Quạnh”, thì trong một bài này mà các bạn đã biến đổi cách đệm từ Slow, qua Slow Fox, Swing v.v…

Tôi nghĩ rằng cách hay nhất là tạm thời chia cách đệm các bài nhạc ra thành 4 nhóm:

1. Gia đình SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy cách nhân 1, nhân 2 và tùy tốc độ nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây: Slow, Slow Fox, Blues, Swing, March , Fox trot, One Step, Two Step, Swing Fox, Boogie Woogie (Jive) . Nếu dùng cách nhân 3 thỉ sẽ đưa đến nhịp Slow Rock. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các loại nhịp điệu này sau

2. Gia đình VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston, Valse Lente, Valse Musette. Nhân 3 thì sẽ có Serenade, dùng nhịp chỏi thì có Java v.v…

3. Gia đình các nhịp khiêu vũ thông dụng: Từ nhóm nhịp chẵn của gia đình Slow, nếu thay đổi tiết tấu, dùng nhịp chỏi thì cũng có thể đưa đến những nhịp điệu khiêu vũ này. Tuy nhiên tạm thời để dễ học, ta hãy xếp những nhịp điệu này vào 1 nhóm riêng, gồm có những điệu như : Rumba, Bolero, Tango, Habanera, Pasodoble,Rock, Twist v.v…

4. Các loại đệm khác: Phần này gồm những bài nhạc với phong cách đệm tự do (thí dụ như bài “Tình Ca” của Phạm Duy thì không thể đệm một cách đều đặn theo các cách đã phân loại như trên mà phải đệm theo lối tự do. Những bài nhạc trẻ như nhạc Ðức Huy v.v.. cũng có những cách đệm khác) Trong phần này, có thể chúng ta cũng sẽ bàn đến cách đệm nhạc “cao bồi” theo lối dân ca Mỹ. Lối đệm này mà đưa vào để đệm nhạc Việt thì e là không hợp, nhưng khi có thì giờ thì chúng ta sẽ lần lượt bàn đến cho … vui cửa vui nhà !


Trên đây đại khái là chương trình học đệm trong thời gian tới. Trong nay mai tôi sẽ đi vào chi tiết về những nhịp điệu trong gia đình SLOW.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm SLOW   Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyWed Mar 11, 2009 6:34 pm

Như đã nói ở phần trên, tùy theo những thay đổi trong ô nhịp mà ta sẽ có những nhịp điệu mang tên khác nhau. Những thay đổi này có thể do

a) đổi tốc độ,
b) đổi số “khảy” vì áp dụng lối nhân 1, nhân 2, nhân 3,
c) đổi cách chạy bass,v.v..

Nhóm SLOW là nhóm thông dụng nhất gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Bắt đầu với cách nhân 1 (có 2 phách thì khảy 2 lần, 4 phách thì khảy 4 lần) :


NHÂN 1:

Ðiệu SLOW : Slow là nhịp điệu chậm dìu dặt và dễ đàn nhất . Với cách nhân 1, bạn chỉ cần đánh trải (rải) mỗi phách một lần toàn bộ các nốt của hợp âm. Tuy nhiên thông thường để nghe cho hay thì người ta hay ngắt “trải” thứ hai, để cho có 1 sự cách biệt mỗi 2 phách .

Ðệm Slow hợp âm Am.

Ðếm 1 2 ngắt 3 4 ngắt

E-----0-------0-------0-------0---
B-----1-------1-------1-------1---
G-----2-------2-------2-------2---
D-----2-------2-------2-------2---
A-----0-------0-------0-------0---
E--- --------------------------------

“Ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt nhạc thì sẽ là:

Phách 1: đen
Phách 2: móc đơn + lặng móc đơn .

“Ngắt” là thể hiện của dấu “lặng móc đơn” này



SLO W FOX : Tương tự như SLOW nhưng đệm nhanh hơn


SWING : Tương tự như SLOW FOX nhưng nhanh và nhộn hơn


BLUES : Tương tự như SLOW, nhưng có thể không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day dứt ! Thực sự nghe ra thì rất gần với SLOW


MARCH : Cũng vẫn 2 phách nhưng đàn một cách mạnh mẽ, rắn rỏi : p - trải – p - trải


Ðếm 1 2 3 4

E-------------0---------------0---
B-------------1---------------1----
G-------------0---------------0---

D-------------2---------------2----
A-----3---------------3------------
E-----------------------------------

Nói chung là những nhịp điệu trên đây đều cùng 1 gốc từ SLOW và chỉ khác nhau ở chỗ đàn nhanh hay chậm, dịu dàng hay cứng cỏi



NHÂN HAI

Những nhịp trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, và cũng từ đó mà ta sẽ có vài biến thể mới :

FOX TROT : Nhanh và nhịp nhàng hơn FOX - Mỗi phách sẽ đàn:

bass móc đơn + trải móc kép + nghỉ móc kép .



ONE -STEP : Mang nhịp MARCH ra đệm theo lối “nhân hai” thì nghe sẽ bớt cứng cỏi, mà lại nhịp nhàng như FOX TROT. Thường viết ở nhịp 2/4, mỗi phách đàn 2 nốt móc đơn : p + trải (không ngắt)



TWO -STEP : MARCH là nhịp đệm quân hành viết ở nhịp chẵn 2/4 hay 4/4. Nay nếu mang ra đàn ở nhịp kép 6/8 (cũng có 2 phách) , mỗi phách gồm : bass nốt đen + trải móc đơn , thì nhịp hành khúc này nghe sẽ dịu và khoan thai hơn.


SWING FOX : Vẫn từ nhịp điệu 2 phách của SLOW , nếu kết hợp phách đầu nhân 1, phách sau nhân 2 thì sẽ nghe ra rất nhịp nhàng và nhún nhảy. Ðây là nhịp điệu SWING FOX



SWING (nhanh) : Ở mục “nhân 1” ta đã có điệu SWING chậm gồm trải đen + trải móc đơn + nghỉ móc đơn. Nay nếu “nhân 2” để có :
Phách 1 : Trải móc đơn chấm + trải móc kép
Phách 2 : Trải móc đơn + nghỉ móc đơn >> đây là điệu SWING (nhanh) .

>>>Nên chú ý là ở phách 1, khi đánh trải móc kép thì dùng cách “trải ngược” nghĩa là dùng ngón trỏ đánh trải từ dây 1 đến 6 rất nhanh. Thông thường lâu nay mỗi lần nói đánh trải (rải) thì ta đàn các nốt theo chiều từ dây 6 đến dây 1 (trải thuận chiều)

Nghe mô tả như trên thật rườm rà nhưng nếu nghe qua thí dụ sau đây thì thực sự không khó:


BOOGIE WOOGIE (JIVE) - Nếu mang điệu SWING ra đàn và lại thêm phần chạy bè trầm (bass) thì ta sẽ có nhịp điệu BOOGIE WOOGIE nhộn nhịp rộn ràng.

Trong thí dụ sau đây :

Khi đệm ở hợp âm G (2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass: G – B – D – E – F – E – D – B

Khi qua C ( 2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass : C – E – G – A – Bb – A – G – E

Trước khi chấm dứt :
1 ô nhịp ở D thì bass là D – F# - A – D ,
1 ô nhịp ở C thì bass là C – E – G – C .

Dứt ở hợp âm G


NHÂN BA

Tử điệu SLOW, nếu mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SLOW ROCK . Ðiệu SLOW ROCK có thể viết ở nhịp 4/4 hay 6/8 ( 6 nốt móc trong 1 ô nhịp) . Trong một bài trước, tôi đã trình bày về 2 lối đệm SLOW ROCK cho phần đầu và điệp khúc của bài nhạc rồi, nên sẽ không nhắc lại ở đây



Trước khi chấm dứt bài về nhóm nhịp điệu SLOW, tôi xin khuyên các bạn thực sự không nên quá chú ý đến phần hình thức, tên các nhịp điệu rắc rối nói trên mà thêm … nhức đầu!

Ðối với các bài nhạc Việt, cầm cây đàn trên tay, nhìn vào 1 bài nhạc nhịp chẵn, bạn chỉ cần chọn các hợp âm tay trái sao cho êm tai , rồi thì dựa trên những nguyên tắc căn bản, nhân 1, 2, 3 , tùy sức đàn mà bạn có thể chế biến để tự đệm bài nhạc dựa theo cảm xúc của mình. Như vậy thì mới có thêm yếu tố sáng tạo và mỗi lần đệm sẽ khác nhau tùy cảm hứng của mình …
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhịp thuộc nhóm VALSE   Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyWed Mar 11, 2009 6:34 pm

Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm VALSE :

Nhóm VALSE gồm những bài nhịp ba, giản dị hơn nhóm SLOW nhiều, vì chỉ có vài nhịp điệu, biến đổi từ:

a) đổi tốc độ,
b) đổi số “khảy” vì áp dụng lối nhân 1, nhân 2, nhân 3,

Bắt đầu với cách nhân 1 (có 3 phách thì khảy 3 lần) :


NHÂN 1:

Ðiệu VALSE : Bạn chỉ cần đánh :

Phách 1: ngón cái (p) nốt bass mang tên hợp âm
Phách 2 & 3 : Trải toàn bộ các nốt của hợp âm.

Bạn cũng có thể ngắt “trải” thứ hai và thứ ba.

Ðệm VALSE hợp âm Am.

Ðếm 1 2 3

E-------------0-------0-----
B-------------1-------1-----
G-------------2-------2-----
D----------- -----------------
A-----0----------------------
E------------------------- ---

Như đã nói trên, “ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt nhạc thì sẽ là:

Phách 1: đen
Phách 2 & 3: móc đơn + lặng móc đơn .


VALSE MUSETTE : Tương tự như VALSE nhưng đệm nhanh hơn


BOSTON : Tương tự như VALSE nhưng đệm rất chậm



NHÂN HAI

Nhịp VALSE trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, một ô nhịp sẽ đàn 6 trải. Người ta thường gọi đây là nhịp VALSE LENTE (cũng tương tự như BOSTON theo cách “nhân hai”)



NHÂN BA

Với mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SERENADE .

Trong thí dụ sau đây thì cách đệm là :

P – i – m - p – i – m - p – i –m


Tóm tắt lại thì gia đình VALSE chỉ có mấy điệu trên đây là chính. Trong bài tới tôi sẽ viết về nhóm RUMBA.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhịp thuộc nhóm RUMBA   Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu EmptyWed Mar 11, 2009 6:35 pm

Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm RUMBA

Nhóm RUMBA gồm những điệu như RUMBA, BOLERO, MAMBO, CHA CHA CHA, CALYPSO .. tuy nhiên trong nhạc Việt Nam thì thông dụng nhất vẫn là RUMBA & BOLERO. Do đó trong phần này chúng ta sẽ bàn đến tiết điệu RUMBA căn bản và biến điệu thông dụng nhất là BOLERO


Ðiệu RUMBA : Thường viết ở nhịp 4/4 và tay mặt đệm theo lối NHÂN HAI, nghĩa là sẽ có 8 khảy trong mỗi ô nhịp

Ðệm Rumba hợp âm Am như sau:

Ðếm 1 2 3 4

E----------0-----0----------0-----0------------0-------
B----------1-----1----------1-----1------------1-------
G----------2-----2----------2-----2------------2-------
D------------------------------------- -------------------
A-----0----------------0--------------------------------

E------------------------------------------0-------------



Từ nhịp điệu chính trên đây, ta sẽ có Rumba Lente, Rumba Argentina, Rumba Moderato v.v... mà chúng sẽ bàn vào một dịp khác



Ðiệu BOLERO : Thường được viết ở nhịp 2/2 (2 phách trong mỗi ô nhịp) và cũng có 8 khảy trong mỗi ô nhịp.


Ðệm Bolero hợp âm Am như sau:

Ðếm 1 & 2 &

E----------0-----------0--------------0-----------0-------
B----------1-- ---------1--------------1-----------1-------
G----------2-----------2-------- ------2-----------2-------
D------------------------------------------------- ----------
A-----0------------------------0---------------------------
E-- - -----------------------------------------0-------------




BÀI TẬP: Ðệm bài NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn.


Lời bài nhạc và các hợp âm trong bài như sau:


Qua bến(G) nước xưa(Em) lá hoa về(C) chiều ... (D7)
Lạnh lùng(G) mềm đưa(Em) trong nắng lưa(Am) thưa ... (D7)
Khi đến(G) cuối thôn(C) chân bước không(G) hồn ... (G)
Nhớ sao(Am) là nhớ(D7) đến người ngày(D7) thơ ... (D7)

Anh nhớ(G) trước đây(Em) dáng em gầy(C) gầy(D7)
Dịu dàng(G) nhìn anh(Em) đôi mắt long(Am) lanh(D7)
Anh nhớ(G) bước em(C) khi nắng vương(G) thềm ... (G)
Má em(Am) mầu ngà(D7) tóc thề nhẹ(G) bay ... (G)

Nay anh về(Em) qua sân nắng(Em)
chạnh nhớ câu thề(Em) tim tái tê(Am)
chẳng biết bây giờ(D7)
người em gái(D7) duyên ghé về đâu(G) ... (G)
Nay anh về(Em) nương dâu úa(Em)
giọng hát câu hò(Em) thôi hết đưa(Am)
hình bóng yêu kiều(D7)
kề hoa tím(Bm) biết đâu mà tìm(C) ... (D7)

Anh nhớ(G) xót xa(Em) dưới tre lá (C) ngà..... (D7)
Gợn buồn(G) nhìn anh(Em) em nói: "Mến(Am) anh!"... (D7)
Mây lướt(G) thướt trôi(C) khi nắng vương(G) đồi ... (G)
Nhớ em(Am) dịu hiền(D7) nắng chiều ngừng(G) trôi... (G)



Thay vì chỉ đệm 1 cách từ đầu đến cuối nghe ra sẽ rất chán tai, các bạn nên luôn tìm cách biến đổi các nhịp đệm. Chẳng hạn như bài này có thể đệm theo 3 cách sau đây:

1. Dùng cho đoạn A 1 , 4 câu đầu: Ðệm Bolero căn bản, nhưng thay đổi 2 nốt bass cuối


Ðếm 1 & 2 &

E----------3-----------3--------------3------------3-------
B----------0- ----------0--------------1------------1-------
G----------0-----------0------ --------2------------2-------
D-------------------------------0-------------- -------------
A----------------------------------------------1------------
E-----2-----------------------------------------------------



2. Dùng cho đoạn A 2 , 4 câu tiếp theo và 4 câu cuối bài: Ðệm theo lối đánh trải:


Ðếm 1 & 2 &

E-----------------3-------------------------------------------
B--------- ----0----------0--------------------0--------------
G---------0-------------- -------0--------------------0-------
D--------------------------------------- 0--------------------
A------------------------------------------------------ -------
E-----2-------------------------------------------------------

3. Dùng cho đoạn điệp khúc: Ðệm theo lối chỉ dùng ngón cái


Ðếm 1 2 3 4

^ V V ^ V

E-------------------3------3-------------3-----3------3-------
B--------- ------0----------0-------------0-----0------0-------
G-------------0--------- ---0-------------0-----0------0-------
D-----------0------------------------- --------------------------
A---------1--------------------------------------- --------------
E-----2------------------------------------------------------- -


Ðiểm quan trọng nhất ở đây là dấu “ V “ . Bạn đánh dấu V này bằng cách dùng ngón cái khảy ngược từ dưới lên trên ( từ dây 1 đến dây 6)

Ðể dạo đàn thì bạn có thể dùng câu cuối hoặc dạo chuỗi hợp âm căn bản.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Sponsored content





Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp tự học đàn guitar Phân Loại Các Nhịp Ðiệu   Phương pháp tự học đàn guitar  Phân Loại Các Nhịp Ðiệu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phương pháp tự học đàn guitar Phân Loại Các Nhịp Ðiệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phương pháp đàn guitar Carulli - Guitar cổ điển - Các dấu căn bản của âm nhạc
» Phương pháp đàn guitar Carulli - Guitar cổ điển ( Các nốt mở rộng )
» Phương pháp đàn guitar Carulli - Guitar cổ điển ( Lên dây đàn)
» Phương pháp đàn guitar Carulli - Guitar cổ điển ( Các nốt cơ bản )
» Phương pháp tự học đàn guitar - Đệm guitar

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Chuyên Mục Khác :: Học Đàn Ghita-
Chuyển đến