TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Đệm Orgue EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Đệm Orgue EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Đệm Orgue EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Đệm Orgue EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Đệm Orgue EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Đệm Orgue EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Đệm Orgue EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Đệm Orgue EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Đệm Orgue EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Đệm Orgue

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Đệm Orgue Empty
Bài gửiTiêu đề: Đệm Orgue   Đệm Orgue EmptyFri Mar 06, 2009 6:57 pm

Trích tài liệu "Đệm Organ", phần lý thuyết, của cố Nhạc sư Hải-Linh)

Tập Orgue khác với Đệm Orgue cho Thánh ca.
Công việc của 2 tay khi học đệm Thánh ca:
Tay phải theo nhạc điệu: 1 hoặc 2 hay 3 bè
Tay trái giữ hợp âm: đổi càng ít càng tốt trong lúc đầu
Hợp âm Cổ điển xây dựng bằng cách chồng chất các âm thanh theo quãng 3 (Thực tập nói cho quen)
Mỗi bài thường cố thu xếp chỉ dùng 3 hợp âm I-IV-V (Thực tập cách đặt ngón tay. Chuyển từ Hợp âm nọ sang Hợp âm kia, chú trọng việc giữ chắc cái nốt Mốc (tonic, chủ âm). Hợp âm V-IV ít khi đi với nhau.) Vị trí các ngón tay theo phương pháp này có tính cách phổ biến cho tất cả âm giai.
Tùy sự diễn tiến của dòng nhạc mà chọn Hợp âm cho trúng (trường hợp 1 bè khác 2 bè)
(Phân tách bài Silent Night và đánh số Hợp âm)

Hợp âm V có thể đổi sang 7 để kết bài ở I cho thay đổi. Trên nguyên tắc, tất cả hợp âm V sang I có thể đổi sang 7, nhưng nên dành để câu cuối bài. Khi Hợp âm V đổi sang I, hạ ngón tay cái xuống 1 cung, Hợp âm I chỉ còn lại 2 nốt , vì diễn tiến nhạc điệu.
Khi bậc V trong âm giai kéo dài, hay lập đi lập lại, có thể dùng hợp âm I và hợp âm V cho thay đổi. Trong Hợp âm V, tay phải nên có thêm cho đủ nốt hợp âm trọn vẹn. Vị trí ngón tay trái và út...
Khi bậc I trong âm giai kéo dài, nhất là cuối bài, có thể và nên chen vào Hợp âm IV, làm thành "giải kết Giáo đường". Giải kết có thể dùng trưởng hay thứ, hoặc pha trộn cả 2 cũng được... (Thực tập Noel rê thứ, số 2)
Âm giai thứ, bậc VII có thể có 2 hình thức như: RE thứ có thể là DO hay DO#. Cả 2 trường hợp đều dùng hợp âm V rất tốt. Đó là cái tiện lợi lối đánh Hợp âm V.
Khi bậc III trong âm giai trưởng kéo dài hay lập đi lập lại, có thể chuyển tạm sang âm giai thứ có cùng bộ khóa, như FA sang RE-DO-LA. Mỗi khi chuyển âm giai thì tay trái giữ Hợp âm phải đổi vị trí và cố thu xếp để dùng cả 2 Hợp âm I-V của âm giai mới... (Xem bài Hayn trang 223 – Người đưa tôi đi – Lửa hồng hộ giá...)
Khi nhạc điệu vận chuyển từ bậc I sang bậc V rồi nghỉ lâu ở đó, thì cho chuyển lên âm giai bậc V, như FA lên DO; DO lên SOL
Mỗi trường hợp có chuyển âm giai thì tay phải cố đánh cho tật đầy đủ các nốt của Hợp âm V thuộc âm giai mới, Hợp âm V đó có thể đổi sang 7 càng tốt. Vì vậy, nên viết trên giấy 2 Hợp âm I-V của âm giai mới cho rõ ràng trước.
Nhưng ý tứ cũng có khi thấy dấu lạ trong nhạc điệu mà không chuyển.
Chuyển thể: Chuyển từ âm giai trưởng sang thứ (cùng tên) hay ngược lại, như DO trưởng sang DO thứ.
Kỹ thuật tay trái:

Hợp âm I đổi ngón giữa
Hợp âm IV đổi ngón cái.
Hợp âm V không thay đổi.
(Bài tập "Người đi Người về" của LM Kim Long)

Mỗi trường hợp chuyển, chuyển cung hay chuyển thể, cho người nghe cảm giác sáng hoặc tối hơn theo bảng chuyển sau đây:
Đệm Orgue 010

Cần tìm thí dụ để thực tập tay đàn, và để tai nghe cho quen tính cách của mỗi trường hợp chuyển thông thường ghi ở trên.

Vấn đề Chuyển dịch (Transposition)
Cần vì 2 lý do:

Tiếng người Á Đông tương đối yếu và thấp, nhất là những người không chuyên nghiệp (Âu Châu thường chuyên nghiệp đàn hát)
Người soạn nhạc nhiều khi cố ý viết ở các âm giai ít dấu thăng dấu giảm cho người không chuyên môn dễ xem.
Vậy người đệm đàn nên chuyển dịch bài hát sang các a6m giai cho vừa giọng cao thấp của người hát.

Mỗi tập dịch 1 bài:

Tay trái tập đánh 3 Hợp âm của âm giai mới (Tai nghe)
Tay phải tập nhạc điệu trong âm giai mới.
Mắt làm quen dần với bàn phím trong âm giai mới.
Khi chuyển dịch một bài trong đó có cả chuyển cung nữa thì khó hơn 1 độ, người tập nên ghi trên giấy cho rõ.

Các Thể của Hợp âm.
Hợp âm có bao nhiêu nốt thì có bấy nhiêu thể, mỗi thể có tính cách khác nhau.
Đệm Orgue 110

- Thể Trực tính cách vững trãi, dùng để kết.
- Thể đảo I, có tính cách nhẹ nhàng hơn thể Trực.
- Thể đảo II, có tính cách treo leo lơ lửng, cần phải ổn định.

Tập đánh hoa mỹ:
Tay trái không đánh Hợp âm như trước nữa, mà chạy từng nốt...
Tay trái đánh Hợp âm giải theo lối Alberti cho Tiết Tấu thêm phần linh động, như:
Đệm Orgue 210
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Đệm Orgue
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc lý Cơ Bản-
Chuyển đến