TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Empty
Bài gửiTiêu đề: Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng   Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyTue Feb 17, 2009 4:47 pm

Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Tiendu10
Ngàn Lần Yêu - TIẾN DŨNG

“Một đặc điểm lớn của âm nhạc Tiến Dũng, mà mọi người ít đề cập đến trong các bài phát biểu của đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu”, đó là: tính dân tộc được vận dụng thật khéo léo, sáng tạo và hiện đại “. Nghe nhạc của cụ là thấy ngay chất Việt Nam mặc dù được diễn tả bằng các phương tiện không phải của Việt Nam“”. Giáo sư Tiến sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Hải - nguyên Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM đã chia sẻ với chúng tôi như vậy tại sân trường Nhạc viện trong buổi sáng sau ngày diễn ra đêm nhạc Ngàn Lần Yêu được các môn sinh của Linh mục Nhạc sư An-tôn Tiến Dũng tổ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 2002 vừa qua tại nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp, HCM. Buổi biểu diễn được chuẩn bị khá công phu, với sự điều hành của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha Sở nhà thờ Xóm Thuốc và các môn sinh thuộc nhiều thế hệ của Ns. Tiến Dũng. Thế nhưng, Tiến Dũng là aỉ Và đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu” đã diễn ra thế nàỏ. Để câu trả lời được khách quan hơn, chúng tôi viết bài này với cái nhìn của người nghiên cứu lịch sử âm nhạc chứ không chỉ là học trò của Nhạc sư Tiến Dũng hay một phóng viên đã có mặt tại buổi hòa nhạc độc đáo đó.

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ:

Cha Giáo An-tôn Nguyễn Tiến Dũng sinh ngày 08 tháng 06 năm 1926 tại làng Yên Cát, Hà Đông. Gia đình Tiến Dũng sống ở khu đồng bằng Thanh Trì, cách Hà Nội 30 cây số. Vào thời điểm đó, tình hình chính trị của miền Bắc Việt Nam khá phức tạp, khiến cho ý muốn đi tu của cậu cũng gặp nhiều khó khăn. Tiến Dũng được gửi vào học tại đại chủng viện Xuân Bích (St. Sulpice), sau Hùng Lân khoảng 5 năm. Sau đó, Tiến Dũng được chuyển về Tòa Giám mục Hà Nội để chuẩn bị lo thủ tục du học.

Vào năm 1950 Tiến Dũng được đưa sang Roma du học tại Trường Truyền giáọ Năm 1954, nhân dịp kỷ niệm Bế mạc Năm Thánh Mẫu, Tòa Thánh Vatican đã quyết định truyền chức linh mục cho 40 người thuộc các nước đang theo học tại đó. Mặc dù vẫn còn đang học dở dang môn Thần học, Tiến Dũng và một người bạn tên Hồng vẫn được chọn để thụ phong linh mục trong ngày kính sinh nhật Đức Mẹ, 8/9/1954 tại Romạ

Một điểm trong tiểu sử của Tiến Dũng trùng hợp với Tchaikovsky và một số nhà soạn nhạc cổ điển khác là khởi đầu sự nghiệp bằng một ngành học mà họ không bao giờ thích: ngành Luật, Theo chỉ định của Đức Cha đã gửi ông sang Roma, Tiến Dũng phải theo học về Giáo luật. Sau nhiều lần suy nghĩ cân nhắc, Tiến Dũng đã quyết định bỏ dở việc học để dấn thân làm sáng Danh Chúa theo một hướng khác: Âm nhạc. Ông tìm đến gặp Đức Hồng Y chịu trách nhiệm về truyền giáo để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng, Tiến Dũng được học bổng để hoàn tất những năm tháng học tập ở Nhạc viện Santa Cecilia (Roma) và tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác.

Một thời gian ngắn sau đó, Tiến Dũng có sang thăm và làm việc ở Tây Đức. Tại đây, giới âm nhạc chuyên nghiệp cũng như giới Thánh nhạc đã đón chào ông và âm nhạc của ông với cả tấm lòng rộng mở, qúy trọng. Một nghệ sĩ Piano và là nhạc trưởng người Đức, Giáo sư Joseph Puetzer, giảng viên nhạc viện thành phố Herzogenrath (Tây Đức) cùng với Bà Maria, chị ông, đã trở thành những người bạn và người hâm mộ âm nhạc Tiến Dũng một cách sâu sắc. Đến nỗi về sau, vào tháng 8/1998, gia đình Puetzer đã tìm mọi cách và chịu mọi tốn phí để đưa Tiến Dũng sang điều trị và chữa mắt tại Tây Đức.

Ngày 10/05/1965, Tiến Dũng về Việt Nam và trở thành linh mục thuộc địa phận Long Xuyên đến năm 1967. Trong thời gian này, Hội Truyền giáo Roma đã gửi thư cho Đức Giám mục địa phận Long Xuyên yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Linh mục Tiến Dũng sáng tác và dạy Thánh nhạc, tránh trường hợp như nhiều người khác khi về nước không thực hiện được những gì đã theo học ở nước ngoàị Năm 1967, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gọi cha Tiến Dũng về Sàigòn với nhiệm vụ thành lập Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc. Và đến dây, Tiến Dũng đã gặp nơi đất lành cho tài hoa âm nhạc của mình nở rộ. Trong những ngày đầu tại Sàigòn, ông đã được Linh mục Mai Xuân Hậu giúp đỡ rất nhiềụ Cũng qua lời giới thiệu của Cha Hậu với Lim. Vũ Hải Thiện, vào năm 1968, Tiến Dũng về ở tại trụ sở của Nhà Hưu dưỡng Hà Nội cho đến naỵ Tại đây trường Suối Nhạc của nhạc sư Tiến Dũng với nhiều thế hệ môn sinh đã ra đờị

Năm 1972, Tiến Dũng được mời làm Trưởng Khoa Nhân Văn Nghệ Thuật của Đại Học Minh Đức, một đại học tư nhân có uy tín của Sàigòn thời đó. Tháng 7/1972, cùng với Linh mục Nguyễn văn Minh, ông tổ chức Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc quy tụ tất cả các nhạc sĩ công giáo tên tuổi như: Hải Linh, Hùng Lân, Kim Long, Nguyễn Văn Hòa, Hoài Đức,” và các ca đoàn nổi tiếng như Hồn Nước, Hương Nam, Cung Chiều, Đắc Lộ, Bùi Phát, Tân Định,”

Năm 1978, ông được mời về giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc về hưụ Tiến Dũng là thầy dạy môn Tiếng Ý và Hòa âm của những nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay như: NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Tạ Minh Tâm, Th.S piano Lý Giai Hoa, Th.S piano Ánh Minh, Nhạc trưởng Trần Vương Thạch,v.v”

Ngoài việc truyền thụ kiến thức âm nhạc cho nhiều thế hệ môn sinh, Tiến Dũng còn viết rất nhiều sách giáo khoa âm nhạc từ Nhạc lý Căn bản đến Hòa Âm, Đối Âm, Phối dàn nhạc, v.v” Có thể nói chưa có một nhạc sĩ nào lại để lại cho hậu thế nhiều tài liệu giáo khoa âm nhạc qúy giá đến như thế. Bên cạnh đó, ông còn là người thành lập Trường Suối Nhạc, dàn nhạc Công Thức Mới (CTM). Trong lãnh vực dàn nhạc, ông đã say mê với việc tìm cách thay thế một số nhạc cụ truyền thống trong dàn nhạc giao hưởng quốc tế bằng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam như mõ, trống chầu,” và nhạc cụ của dàn nhạc estrade như guitar, saxophone,v.v” Ông đã đi trước con đường mà ngày nay xã hội đang theo đuổi: dân tộc hóa âm nhạc Tây phương kết hợp với hiện đại hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam.

VÀI GHI NHẬN QUA ĐÊM NHẠC “NGÀN LẦN YÊU”:

Khi được tin đáng báo động về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của Lm. Nhạc sư Tiến Dũng, các thế hệ học trò của ông đã họp lại để bàn một số việc cần làm cho người thầy đáng kính. Kế hoạch tổ chức một đêm nhạc thánh ca, thánh nhạc Tiến Dũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Thời gian chuẩn bị chỉ gần 2 tháng, khá ngắn ngủi cho một đêm diễn công phu, đầy tính nghệ thuật. Tất cả được thực hiện với một lòng quyết tâm cao độ từ phía các môn sinh. Họ đã xem buổi biểu diễn này như một cách biểu lộ lòng tri ân đối với một bậc thầy đã dày công truyền thụ kiến thức âm nhạc cho mình. Nhưng không có con đường dẫn đến thành công nào bằng phẳng cả. Ngoài những khó khăn về vật chất cho khâu tổ chức, tập dợt, chuẩn bị, còn có dư luận (từ phía một thiểu số rất nhỏ học trò của Tiến Dũng) cho rằng việc tổ chức đêm thánh nhạc, thánh ca như vậy là thiếu tinh thần khiêm tốn, là sai mục đích của Thánh nhạc, làm vinh danh cá nhân chứ không làm sáng Danh Thiên Chúạ Chúng tôi xin miễn bàn đến khía cạnh tôn giáo ở đây, bởi “nếu có gì đáng vinh vang, thì tôi vinh vang trong Thiên Chúa” cũng không là điều đáng trách. Trong lịch sử âm nhạc và thánh nhạc thế giới, chưa thấy ai lại đi phê bình một buổi trình diễn âm nhạc tôn giáo của Orlando di Lasso, hay Palestrina hoặc Josquin des Prés tại nhà thờ là điều thiếu khiêm tốn, sai mục đích Thánh nhạc. Quan niệm ấy thật lạc điệu làm sao!

Cuối cùng, Linh mục Giu-se Nguyễn văn Chủ, Cha sở nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Tp. HCM cũng đã đại diện các môn sinh của Tiến Dũng để “gánh mũi chịu sào” cho đêm diễn được ra mắt vào lúc 19g30 ngày 13 tháng 12 vừa quạ Con số khán thính giả đến tham dự thật đáng ngạc nhiên. Nhà thờ với sức chứa 1500 chỗ này trở nên quá bé nhỏ so với lòng yêu mến và sự hiện diện của người đến xem thuộc các giới: các chuyên gia âm nhạc thuộc Nhạc viện TP. HCM, Đài Truyền hình, Đài phát thanh, báo chí, linh mục tu sĩ, ca đoàn, giáo dân, v.v” Một số đông người đến xem không thiệp mời đành phải ra về hoặc được mời vào sau khi chương trình bắt đầu để “đứng đâu đó” mà theo dõị Thật ngạc nhiên và khích lệ lớn cho ban tổ chức khi số khán giả còn ở lại trong phần đầu chương trình (được đánh giá là âm nhạc bác học, khó, không phổ thông) vẫn nhiều hơn 80%.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng   Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyTue Feb 17, 2009 4:47 pm

Chương trình được sắp đặt một cách khéo léo theo kiểu “crescendo”. Phần I là nhóm những tác phẩm độc tấu organ, piano và đơn cạ Không khí êm lắng đầy vẻ cầu nguyện được thắp sáng lên một chút với phần II gồm những tác phẩm hợp xướng tiêu biểu cho âm nhạc tôn giáo của Tiến Dũng. Ở đây, nghệ thuật viết ca khúc và hợp xướng cho âm nhạc tôn giáo của ông đã đạt đến trình độ độc sáng. Nghệ sĩ Bình Minh (Nhạc viện TP. HCM) nói với chúng tôi: “Tính nghệ thuật trong âm nhạc Tiến Dũng rất cao, giai điệu thật phong phú“. Các ban hợp xướng của đêm nhạc “Ngàn lần yêu” đã thành công khi đem lại được không khí cầu nguyện thực sự cho khán thính giả. Họ cho thấy những tác phẩm tôn giáo của Tiến Dũng đã đạt được mục đích của thánh nhạc là: làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu

Nhạc trưởng Trần Vương Thạch tâm đắc: “Có dịp tĩnh lặng nghe mới thấy cách hòa âm và phối dàn nhạc của Cha độc đáo quá“. Nhận xét này nổi bật nhất trong phần III bừng sáng với dàn nhạc. Đây cũng là phần đặc biệt của “Ngàn Lần Yêu“ so với các đêm thánh ca của nhiều tác giả khác trước đó. Nó đã góp phần lớn thu hút khán thính giả yêu nghệ thuật âm nhạc đến và hòa mình vào buổi diễn đến tận cuối chương trình. Phần trình diễn của dàn nhạc CTM (Công Thức Mới) gây ấn tượng mạnh với người xem với “Bản Giao hưởng 100“ của Joseph Haydn được Tiến Dũng cải biên và “Khúc Nhạc Giáng Sinh“ (liên khúc Marches des Rois và Stille Nacht). Trong “Bản Giao hưởng “Quân sự” người nghe đã bị cuốn hút vào những tương phản âm sắc được khai thác tối đa cũng như bất ngờ khi nghe tiếng trống chầu độc tấu thay cho timpani trong hai nhịp chuyển vào phần kết của chương IỊ Màu sắc rất Việt Nam được Tiến Dũng khéo léo đưa vào tác phẩm của “Cha đẻ giao hưởng”. Đây là tính hiện đại về phối dàn nhạc đối với nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Ở “Khúc nhạc Giáng Sinh”, khán thính giả đã thực sự bất ngờ và thú vị khi nghe một đoạn Stille Nacht được phối khí theo giọng Do Trưởng hòa âm với nốt La giáng quyến rũ. Lần đầu tiên trên thế giới có một bản hòa âm cho Stille Nacht như thế. Dàn nhạc CTM đã khiến người nghe đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với tác phẩm “Dâng Mẹ“. Tiếng mõ Việt Nam được Tiến Dũng đưa vào bản phối khí một cách sáng tạo và tiên phong. Ở đây, tính dân tộc hiện đại được thể hiện khá rõ nét. Không phải chỉ ở việc dùng nhạc cụ truyền thống Việt Nam mà còn ở việc pha trộn âm thể Trưởng - thứ một cách khéo léọ NSND Quang Hải đã rất tâm đắc về cách pha trộn âm thể như vậy của Lm. Tiến Dũng.

Tuy nhiên, không có vẻ đẹp nào là hoàn mỹ tuyệt đối cả. Nghe dàn nhạc diễn tấu các tác phẩm trên đây cũng như ở “Lên Núi Sion“ hay “Thân phận lưu đày“ chúng tôi thấy vẫn có cái gì đó còn thiếu, còn “mỏng” ở âm vực giữạ Tiến Dũng không sử dụng viola và cello mà thay vào đó bằng guitar điện. Do giới hạn về kỹ thuật (cả tài chính!) âm thanh của guitar điện được đưa trực tiếp đến tai người nghe thay vì qua hệ thống kiểm soát âm thanh (hộp tiếng, DI-box, mixer,”). Tần số của guitar điện không được điều chỉnh để gần với tần số của cello nên hai formant đó sai lệch nhau khiến chúng không thể thay thế nhau như Tiến Dũng mong muốn. Ban Hợp xướng được đánh giá là hay nhất của đêm diễn là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp. Họ đã đem lại được không khí cầu nguyện cao nhất với tiếng hát thiên thần. Nhưng do giới hạn về âm vực của một ban hợp xướng đồng giọng nên âm thanh nghe không đầy đặn. Nhiều người, kể cả giới chuyên môn, cho rằng ban hợp xướng Đa-minh là nhóm biểu diễn thành công hơn và gây ấn tượng mạnh cho người nghe, đặc biệt với “Thân phận lưu đầy” có phần múa minh họa rất nghệ thuật của các nữ tu MTG Gò Vấp. Thế nhưng, cách thể hiện các motif “ngồi tôi khóc“ và “tiếng thông reo“ chưa thật sự thuyết phục. Motif “ngồi tôi khóc” được khai triển bằng kỹ thuật mô tiến (sequence) đi lên quãng 2. Âm nhạc tự nó đã có sắc thái crescendo, nhưng người nghe chưa thấy được sự phân biệt rõ giữa điểm bắt đầu và kết thúc của crescendo nàỵ Ngược lại, motif “tiếng thông reo” được tiến hành theo kỹ thuật mô tiến xuống quãng 2. Tính chất decrescendo cần phải được khai thác rõ nét hơn. Cách nhấn chữ trong “ngồi tôi khóc“ và “tiếng thông reo“ cũng không thể giống nhaụ Tại sao Tiến Dũng không nói “tôi ngồi khóc“, mà dùng “ngồi tôi khóc“? Ban hợp xướng được chờ đợi nhiều nhất (cả đối với giới chuyên môn) là Pio X. Họ bước ra lễ đài với sự thu hút mạnh mẽ qua vẻ nghiêm túc của đồng phục áo chùng xanh da trờị Điểm thành công nhất trong các tiết mục của Pio X lại là phần đệm đàn. Có thể nói người đệm đàn và bản đệm đàn của họ được đáng giá là mang tính cầu nguyện, trang nghiêm nhất so với các đơn vị khác. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về nghệ thuật hát hợp xướng như cách nhả chữ, xử lý âm sắc, âm vực giọng phong phú, Pio X lại đáng tiếc để lộ một khuyết điểm: không có sự cân bằng (balance) rõ nét giữa các bè giọng. Có lẽ do hệ thống âm thanh chăng, mà bè nam luôn luôn to, khỏe hơn bè nữ mặc dù ở những chỗ không đảm nhiệm phần giai điệủ Ở “Bài ca Truyền tin“ chúng tôi hơi thất vọng khi thấy cùng một lối hát cho hai phần khác nhau của tác phẩm: phần đầu với âm nhạc phức điệu (polyphony) và phần choral sau đó theo âm nhạc chủ điệu (harmony). Trong phần phức điệu, lẽ ra tính đối kháng (counter) giữa các bè đối âm (counterpoint) nên được làm rõ hơn qua cách xử lý âm sắc khác nhau, đối chọi nhau chứ không chỉ dừng lại ở tính chất bè đuổi nhau (tính fuga).

Nhìn chung, chương trình được xây dựng khá công phụ Đạo diễn chương trình đã thành công khi chọn lựa các tiết mục cho “Ngàn lần yêu”. Sau buổi diễn, nhạc sư Tiến Dũng đã nói với chúng tôi: “Đúng là những tác phẩm mà tôi ưng ý nhất, và muốn cho mọi người nghe nhất“. Ông nói tiếp (với vẻ hy vọng): “Tôi chưa bao giờ được nghe Missa Primạ Tôi đã viết nó như kiểu Missa solemnis. Ước gì được nghe một lần trước khi chết!”. Điểm thành công lớn khác của chương trình là khán thính giả mọi giới đều say mê, bị thu hút từ đầu đến cuốị Để đáp lại nhận định “Nhạc Tiến Dũng rất khó“, chúng tôi lại được nghe trong cũng như sau buổi diễn những nhận xét như: “Nhạc Tiến Dũng hay đấy chứ?”, “Thật là phong phú, không giai điệu nào giống nhau, lặp lại nhau“.

Thật thiếu sót nếu chúng tôi không ghi lại một ấn tượng mạnh mẽ khác mà đêm diễn đã mang lại cho mình. Các môn sinh của Tiến Dũng dù có tham gia trực tiếp vào chương trình biểu diễn hay không đều vui vẻ, chân thành chúc mừng nhau sau mỗi tiết mục diễn thành công. “Kìa xem, họ yêu thương nhau biết chừng nào!”. Hình ảnh hai nhạc trưởng bắt tay nhau sau tiết mục diễn của họ và nói: “Thành công lắm, Vậy là cha sẽ rất hài lòng!” hay người đạo diễn chương trình nói như reo lên với người vừa biểu diễn xong: “Chúc mừng! Các bạn làm tốt lắm“ làm chúng nhớ đến Leonard Bernstein và cuộc thi tài giữa 4 nhà chỉ huy học trò hàng đầu của ông tại Salzau (Tây Đức). Cuối buổi thi, không phân biệt người cao kẻ thấp, họ đều ôm chầm lấy nhaụ Họ không đứng lên bục phân cấp mà đứng bao quanh lấy thầy mình bằng những vòng tay thương yêu, đồng độị Hình ảnh này được các đài truyền hình đưa đi khắp thế giới liên tục trong một thời gian dài sau đó. Khi được học trò hỏi cảm tưởng về đêm nhạc “Ngàn lần yêu“, nhạc sư Tiến Dũng đã nói: “Các anh có tinh thần đồng đội lắm!.... Các anh đã hiểu âm nhạc của tôi thấu đáo rồị Tôi viết Orgamus cum organo rất đơn giản, nhưng cha Tuyên đàn khá sâu sắc”. Bài anh Kim viết tựa và phân tích các tiết mục không thừa cũng không thiếu”. Chỉ huy dàn nhạc vậy là hiểu tác phẩm lắm. Chưa bao giờ tôi nghe dàn nhạc chơi hay như vậy“

Đêm thánh nhạc, thánh ca Tiến Dũng đã qua đi, nhưng “Ngàn lần yêu“ vẫn tiếp tục sống trong lòng người yêu âm nhạc thánh. Rồi một ngày chính thân xác này cũng qua đi nhưng hạt giống nghệ thuật thánh nhạc đậm nét dân tộc mà Tiến Dũng đã gieo chắc chắn sẽ tiếp tục nẩy mầm lớn mạnh nơi các thế hệ môn sinh và học trò của họ sau nàỵ Như J.S.Bach trước đây, chúng ta cùng nói với Tiến Dũng và các học trò ông câu này: “Deo gratias“ (Tạ ơn Chúa)

Ghi Chú:
1. Nguyên văn câu nói
2 Ngài vẫn muốn được gọi đơn giản như vậy hơn là cách gọi “Nhạc sư” mà mọi người thường dùng cho Ngàị
3 Lúc bấy giờ là Đức Cha Trịnh Như Khuê, sau này là vị Hồng Y đầu tiên của Việt Nam
4 Có nhà nghiên cứu lại nhận định sai lần rằng: “Tiến Dũng vốn không phải là một nhạc sĩ sáng tác. Chuyên môn của ông là Lịch sử âm nhạc(!!!)” (Theo VietCatholic.com)
5 Tên gọi này chính thức có từ năm 1981.
6 Không phải trường Suối Nhạc hiện nay đang hoạt động tại nhiều nơi ở Tp. Hồ Chí Minh.
7 Theo Hiến chế Về Phụng vụ thánh (De sacra Liturgia), chương VI, số 112.
8 “Military“ - tên gọi khác của bản giao hưởng 100, cung Do Trưởng của Haydn
9 người đời sau gọi Joseph Haydn như thế
10 Stille Nacht, Heilige Nacht (Silent Night, Holy Night) của Gruber và Mohr
11 Giai điệu của Hùng Lân, Tiến Dũng phối dàn nhạc
12 Thơ của Đỗ Xuân Quế, Nhạc và phối dàn nhạc: Tiến Dũng
13 hình dạng dao động âm thanh của mỗi nhạc cụ, giọng người
14 Bộ lễ thứ nhất trong số 5 missa (2 bộ bằng tiếng La-ttinh, 3 bộ dùng tiếng Việt) và 1 bộ lễ ngắn (Missa Brevis) của Tiến Dũng
15 “Bộ lễ trang trọng” lừng danh của Beethoven
16 (1918 - 1995) nhạc trưởng, nhà soạn nhạc lừng danh của Mỹ

Nguyễn Bách
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Empty
Bài gửiTiêu đề: Một nén hương kính nhớ LM Antôn Tiến Dũng   Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng EmptyTue Feb 17, 2009 4:48 pm

MỘT NÉN HƯƠNG KÍNH NHỚ LINH MỤC ANTÔN TIẾN DŨNG

(nhân ngày qua đời của LM Antôn Tiến Dũng 8/8/2005)

Đang làm việc với Ban Phụng Tự, được Đức Giám mục Nha Trang báo tin: Cha Tiến Dũng đã qua đời, tôi bàng hoàng và câm nín!

Chúa ơi! Việc con sợ và mong đừng đến… đã đến.

Tôi ứa lệ vĩnh biệt một đàn anh, một bậc Thầy, một người bạn vừa ra đi…

- Là đàn anh vì cha Tiến Dũng hơn tôi hơn mười tuổi, bước vào lãnh vực thánh nhạc trước tôi gần mười năm.

- Là bậc Thầy vì kiến thức và học vị của ngài hơn tôi nhiều! Tuy chưa được thụ giáo trực tiếp với ngài, nhưng những giáo án, những tác phẩm của ngài còn chất chứa nhiều điều tôi phải học hỏi.

- Là người bạn, vì tôi được hân hạnh cộng tác với ngài nhiều năm: cùng là thành viên Ban Thánh Nhạc từ năm 1973-1975, và từ năm 1992, khi Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam được hình thành, trong cương vị Tổng Thư ký, hằng tháng tôi luôn đến bàn thảo với vị Phó Ban Thánh nhạc (mà Trưởng Ban là Giám mục đặc trách Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục VN: Phaolô Nguyễn Văn Hoà).

Ngài đã từng viết cho tôi: “Ông Kim Long ơi, tôi với ông tuy có nhiều khác biệt… nhưng phải dẹp đi tất cả để lo cho Thánh nhạc Việt Nam”.

Bàng hoàng tiếc nhớ và tâm tư xao động bởi những kỷ niệm về ngài, tôi tạm dừng công việc ở Ban Phụng Tự vào buổi sáng 10.08.2005 để viết mấy dòng tâm tình này.

Tôi nhớ khi mình mới chập chững vào Tiểu chủng viện, ở những năm 1952-1954, tôi đã say sưa hát thật nhiều bài ký tên Tiến Dũng in trong những tập Minh Nhạc (Đa Minh Thiện Bản) bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Huyền Linh, Hương Phong, Liên Thắng… mà ba bài làm tôi cảm kích nhất, cho đến nay tôi vn có thể hát thuộc lòng:

Ngàn lần yêu: Mẹ ơi, con yêu Mẹ thiết tha…

Con linh mục: Lạy Chúa Giêsu, con nay xin hứa…

Mẹ Việt Nam: Mẹ ơi, Việt Nam lâm cảnh điêu tàn…

Khi di cư vào Nam, từ năm 1954, tôi không được hát thêm những bài của Tiến Dũng… Hỏi ra mới biết: Thầy Tiến Dũng đã đi du học và đang học ở trường Truyền giáo. Sau khi thụ phong linh mục, cha Tiến Dũng chuyển qua học ở Giáo hoàng Học viện về thánh nhạc (Rôma). Sau này, khi đến học tại đây, tôi được biết ngài là người Việt Nam học lâu năm nhất (8 năm) và có học vị cao quý nhất (tốt nghiệp Nhạc sư sáng tác) ở Học viện này.

Trong thời gian học Thánh nhạc, ngài đã liên hệ với một số nhạc sĩ quen biết ở ngoại quốc như Hoàng Kim, Đinh Quang Tịnh, Nguyễn Văn Hoà, Thiện Cẩm và những người làm thơ như Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Xuân Quế… để hiệp sức và ấn hành hai tập Thánh ca: Hát lên bài ca mơí, Trăm triệu lời ca, và thêm một và nhạc sĩ ở Việt Nam (như Gioan Minh) để xuất bản tập Bài ca suy tôn.

Khi đã về Việt Nam, ngài có nhờ tôi chép nhạc và và in cho ngài các tập: Bài ca vô tận, Missa quarta, Missa quinta.

Cùng thời gian ở Rôma, ngài đã cho nhà xuất bản ở Ý phát hành hai tập Oremus cum organo và Missa tertia.

Tại Việt Nam ngài đã tích cực hoạt động cho thánh nhạc:

- Làm Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục (miền Nam). Trong cương vị này, ngài đã tổ chức các khoá học hỏi, các cuộc hội thảo về Thánh nhạc… và mở trường Suối Nhạc để giảng dạy về Thánh nhạc và các môn âm nhạc khác như pianô, hoà âm, đối âm, tẩu pháp, sáng tác… mà cho đến nay số môn sinh của ngài có mặt khắp nơi. Đồng thời làm khoa trưởng âm nhạc cho Đại học Minh Đức.

- Biên soạn các sách giáo khoa về âm nhạc được phổ biến rộng rãi: Nhạc lý, Hoà âm thực tập và dẫn giải, Đối âm, Tẩu pháp, Tôi viết ca khúc tiếng Việt, Hoà âm tân thời, Trên phím đàn… rất nhiều người đã thành đạt nhờ những sách giáo khoa của ngài.

- Làm Phó ban Thánh nhạc Việt Nam, trực thuộc Hôi đồng Giám mục, trong cương vị mới này ngài luôn trăn trở và tìm mọi cách để thành lập cho được một “Trung Tâm Thánh Nhạc” hầu đào tạo cho Giáo hội Việt Nam những nhạc sĩ sáng tác, những ca trưởng, những người đệm đàn phụng vụ… ước vọng này tuy chưa thành vì gặp trở ngại về địa điểm xây dựng… nhưng vẫn sống mãi trong tâm thức ngài.

- Ngài đã gợi ý để tổ chức các cuộc hội thảo về Thánh nhạc và phát hành nội san Hương Trầm để phổ biến kiến thức về Thánh nhạc (dưới thời Phó Ban của ngài, đã tổ chức ba cuộc hội thảo và phát hành ba số Hương Trầm).

Còn nhiều… nhiều lắm… trong tâm trạng ngẩn ngơ tiếc nhớ… tôi vội thắp một nén hương… hy vọng khi mọi việc đã ổn định, sẽ còn phải viết về ngài thêm nữa. Một điều tôi nuối tiếc là cho đến lúc nhắm mắt ngài chưa nhìn thấy tập Thánh ca Tiến Dũng: ngàn lần yêu mà tôi và cha Dao Kim đã gom góp sắp xếp và định ấn hành… nhưng các môn sinh của ngài xin tiếp nhận để thực hiện… mà cho đến nay vẫn còn dang dở…

Xin Chúa trao phần thưởng của bậc tông đồ (theo các nói của Đức Piô XII) cho một người đã suốt đời dâng lời ca tiếng hát để tôn vinh Chúa và giúp các tín hữu cầu nguyện và được thánh hoá.
LM Kim Long
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Sponsored content





Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng   Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Linh mục Nhạc sĩ Ân Đức
» Linh mục nhạc sĩ Văn Chi
» Đôi nét về sự nghiệp âm nhạc của linh mục nhạc sư Kim Long
» Linh mục nhạc sĩ Dao-Kim
» Linh Mục Nhạc Sĩ Ngô Duy Linh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc sĩ – Nhạc phẩm-
Chuyển đến