TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa   Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Feb 15, 2009 4:28 pm

ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

“Đêm Thánh Vô Cùng”, bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng, được sáng tác đầu tiên bằng tiếng Đức, có tên là “Stille Nacht, Heilige Nacht”, ý nghĩa đầy đủ như sau: “đêm thinh lặng, đêm thánh thiện”. Sau này được mang tên bằng tiến Anh là “Silent Night”, tiếng Pháp là “Douce Nuit, Sainte Nuit” và tiếng Việt Nam được dịch là “Đêm Thánh Vô Cùng” Nguyên tác lời ca do một linh mục có tên là Joseph Mohr và người phổ nhạc là vị giáo sư âm nhạc Franz Gruber, cả hai người nói trên đều là công dân Đức Quốc và bản thánh ca bất hủ này được sáng tác vào năm 1818.

Cung nhạc điệu của bản thánh ca này thật du dương tuyệt vời, với lời ca truyển cảm, gợi lên sự an bình, thánh thiện, làm cho người nghe có cảm giác xúc động, lâng lâng thanh thoát, tâm hồn như thoát tục, bay bổng lên trời cao thanh lặng, giữa ngàn vì sao lấp lánh, ngay cả với người đang theo một tôn giáo khác, chứ không riêng gì cho các tín đồ Thiên Chúa giáo.

Vào năm 1832, nhân dịp hội chợ quốc tế được tổ chức tại thành phố Leipzig ở Đức, anh em du ca gồm 4 người trong ban nhạc Strasser đem bản nhạc thánh ca “Stille Nacht, Heilige Nacht” ra trình diễn trước rất đông khán thính giả, sau đó được mọi người tán thưởng và hoan hô, vỗ tay nhiệt liệt. Anh em du ca còn được vua mời hát bản thánh ca trên nhân dịp lễ Giáng Sinh trong một nhà nguyện của hoàng gia Đức. Mãi đến năm 1843 bản thánh ca này mới được in ra trong một tài liệu có trên là “Kho tàng âm nhạc của người Đức” và cho đến năm 1854 tức là 36 năm sau, vị nhạc trưởng của nhà vua Đức, Hoàng Đế Federic William IV, bắt đầu cố gắng truy tìm về nguồn gốc của bản nhạc và sau đó bản thánh ca mới được ghi danh vào thư viện âm nhạc quốc gia với đầy đủ tên tuổi của 2 vị tác giả, kể từ ngày đó, bản thánh ca này được phổ biến rộng rãi trong dân chúng cùng với danh xưng của 2 nhà sáng tác.

Bản nhạc “Silent Night” thật du dương, tình cảm đến mức độ trong chiến tranh người ta quên cả hận thù trong giây lát để đối xử với nhau như tình bạn. Thời kỳ đệ nhất thế chiến, tại mặt trận phía tây, quân đội Đức và quân đội Anh tay ghì súng, rình rập nhau trong một giao thông hào đối diện, nhưng vào đêm Giáng Sinh, ở bên này chiến tuyến, người lính đức trổi giọng hát bài “Đêm Thánh Vô Cùng”, phía bên kia người lính Anh cũng cao giọng hòa theo tiếng hát của quân đội Đức. Cũng trong cuộc chiến này, nhiều tù binh người Đức, người Hung Gia Lợi và người Áo bị quân đội Nga giam giữ và cầm tù tại vùng Tây Bá Lợi Á, các tù binh đồng thanh hát bài thánh ca trong đên Giáng Sinh, khi đó người sĩ quan trại trưởng Nga vô cùng xúc động, đôi mắt rướm lệ và lặng lẽ nói với đám tù binh như sau: “lần đầu tiên trong đêm này, sau hơn một năm chiến đấu, hôm nay tôi có thể tạm quên các anh và tôi là kẻ thù”.

Cũng trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân đội Đức xâm chiếm lãnh thổ Tiệp Khắc vào năm 1944, một sĩ quan an ninh trong quân đội Đức Quốc Xã đến thăm một trại trẻ em mồ côi trong ngày lễ Giáng Sinh, vị sĩ quan người Đức hỏi các em có ai biết hát bài “Đêm Thánh Vô Cùng” không. Khi đó có 2 em, một trai một gái, rụt rè tiến ra và hát bài thánh ca bằng tiếng Đức, vị sĩ quan im lặng lắng nghe, tỏ ra rất thích thú và mĩm cười sung sướng, nhưng bất ngờ hai em ngừng hát và tỏ vẻ vô cùng sợ hãi như bất chợt nhớ ra điều gì. Thật ra hai em tự tố giác về nguồn gốc của mình, vì trong đất nước Tiệp Khắc, chỉ duy nhất có dân tộc Do Thái mới nói được tiếng Đức. Thông cảm sự sợ hãi của các em, vị sĩ quan điềm đạm trấn an các em với câu nói như sau: “Đừng sợ hãi và lo lắng”.
Riêng tại làng Arndorf không xa cách là bao đối với làng Aberndorf, nơi đây còn được gọi là quê hương của hai nhà sang tác. Để tưởng niệm và ghi nhớ sự ra đời của bài thánh ca Giáng Sinh bất hủ này, cũng như để vinh danh hai tác giả, các em học sinh vùng này đã ăn mặc quần áo cổ truyền của dân tộc và đi thăm từng nhà trong 4 Chúa Nhật Mùa Vọng, vừa đi vừa vui vẻ hát bài “Đêm Thánh Vô Cùng” như mang niềm vui, ơn phước của Chúa Cứu Thế đến cho toàn thể nhân loại.

“Đêm Thánh Vô Cùng” còn có nghĩa là ngày Lễ Gíáng Sinh đối với toàn thể thế giới Thiên Chúa Giáo, trong đó gồm: Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo. Ngay cả những người không tin vào Thiên Chúa, tất cả đều mừng lễ, tổ chức tiệc mừng một cách rầm rộ, tưng bừng náo nhiệt như ăn mừng năm mới hay một ngày vui chiến thắng vinh quang. Chúng ta nên bình tâm lắng đọng trong tâm hồn để đi sâu vào Thánh Kinh và lịch sử để tìm hiểu về ý nghĩa đích thực của ngày đại lễ này và cũng để từ đó trả lại cho đếm Giáng Sinh ý nghĩa sâu xa và nguyên thủy của nó, cách đây vừa đúng 2007 năm.

Nếu là người tin có Thiên Chúa, chúng ta hãy mừng lễ Giáng Sinh với tinh thần của một người thích tìm hiểu về lịch sử Giáo Hội và với tâm hồn của một người tin vào Thượng Đế, dù cho Ngài mang danh xưng gì, tùy theo văn hóa và tín ngưỡng của từng dân tộc và từng nền văn minh tân tiến khác nhau.

Ngày lễ Noel cũng còn được người công giáo chúng ta gọi là ngày Chúa Giáng Sinh, ngày Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, có thân xác, có trí khôn, có tâm hồn, có cả nỗi buồn, niềm vui, đau khổ như mọi người chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Tên của Ngài là Giêsu, dân tộc của Ngài là dân Do Thái, thời bấy giờ đang sống dưới quyền đô hộ của Đế Quốc La Mã, như dân tộc chúng ta thời kỳ trước đây phải sống dưới quyền đô hộ và cai trị hà khắc của người Tàu và sau đó là người Pháp. Thân Mẫu của Chúa Giêsu là Đức Trinh Nữ Maria và dưỡng phụ của Ngài là thánh Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít, một vị minh quân Do Thái có ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử Do Thái thời đó và cho đến tận hôm nay. Người công giáo chúng ta còn gọi thánh cả Giuse là “cha nuôi” của Chúa Giêsu . Đức Mẹ Maria thụ thai Chúa Giêsu không bởi tính xác thịt, nhưng bởi quyền phép Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng vô hình, gồm có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Chúa Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm thiêng liêng của Đạo Công Giáo mà ai có lòng tin cậy vững vàng mới lĩnh hội được, không thể đem lý luận hay học vấn ra mà thông hiểu được.

Muốn tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh, người ta phải nhắc đến mầu nhiệm cao cả trên, mặc dù ít ai hiểu rõ về mầu nhiệm này bằng trí óc bình thường và có giới hạn của con người thụ tạo, vì thật ra muốn tìm hiểu rõ Thiên Chúa là ai, người đó phải học giáo lý, đọc Thánh Kinh và đặc biệt hơn là được Thiên Chúa ban đặc ân soi sáng một cách thiêng liêng.

Câu hỏi mà nhiều người công giáo và không công giáo đã đặt ra là: tại sao Ngôi Hai Thiên Chúa phải xuống thế gian cứu chuộc nhân loại? Và tại sao Chúa Giêsu đã chọn một đời sống nghèo khổ, tầm thường, nhỏ bé, để bắt đầu cuộc đời đi rao giảng của Người với 30 năm sống ẩn dật và 3 năm xuất thế đi khắp xứ Palestine (nước Do Thái thời đó được đế quốc Roma đổi tên thành Palestine) rao giảng Tin Mừng cứu độ. Người đi rao giảng Nước Chúa không phải để tạo dựng một vương quốc huy hoàng và rộng lớn như đế quốc Roma thời bấy giờ, mà là tạo dựng một Vương Quốc thiêng liêng, vĩnh cửu cho những ai sống theo luật Chúa truyền dạy, đã được ghi chép rõ rang trong Kinh Thánh.

Người theo đạo Thiên Chúa thì tin rằng: tổ tiên nhân loại là ông Adong và bà Evà đã phạm tội không vâng lời Thiên Chúa khi ăn trái cấm ở vườn địa đàng, vì nghe theo lời cám dỗ và xúi giục của con rắn độc, còn được gọi là loài “ma qûy”, nên sau đó hai ông bà bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi ngôi vườn địa đàng thơ mộng và xinh đẹp này.

Nhưng trong cuộc đời đầy ải và đau khổ này, con người luôn luôn nhớ tới cảnh vườn địa đàng của tổ tông ngày trước, cảnh địa đàng sung sướng, hạnh phúc mà loài người đã đánh mất và sau đó lúc nào cũng ước ao, mong muốn tìm lại mà không bao giờ có được… Tổ tiên loài người đã phạm tội không vâng lời Thiên Chúa, xúc phạm đến Thiên Chúa là một tội trọng vô cùng, loài người tự mình không chuộc tội được, mà phải qua “trung gian” một người khác, người trung gian này phải “ngang hàng” với Thiên Chúa thì mới có giá trị và mới đền bù được những tội lỗi xấu xa. Chính vì thế, theo Kinh Thánh ghi lại: Chúa Cha vì yêu thương loài người quá độ, đến nỗi sai Con Một của người xuống thế gian cứu chuộc, để nhân loại được sạch tội, trở thành người con yêu thương của Thiên Chúa, như tổ tiên của loài người trước khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng cách đây khoảng hơn 6 ngàn năm về trước.

Đức Chúa Con, mang tên loài người là Giêsu, vì yêu thương nhân loại, đã ở thế gian 33 năm, đã cứu chuộc nhân loại bằng cách sống một cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn và đau khổ. Sinh ra trong một hang núi lạnh lẽo, cô đơn và sau đó chịu tử nạn trên cây thập giá. Trước đó bị đánh đòn nát bấy than thể, có nhiều chỗ bị roi quất mất những mảng thịt tươi, máu đổ ra chan hòa từ những vết thương sâu hoắm. Nhưng có một điều vô cùng cảm động và cao qúy mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được mà thôi, là trước khi tắt hơi thở cuối cùng, Người đã ngửa mặt lên trời mà thưa với Chúa Cha rằng: “xin Cha tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa   Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa EmptySun Feb 15, 2009 4:28 pm

Ngày sinh của Chúa Cứu Thế, mới đầu chúng ta nghe như một biến cố huyền thoại, hoang đường mà lịch sử thường hay thêu dệt chung quanh cuộc đời của các vĩ nhân. Nhưng đối với cuộc đời Chúa Giêsu, biến cố này có thật, đúng như trong Phúc Âm ghi chép và đúng như lịch sử, cũng như các nhà khảo cổ chứng minh. Thời đó, dưới triều đại hoàng đế La MãMa4aesar August, tức hoàng đế đầu tiên của đế quốc Rôma (31BC-AD), có lệnh truyền cho toàn dân thiên hạ, trong đế quốc này phải đi kiểm tra dân số, bắt lính động viên và thu thuế. Lệnh này về sau cứ 14 năm lại tái diễn một lần. Tuy rằng dân tộc Do Thái không phải bị động viên đi lính, nhưng bắt buộc phải nộp thuế cho đế quốc Rôma, kể cả thiếu nữ 12 tuổi. Người dân quê quán ở đâu thì phải về nơi đó để khai sổ bộ. Cũng như thời gian khi miền Nam bị mất vào tay cộng sản, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra lệnh đổi tiền mới và bắt buộc người dân tham gia bầu cử do đảng chọn người. Tất cả dân chúng dù ở nơi đâu cũng phải về chốn củ là nơi đăng ký hộ khẩu, còn đuợc gọi là nơi thường trú, cư ngụ, để thực hiện nghĩa vụ cưỡng ép trên và cho đến tận ngày hôm nay, họ vẫn áp dụng luật lệ trên như thời kỳ đế quốc Rôma “cai trị” dân Do Thái thủa xưa.

Ông thánh Giuse, quê quán ở thành Bêlem, là nơi sinh trưởng của tổ phụ ông là vua Đavít, từ phía bắc cỡi lừa xuống miền nam trên con đường dài, leo đồi xuống núi mất 5 ngày đêm dài đằng đẳng. Lúc đó người dân Do Thái ùn ùn đổ về thành phố để khai sổ bộ, nên không còn quán trọ cho ông Giuse và bà Maria. Bài Phúc Âm theo thánh Luca đã mô tả ngày chào đời Chúa Giêsu bằng mấy câu ngắn gọn như sau: “Khi hai người ở thành Bêlem gần Giêrusalem, bà Maria đã đến ngày sinh và sinh con trai đầu lòng, thiếu phụ lấy khăn bọc con và để trong máng cỏ vì không còn chỗ cho hai người trú ngụ qua đêm nơi quán trọ trong thành phố”.

Vào thời Chúa sinh ra đời, các trẻ chăn chiên thường lùa súc vật vào trong hang núi cho đỡ lạnh, khi trời về đêm trong mùa đông băng tuyết. Trong mỗi hang động như vậy đều có một cái máng đựng cỏ, người ta gọi là máng cỏ, để nuôi loài vật và trong trường hợp của Chúa Giêsu mới chào đời, cha mẹ đã đặt người nằm nơi máng cỏ, thay vì nằm trên giường êm ái hay trong chiếc nôi xinh xắn như mọi đứa trẻ sơ sinh may mắn khác.

Khi Chúa Cứu Thế vừa sinh ra, lập tức có các thiên thần đến báo hiệu cho các trẻ mục đồng chăn chiên ở chung quanh gần đó đến thờ lạy Chúa. Trên trời cao cũng có các thiên thần tụ họp lại để tung hô Chúa và ca hát với bài ca bất hủ sau đây:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trơời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Trải qua hang bao nhiêu thế kỷ, lễ giáng sinh của Chúa đã được nhân loại kỷ niệm và ăn mừng tùy theo phong tục, tập quán của từng quốc gia dân tộc và tùy theo từng nền văn minh khác nhau. Cảnh náo nhiệt huy hoàng và lộng lẫy trong đêm giáng sinh ngày hôm nay, đã làm phai mờ đi hình ảnh hang Bêlem nghèo nàn, lạnh lẽo ngày trước, nơi Chúa được sinh ra. Tại quê hương Việt Nam chúng ta, ngày xưa chịu ảnh hưởng cùa nền văn hóa Pháp, người công giáo chúng ta trang trí cảnh Chúa sinh ra bằng hang đá làm bởi bi2qa giấy cứng được sơn phủ màu đen, có tượng Đức Mẹ Maria, thánh cả Giuse, hai ba mục đồng và một vài con chiên thở hơi ấm vào Chúa Hài Đồng Giêsu đang nằm trong máng cỏ bé nhỏ.

Cảnh Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ, đơn côi, trong một hang đá lạnh lẽo về đêm, giữa cánh đồng hoang thanh vắng mới thực sự là cảnh đêm Giáng Sinh nguyên thủy, đêm giáng sinh mà mọi người tín hữu Thiên Chúa Giáo phải trở về để tìm lại ý nghĩa đích thực của ngày Chúa sinh ra, trong cảnh nghèo khó, không giống ai, không giống một ai và khi chết cũng không giống một người nào, để cứu chuộc nhân loại, để nhân loại trở thành người con trong tình yêu thương bao la của Thiên Chúa, cũng như tổ tiên của chúng ta ngày trước sống thanh bình, hạnh phúc trong vườn địa đàng khi hai người chưa phạm tội và khu vườn xinh đẹp này chưa bị Thiên Chúa đóng cửa.

Kể từ ngày không có thiên đường trên trần thế này nữa vì loài người chúng ta đã cố tình đánh mất nó, nay chỉ còn có duy nhất một thiên đàng ở thế giới bên kia dành cho những người quá cố, đã trả hết tội nợ xưa bằng cách này hay cách khác, mà người công giáo chúng ta đã học hỏi và hiểu biết. Khi đó linh hồn của con người sạch mọi tội lỗi sẽ được kết hợp với Thiên Chúa và sự kết hợp này chính là thiên đàng của họ mãi mãi, họ không còn đau khổ, không còn đền tội và không còn lo lắng sầu muộn như khi còn sống ở nơi dương thế.

Trong đêm giáng sinh, Chúa Giêsu đã chào đời trong cảnh nghèo nàn, thiếu thốn, để loài người sau khi chết đi và khi được ơn cứu rỗi sẽ hưởng hạnh phúc đời đời trong tình thương của Thiên Chúa. Như người cha ra tận cửa ngõ đón rước và ôm ấp đứa con hoang đi xa nay lại trở về, rồi bày tiệc ăn mừng cho tàn đêm tới sáng.

Mùa Giáng Sinh còn được chúng ta gọi là mùa Noel, mùa của hy vọng, chúc tụng và mùa của hẹn hò, đã mở ra cho nhân loại, cho những người tin vào Thiên Chúa, một mùa xuân vĩnh cửu, không còn giá lạnh, không còn tuyết phủ và không còn tiếng khóc nức nở của những ai đang đau khổ nơi than xác cũng như trong tâm hồn. Đây mới là ý nghĩa đích thực của đêm Noel, đêm giáng thủy vừa cách đây đúng 2007 năm.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Đêm Thánh Vô Cùng - Bài hát ý nghĩa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quỳ bên cung thánh đoàn con thiết tha
» Con sẽ hân hoan tiến vào cung thánh
» Đôi dòng về nữ ca sĩ Công giáo: Diệp Thanh Thanh
» ca sĩ Công giáo: Diệp Thanh Thanh
» THANH LAN: NGƯỜI CA SĨ TÂN TÒNG VÀ BẢN THÁNH CA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Nhạc sĩ – Nhạc phẩm-
Chuyển đến