TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ

'' HÁT VÀ CẦU NGUYỆN ''
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tiếng Hát Trái Tim Vì Người Nghèo Của Lm Nguyễn Tấn Sang
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun May 31, 2009 4:45 pm by Admin

» Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptyMon May 04, 2009 8:26 pm by Admin

» Dâng lên Cha bánh thơm với rượu lành
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên trước thiên tòa này bánh thơm
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptyMon May 04, 2009 8:24 pm by Admin

» Dâng lên Chúa cao sang lễ vật hèn
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptyMon May 04, 2009 8:23 pm by Admin

» Chúa Nhật 4 Mùa Chay - Chúa là Đấng cứu độ
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:27 pm by Admin

» Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm Phụng Vụ B
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:26 pm by Admin

» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

» Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

 

 Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ   Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:18 pm

PHỤNG VỤ
(Trích trong Lịch Phụng Vụ)
"Qua chu kỳ một năm, Giáo Hội trình bày trọn vẹn mầu Nhiệm Chúa Kitô, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, Thăng Thiên, đến ngày Hiện Xuống cho tới niềm hy vọng ngày hạnh phúc, ngày Chúa ngự đến.

Trong khi cử hành những mầu nhiệm cứu chuộc như thế, Giáo Hội mở rộng cho các tín hữu kho tàng phong phú các nhân đức và công nghiệp của Chúa, làm cho các mầu nhiệm ấy hiện diện một cách nào đó, qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu được tiếp xúc với các mầu nhiệm này và được tràn đầy ơn cứu độ".

(Công Ðồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 102).

"Vào các ngày khác nhau trong năm, theo khuôn phép truyền thống, Giáo Hội kiện toàn việc huấn luyện tín hữu bằng những việc thao luyện đạo đức hồn xác, bằng việc giảng dạy, sự cầu nguyện, các việc hy sinh hãm mình và từ thiện bác ái".

(Công Ðồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 105).

"Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm phụng vụ, với tinh thần đạo đức, về những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội". (CE 232)

LƯU Ý:

Năm Phụng Vụ bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, nghĩa là có thể ngay từ cuối tháng 11 dương lịch.



NHỮNG ÐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC
I. HUẤN THỊ VỀ PHỤNG VỤ.
"Các mục tử không phải chỉ chú tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu." (Hiến chế về Phụng Vụ Thánh số 11).

"Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo Hội, vì thế, không thể thi hành tác vụ này nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng Giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn dân Chúa, đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự "như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm của Thiên Chúa", và không được tự đưa vào những lễ nghi không được qui định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ".

(Huấn thị Liturgicae Instaurationes, ngày 05-9-1970, cuối số 1).

II. Lễ Họ (LỄ CẦU CHO GIÁO DÂN)
Theo luật chung, đó là lễ mà các giám mục giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo phận (GL 388), và linh mục quản xứ dâng lễ chỉ cho giáo dân trong giáo xứ (GL 534).

GL 534, 1: "Sau khi đã nhận giáo xứ, quản xứ có nghĩa vụ phải chỉ thánh lễ cho giáo dân được giao phó cho mình vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận: ai bị ngăn trở chính đáng không cử hành được, thì phải nhờ người khác chỉ lễ trong chính các ngày ấy, hay chính mình chỉ lễ vào những ngày khác".

GL 534, 2: "Quản xứ phải coi nhiều giáo xứ, thì vào những ngày nói ở tiết 1, chỉ buộc phải chỉ một lễ cho tất cả giáo dân được giao phó cho mình".

GL 534, 3: "Quản xứ không làm đủ bổn phận nói ở tiết 1 và tiết 2, thì đã bỏ bao nhiêu lễ, phải lo chỉ cho đủ bấy nhiêu lễ sớm hết sức".

III. THÁNH LỄ CỬ HÀNH CHIỀU HÔM TRƯỚC NGÀY LỄ BUỘC VÀ CHIỀU THỨ BẨY.
Thánh Bộ Phụng Tự có ra quy định về Phụng vụ cử hành chiều hôm trước ngày lễ buộc (SCCD, 10-1984, Not. 1984, tr 603-605). Trong phần nói về việc cử hành thánh lễ, có viết như sau:

"Xét quy định chung của GL 1248,1 về việc có thể giữ luật buộc "ngay từ ngày hôm trước", thì luôn luôn dành ưu tiên cho thánh lễ phải giữ theo luật buộc mà không phải quan tâm gì đến bậc phụng vụ của hai lễ cử hành trùng nhau".

Sau đó, Bộ ra một số giải đáp và kết luận vẫn phải làm lễ Chúa Nhật vào chiều ngày thứ bẩy, khi gặp lễ trọng hay lễ kính trùng hợp.

Các Ordo cũ của nhà sách Vatican và của Nhà Xuất Bản Phụng vụ vẫn được soạn thảo theo quy định đó: "Thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc sẽ được sắp xếp với mọi yếu tố phải có (diễn giảng, lời nguyện tín hữu), hay nên có (dân chúng tham dự tích cực hơn bằng lời ca, tiếng hát, v.v...) trong thánh lễ của ngày lễ. Còn chính bản văn thánh lễ thì theo hẳn quy định về thứ tự ưu tiên của Thánh Bộ Phụng Tự..."

Vì vậy, trong thực tế, nếu lễ chiều thứ bẩy có giáo dân tham dự, thì sẽ cử hành lễ Chúa Nhật (tức là thánh lễ Chúa Nhật hay thánh lễ trùng vào Chúa Nhật năm đó). Ðể những lễ trọng trùng với Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh khỏi bị mất thánh lễ vào chiều thứ bẩy (vì phải cử hành lễ Chúa Nhật), nên ngày 22-04-1990, Thánh Bộ Phụng Tự đã sửa đổi số AC 5 và cho chuyển các lễ bị ngăn trở đó sang ngày thứ hai sau, thay vì đưa lên ngày thứ bẩy trước, như AC cũ quy định.

Trong các Ordo nói trên, cũng thấy có những quy định về các lễ buộc trùng với ngày thứ bẩy. Lịch này cũng dựa theo đó mà soạn, thí dụ lễ Ðức Mẹ lên Trời ngày 15-08-1992.

IV. Lễ trong tuần trong Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay Và Mùa Phục Sinh.
Trong các ngày có lễ nhớ tùy ý thì:

Các ngày trong tuần Mùa Vọng từ 17 đến 24-12;

Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh;

Các ngày trong tuần Mùa Chay từ thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh,

thì làm lễ theo ngày trong tuần, còn lễ nhớ ghi trong lịch chung thì có thể lấy lời nguyện nhập lễ thay lời nguyện nhập lễ của ngày trong tuần.

Các ngày trong tuần Mùa Vọng trước ngày 17-12;

Các ngày trong tuần Mùa Giáng Sinh từ ngày 02-01;

Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh;

thì có thể chọn lễ theo ngày trong tuần hoặc lễ vị Thánh được nhớ, hay vị Thánh có ghi trong danh mục các Thánh hôm đó.
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 809
Join date : 08/02/2009
Age : 38
Đến từ : Ca Đoàn

Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ   Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ EmptySun Mar 22, 2009 3:19 pm

V. Về việc cử hành Lễ Hôn Phối.
Khi cử hành lễ hôn phối trong thánh lễ, thì chỉ được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong một số ngày trong năm mà thôi.

Dựa theo CE và OCM mới (1990) các số 34, 54 và 56 (OCM cũ số 11), có liệt kê chi tiết như sau:

1. Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong những ngày sau đây:

Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.

Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.

Lễ Tro và các ngày khác trong Tuần Thánh.

Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).

Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày đó, phải cử hành thánh lễ theo ngày Phụng vụ và đọc các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Không được đọc một bài nào về Hôn Phối như sẽ nói ở mục B dưới đây. Vẫn đọc lời chúc hôn trong thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

2. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối; nếu cử hành Hôn Phối trong thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ Hôn Phối.

VI. VỀ VIỆC KÍNH TRỌNG THỂ.
Trong Niên Lịch Rôma hay Niên Lịch Phụng Vụ, số 58 dành một năng quyền đặc biệt về việc kính trọng thể như sau: "Vì lợi ích mục vụ cho tín hữu, trong các ngày Chúa Nhật Thường Niên, được cử hành lễ gặp trong tuần mà tín hữu có lòng tôn sùng, mộ mến cách riêng, miễn là những lễ ấy trong bảng ưu tiên được xếp trên chính Chúa Nhật. Có thể cử hành trong mọi thánh lễ có giáo dân tham dự".

Theo bảng ưu tiên ở AC 59, thì các lễ được xếp hạng như sau:

Các lễ trọng về Chúa.

Các lễ trọng về Ðức Mẹ và các Thánh trong lịch chung.

Lễ cầu hồn cho các tín hữu đã qua đời.

Các lễ trọng riêng như lễ kính tước hiệu nhà thờ, lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường.

Các lễ kính về Chúa trong lịch chung.

Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên.

Như vậy, vào những ngày Chúa Nhật Mùa Thường Niên và cả Mùa Giáng Sinh nữa, được cử hành thánh lễ quen gọi là "kính trọng thể" đương nhiên theo luật (ipso jure), về những lễ liệt kê ở hạng 3, 4, 5 trên đây, thí dụ:

Các lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ðức Mẹ lên trời (15-Cool.

Các Thánh Nam Nữ (1-11); Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Ðồ (29-6); Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24-6); Tước hiệu nhà thờ, Kỷ niệm cung hiến thánh đường...

Các lễ kính về Chúa trong lịch chung: Chúa hiển dung (= tức Lễ Chúa biến hình 6.Cool; Suy tôn Thánh Giá (14-9); Cung hiến đền thờ Latêranô (9-11). Ðương nhiên theo luật (ipso jure) ban ở AC này, không cần phép gì khác nhưng vẫn giữ mức độ cần thiết.

VII. BẢNG CHỈ DẪN VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ CÓ NGHI THỨC RIÊNG, THÁNH LỄ TÙøY NHU CẦU VÀ THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ÐÃ QUA ÐỜI.
Mẫu tự viết tắt:

M1 (Missa) Thánh lễ có nghi thức riêng (IM 330).

Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do lệnh hay phép của Ðấng thường quyền sở tại (IM 332).

M2 Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế (IM 333).

M3 Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (329 bc).

R1 (Requiem) Thánh lễ An táng (IM 336).

R2 Thánh lễ Cầu hồn sau khi được tin người chết hoặc trong ngày Giỗ đầu (IM 337).

R3 Thánh lễ cầu hồn hàng ngày (IM 337).

Ðể áp dụng:

1. Các lễ trọng buộc.

2. Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

3. Tam Nhật Vượt Qua.

CẤM tất cả các lễ trên

4. Các lễ trọng không buộc. Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.

5. Thứ Tư Lễ Tro. Thứ Hai - Thứ Năm Tuần Thánh.

6. Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

CHỈ ÐƯỠC CỬ HÀNH lễ An táng R1

7. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên.

8. Các lễ kính.

CHỈ ÐƯỠC CỬ HÀNH LỄ M1 R1

9. Các ngày từ 17 tới 24 - 12.

10. Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

11. Các ngày thường trong Mùa Chay.

CHỈ ÐƯỠC CỬ HÀNH LỄ M1 R1 R2

12. Các lễ nhớ buộc.

13. Các ngày thường từ đầu Mùa Vọng cho đến hết ngày 16. 12.

14. Các ngày thường Mùa Giáng Sinh, từ ngày 02.01.

15. Các ngày thường Mùa Phục Sinh, sau Tuần Bát Nhật.

CHỈ ÐƯỠC CỬ HÀNH LỄ M1 M2 R1 R2

16. Các ngày thường Mùa Thường Niên.

ÐƯỠC CỬ HÀNH LỄ M1 M2 M3 R1 R2 R3

========================

VIII. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Quy Chế và Quy luật:

AC Normae de Anno liturgico et Calendario
Những quy luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch (Xem Sách Lễ Roma).

CE Caeremoniale Episcoporum.
Sách Nghi Thức Giám Mục.

IM Institutio generalis Missalis romani.
Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma.

OCM Ordo Celebrandi Matrimonii.
Nghi thức hôn phối (ấn bản mẫu thứ hai 1990).

OLM Ordo Lectionum Missae.
để soạn các sách Bài Ðọc (ấn bản mẫu thứ hai 1981).

2. Những chữ viết tắt trong Lịch Phụng Vụ:

Lm = Linh Mục
Gm = Giám Mục
Gh = Giáo Hoàng
Tđ = Tử Ðạo
Ðt = Ðồng trinh
Ðttđ= Ðồng trinh tử đạo
Tsht= Tiến sĩ hội thánh
Lmtđ=Linh mục tử đạo
Gmtđ=Giám mục tử đạo
Ghtđ =Giáo hoàng tử đạo
Lmtsht = Linh mục tiến sĩ hội thánh
Gmtsht = Giám mục tiến sĩ hội thánh
Ghtsht = Giáo hoàng tiến sĩ hội thánh

3. Mầu áo lễ trong năm Phụng vụ:

Ð : đỏ;
Tr : Trắng;
Tm : Tím;
X : Xanh
Về Đầu Trang Go down
https://casidienvien.forumvi.com
 
Tìm hiểu Phụng Vụ Thánh Lễ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HIỂU BIẾT ÐỂ PHÁT TRIỂN THÁNH NHẠC
» THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ
» Thánh Nhạc hỗ trợ cho Phụng Vụ và phục vụ Dân Thiên Chúa
» NHỮNG HÀNH TRANG TRÊN ÐƯỜNG PHỤNG VỤ THÁNH NHẠC
» VI. NGÔN NGỮ PHẢI DÙNG TRONG CÁC NGHI LỄ PHỤNG VỤ CÓ CA HÁT, VÀ VIỆC BẢO TỒN DANH MỤC THÁNH NHẠC :

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌM HIỂU ÂM NHẠC TRONG PHỤNG VỤ :: Thánh ca – Thánh nhạc :: Tìm Hiểu Chung Về Thánh Nhạc-
Chuyển đến